3.2.YÊU CẦU VÀ NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƢ PHÁT TRIỂN GDĐHCĐ CÔNG

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả huy động và sử dụng vốn đầu tư phát triển các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng công lập trên địa bàn tỉnh Hải Dương trong điều kiện xhh giáo dục và hội nhập quốc tế (Trang 142 - 145)

- Về nguồn vốn đầu tư phát triển

3.2.YÊU CẦU VÀ NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƢ PHÁT TRIỂN GDĐHCĐ CÔNG

HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƢ PHÁT TRIỂN GDĐHCĐ CÔNG LẬP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƢƠNG TRONG ĐIỀU KIỆN XHH GIÁO DỤC

VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ

- Đảm bảo sự phù hợp với chiến lƣợc phát triển giáo dục Việt Nam, mục tiêu chiến lƣợc phát triển giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2011-2020 đã đặt ra là: ”Hoàn thiện cơ cấu hệ thống giáo dục nghề nghiệp và đại học; điều chỉnh cơ cấu ngành nghề và trình độ đào tạo, nâng cao chất lƣợng đào tạo,

ngƣời có năng lực sáng tạo, tƣ duy độc lập, trách nhiệm công dân, đạo đức và kỹ năng nghề nghiệp, năng lực ngoại ngữ, kỷ luật lao động, tác phong công nghiệp, năng lực tự tạo việc làm và khả năng thích ứng với những biến động của thị trƣờng lao động và một bộ phận có khả năng cạnh tranh trong khu vực và thế giới”. Đến năm 2020, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp có đủ khả năng tiếp nhận 30% số học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở; tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề nghiệp và đại học đạt khoảng 70%; tỷ lệ sinh viên tất cả các hệ đào tạo trên một vạn dân vào khoảng 350- 400”, [8, tr9], Để đạt đƣợc mục tiêu chiến lƣợc phát triển Giáo dục Việt Nam giai đoạn 2010-2020 đã đề ra 8 giải pháp, trong đó các giải pháp 1 là giải pháp đột phá và giải pháp 2 là giải pháp then chốt, trong đó nhấn mạnh: “Tiếp tục đào tạo, đào tạo lại, bồi dƣỡng đội ngũ nhà giáo để đến năm 2020 …60% giảng viên cao đẳng và 100% giảng viên đại học đạt trình độ thạc sỹ trở lên; 100% giảng viên đại học và cao đẳng sử dụng thành thạo một ngoại ngữ. Thực hiện đề án đào tạo giảng viên có trình độ tiến sĩ cho các trƣờng đại học, cao đẳng với phƣơng án kết hợp đào tạo trong và ngoài nƣớc để đến năm 2020 có 25% giảng viên đại học và 8% giảng viên cao đẳng là tiến sỹ”, “Gắn kết chặt chẽ đào tạo với nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và sản xuất; thành lập các doanh nghiệp khoa học công nghệ trong các cơ sở đào tạo. Nâng cao năng lực của các cơ sở nghiên cứu khoa học, trong đó ƣu tiên đầu tƣ cho các cơ sở nghiên cứu khoa học mũi nhọn, phòng thí nghiệm trọng điểm trong các trƣờng đại học” [8, tr13];

- Phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế trong giáo dục đại học, cao đẳng. Quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng về giáo dục đang diễn ra ở quy mô toàn cầu tạo cơ hội thuận lợi để Giáo dục đại học, cao đẳng Việt Nam tiếp cận với các xu thế mới, tri thức mới, những mô hình giáo dục hiện đại, tranh thủ các nguồn lực bên ngoài, tạo thời cơ để phát triển giáo dục đại học, cao đẳng.

Nhận thức nhân tố này, đòi hỏi Nhà nƣớc cũng nhƣ Bộ Giáo dục và Đào tạo, các trƣờng đại học và cao đẳng công lập phải có chiến lƣợc cụ thể để tận dụng cơ hội do hội nhập kinh tế quốc tế nhƣ thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài vào phát triển các các trƣờng đại học và cao đẳng mà trong nƣớc chƣa có khả năng đầu tƣ và chƣa đủ trình độ để phát triển. Đồng thời phải xây dựng chiến lƣợc phát triển những ngành,

chuyên ngành đào tạo theo hƣớng liên kết với các trƣờng đại học, cao đẳng ở các

nƣớc có nền giáo dục phát triển trên thế giới và phải có kế hoạch đầu tƣ đồng bộ cho các trƣờng có khả năng hợp tác quốc tế trong đào tạo.

Thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài không chỉ quan tâm đến các chính sách ƣu đãi đầu tƣ, mà còn phải xem xét, đánh giá tác động của các dự án đầu tƣ cho phát triển các trƣờng đại học, cao đẳng đó đối với phát triển kinh tế, xã hội..

- Đảm bảo tính khả thi, tức là phù hợp với thực trạng và trình độ quản lý của Giáo dục đại học, cao đẳng Việt nam;

- Đảm bảo nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả.

Một trong những vấn đề cốt lõi của nguyên tắc là: chi phí ít nhất nhƣng vẫn đạt hiệu quả cao nhất. Đó chính là mục tiêu của quản lý tài chính. Nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả chỉ đƣợc tôn trọng khi trong quá trình sử dụng nguồn vốn đầu tƣ phát triển phải thực hiện đồng bộ các nội dung sau đây: Ngoài các định mức tiêu chuẩn chi tiêu do Nhà nƣớc ban hành, các đơn vị cần phải xây dựng đƣợc các định mức chi phù hợp với từng đối tƣợng hay tính chất công việc, đồng thời phải có tính thực tiễn cao. Có nhƣ vậy định mức chi mới trở thành căn cứ phục vụ cho quá trình phân tích hiệu quả.

Các đơn vị cần phải lựa chọn thứ tự ƣu tiên các loại hoạt động hoặc theo các nhóm mục chi sao cho với tổng số chi có hạn nhƣng khối lƣợng công việc vẫn hoàn thành và đạt chất lƣợng cao. Để đạt đƣợc điều này, đòi hỏi các đơn vị đào tạo cần phải có đƣợc các phƣơng án phân phối và sử dụng kinh phí khác nhau. Trên cơ sở đó, lựa chọn phƣơng án tối ƣu nhất cho cả quá trình lập dự toán, phân bổ và sử dụng kinh phí.

Tiết kiệm và hiệu quả là hai mặt của nguyên tắc này, chúng có mối quan hệ mật thiết với nhau. Vì vậy, khi xem xét vấn đề tiết kiệm các khoản chi cần phải đặt trong sự ràng buộc của tính hiệu quả và ngƣợc lại. Khi đánh giá hiệu quả các khoản chi phải có quan điểm toàn diện, phải xem xét mức độ ảnh hƣởng của mỗi khoản chi tới các mối quan hệ về kinh tế, chính trị, xã hội khác và phải tính đến thời gian phát huy tác dụng của nó. Vì vậy, khi nói đến hiệu quả chi từ các nguồn kinh phí,

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả huy động và sử dụng vốn đầu tư phát triển các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng công lập trên địa bàn tỉnh Hải Dương trong điều kiện xhh giáo dục và hội nhập quốc tế (Trang 142 - 145)