Dư nợ vàcơ cấu tín dụng của Ngân hàng

Một phần của tài liệu thực trạng và một số giải pháp cải thiện công tác quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng công thƣơng việt nam vietinbank chi nhánh hoàng mai (Trang 39 - 41)

Bảng 0.2. Bảng số liệu phản ánh tình hình cho vay của chi nhánh theo các chỉ tiêu (năm 2011-2013) Đơn vị: tỷ đồng Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chỉ tiêu Tỷ Tỷ Tỷ Số tiền Số tiền Số tiền trọng trọng trọng Tổng Dƣ nợ 1438,8 100% 2252,4 100% 2900 100% tín dụng cuối kỳ

Cơ cấu cho vay theo đối tượng KH Dư nợ cho vay DN

1312,8 91,2% 1995,6

88,6% 2580 89%

Dư nợ cho vay cá nhân 126

256,8 11,4% 320 11%

Cơ cấu tín dụng theo kỳ hạn Dư nợ trung dài hạn

631,2 43,9% 758,4 33,7% 1280 44,1% Dư nợ ngắn hạn 807,6 56,1% 1494 66,3% 1620 55,9%

(Nguồn: Phòng tổng hợp Chi nhánh VietinBank - Hoàng Mai ) Qua bảng số liệu ta thấy:

Về cơ cấu cho vay theo đối tượng KH:

Trong giai đoạn 2011-2013, thực hiện định hướng phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Hà Nội và sự chỉ đạo của NHCT Việt Nam, VietinBank Hoàng mai đã chủ động mở rộng cho vay, tìm kiếm dự án, tìm kiếm KH để tăng doanh số hoạt động tín dụng, tích cực trong việc cơ cấu lại tín dụng theo thành phần kinh tế, đẩy mạnh tín dụng xuất khẩu. Chủ động tạo điều kiện cho các đối tượng KH là DN vừa và nhỏ, có hiệu quả kinh doanh thấp do ảnh hưởng của suy giảm kinh tế, dễ dàng tiếp cận vốn, nhằm hỗ trợ DN vượt qua khó khăn, tạo bước phát triển ổn định, bền vững.

Qua bảng số liệu trên ta thấy rằng KH của chi nhánh NHCT Hoàng Mai chủ yếu là KH DN.Chính vì thế dư nợ cho vay DN về số tuyệt đối tăng cao,trong năm 2011 là 1312,8 tỷ đồng (chiến 91,2%) thì đến năm 2012 là 1995,6 tỷ đồng (chiến 88,6%) và đến năm 2013 là 2580 tỷ (chiếm 89%). Một trong những nguyên nhân làm cho vay đối 33

với thành phần kinh tế DN không những tăng lên về số lượng là trong những năm gần đây có lẽ là do tính chủ động trong kinh doanh của thành phần kinh tế này đã được nâng cao. Các DN nhà nước càng ngày càng hòa nhập với nền kinh tế thị trường. Hơn nữa, với tình hình kinh tế ngày một phát triển, yêu cầu đổi mới về công nghệ đang đòi hỏi hết sức cấp bách bởi tính cạnh tranh gay gắt. DN nhà nước đóng vai trò chủ đạo trong thời kì công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, không ngừng hội nhập với nền kinh tế khu vực thế giới. Trong bối cảnh đó, chi nhánh NHCT Hoàng Mai cần đề cao việc cho vay đầu tư mua sắm thiết bị công nghệ mới, mặc dù nó như là một con dao hai lưỡi, tiềm ẩn rất nhiều rủi ro.

Ngoài ra đối với cho vay dư nợ cá nhân cũng tăng cao, chi nhánh NHCT Hoàng Mai chủ yếu cho vay theo hình thức tín dụng chấp hành bảo lãnh không có tài sản đảm bảo. Do vậy hoạt động kinh doanh của thành phần kinh tế này nếu không có hiệu quả, không có khả năng trả nợ cho NH thì có thể khẳng định rằng khả năng mất vốn đối với NH là khá cao. Hơn nữa theo thống kê thì NHCT Hoàng Mai cho vay đối với DN nhà

nước chủ yếu là cho vay trung và dài hạn và tập trung vào một số công ty lớn. Sự tập trung vốn không hợp lý này đã làm cho hoạt động tín dụng của NHCT chi nhánh Hoàng Mai phụ thuộc khá lớn vào những đơn vị sản xuất kinh doanh trên. Và khi họ gặp khó khăn về tài chính không trả được nợ cho NH thì nguồn vốn tín dụng của NH sẽ giảm sút, làm giảm khả năng thanh khoản của NH và tác động tiêu cực tới kế hoạch huy động và cho vay mới của NHCT Hoàng Mai.

Từ những nhận xét trên cho thấy sự ưu ái hơn với đối tượng KH DN. Tuy nhiên, xét về tỷ trọng thì tỷ trọng cho vay DN giảm, là do NH ngày càng trở nên thận trọng hơn để tránh RRTD không mong muốn trong thời kỳ kinh tế khó khăn. Dư nợ cho vay DN tăng nhưng tốc độ tăng không bằng độ tăng của cho vay cá nhân nên tỷ trọng bị giảm. Tuy nhiên tính về giá trị tuyệt đối cho vay tín dụng DN lại tăng nhiều hơn so với cho vay cá nhân. Có thể nói ngoài cho vay DN là chủ yếu thì NH đang chú trọng đến lĩnh vực bán lẻ hơn nhằm giảm thiểu rủi ro hơn.

Về cơ cấu tín dụng theo kỳ hạn:

Trong năm 2011-2012 do khủng hoảng nền kinh tế, nền kinh tế Việt Nam có dấu hiệu đang chạm đáy nên các NH hạn chế cho vay dài hạn hơn để giảm thiểu rủi ro, đồng thới các khoản cho vay dài hạn lớn đến hạn dẫn đến cho vay dài hạn giảm. Trong nền kinh tế thị trường, NH có thể cho KH vay ngắn hạn nhằm bổ sung vốn lưu động tạm thời thiếu hụt cho KH hoặc cho vay tiêu dùng. Khi nói đến hoạt động tín dụng của NH thì tín dụng ngắn hạn luôn được NH coi hàng đầu, bên cạnh việc hỗ trợ vốn cho các thành phần kinh tế phát triển, đây còn là yếu tố quan trọng tạo ra lợi nhuận cho NH. Bơi vậy dư nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao, luôn chiếm trên 55% tổng dư nợ tín dụng cuối kỳ từ 2011 đến 2013.

34

Dư nợ trung dài hạn về số tuyệt đối cũng tăng tương đối khi năm 2011 là 631,2

tỷ đồng, năm 2012 là 758 tỷ đồng thì năm 2013 đã là 1280 tỷ đồng. Nguyên nhân là do NHCT chi nhánh Hoàng Mai cho vay nhằm đáp ứng vốn đầu tư cho dự án mới, dự án mở rộng sản xuất, dự án ứng dụng khoa học, công nghệ và mua sắm các tài sản cố định phù hợp với sự phát triển chung của cả khu vực và trong nước.

Việc cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao là do mục đích vay vốn của KH, KH vay nhằm hỗ trợ hoạt động SXKD hoặc thực hiện DASX mới trong ngắn hạn. Hơn nữa, việc cho vay ngắn hạn giúp NH tránh được nhiều RRTD, có tính thanh khoản cao hơn và dễ dàng kiểm soát khoản vay cũng như định giá tài sản bảo đảm. Điều đó sẽ giúp giảm tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh. Việc cho vay dài hạn, thường có tỷ lệ rủi ro cao hơn cho vay ngắn hạn, nên các NH thường phải tốn nhiều chi phí thẩm định cũng như là chi phí trích lập DPRR.

Một phần của tài liệu thực trạng và một số giải pháp cải thiện công tác quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng công thƣơng việt nam vietinbank chi nhánh hoàng mai (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(83 trang)
w