Cơ chế chính sách huy động vốn đầu tư phát triển GDĐHCĐ công lập

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả huy động và sử dụng vốn đầu tư phát triển các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng công lập trên địa bàn tỉnh Hải Dương trong điều kiện xhh giáo dục và hội nhập quốc tế (Trang 77 - 80)

b/ Nguồn vốn xã hội hoá

2.2.1. Cơ chế chính sách huy động vốn đầu tư phát triển GDĐHCĐ công lập

Với mục đích trao quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm cho đơn vị sự nghiệp, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006. Theo đó các đơn vị sự nghiệp công lập đƣợc quyền tự chủ, chủ động hơn từ vịệc sắp xếp nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và quản lý tài chính trong hoạt động của mình. Nghị định 43 ra đời xem nhƣ một bƣớc khai thông, mở rộng việc giao quyền tự chủ cho các đơn vị sự nghiệp. Sau đó, ngày 9/8/2006 Bộ Tài chính đã ban hành Thông tƣ số 71/2006/TT-

Có thể nói Nghị định 43/2006 đã mở rộng quyền tự chủ cho các đơn vị sự nghiệp công lập nói chung và các đơn vị sự nghiệp thuộc lĩnh vực giáo dục đào tạo nói riêng, thực hiện chủ trƣơng xã hội hoá giáo dục,vừa giảm bớt gánh nặng ngân sách để đầu tƣ cho các lĩnh vực khác vừa tạo điều kiện cho các trƣờng nâng cao chất lƣợng giáo dục đào tạo và đời sống của cán bộ, giảng viên, nhân viên.

Triển khai thực hiện Nghị định 43/2006 các trƣờng ĐHCĐ công lập trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng, căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ do các cơ quan chủ quản giao

(Đại học Hải Dương, Cao đẳng nghề Hải Dương và Cao đẳng Hải Dương trực thuộc UBND tỉnh Hải Dương; Đại học Kỹ thuật Y tế HD và Cao đẳng Dược Trung ương HD trực thuộc Bộ Y tế; Đại học Sao Đỏ, Cao đẳng Kỹ thuật - Khách sạn và Du lịch và Cao đẳng nghề TM&CN trực thuộc Bộ Công thương; Cao đẳng nghề LICOGI trực thuộc Bộ Xây dựng), đã lập phƣơng án tự chủ, tự chịu trách về tài chính.

Căn cứ quy định chung về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm, các cơ quan chủ quản các trƣờng đại học, cao đẳng công lập quyết định giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính cho các trƣờng trực thuộc, trong đó xác định các trƣờng giáo dục đào tạo là đơn vị có nguồn thu sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động và mức kinh phí ngân sách cấp bảo đảm hoạt động thƣờng xuyên của đơn vị.

Vào tháng 7 hàng năm các cơ quan chủ quản của các trƣờng trực thuộc có văn bản gửi các trƣờng lập dự toán thu tại các trƣờng và gửi dự toán ngân sách năm kế hoạch về cơ quan Tài chính của các cơ quan chủ quản (Vụ tài chính của các bộ, Sở tài chính của tỉnh) trên cơ sở đánh giá kết quả thu năm trƣớc, tính đúng, tính đủ các khoản thu theo quy định hiện hành, mang tính khả thi và sát thực tế; các khoản thu từ nguồn thu phí, lệ phí đƣợc để lại trƣờng theo chế độ quy định.

). ,

NSNN :

Đối với các đơn vị sự nghiệp khối giáo dục đào tạo, phần kinh phí chi thƣờng xuyên cấp cho các trƣờng để thực hiện chức năng nhiệm vụ đào tạo ĐHCĐ, hỗ trợ lƣơng. Đối với nguồn kinh phí nhà nƣớc cấp chi thƣờng xuyên, các trƣờng đƣợc chủ động chi tiêu, cuối năm không sử dụng hết đƣợc phép chuyển sang năm sau, nguồn này

Còn phần kinh phí chi không thƣởng xuyên để thực hiện các nhiệm vụ: chi sự nghiệp khoa học và công nghệ, chi thực hiện tinh giản biên chế, chi đầu tƣ XDCB, mua sắm thiết bị, bồi dƣỡng cán bộ, GV; xây dựng thẩm định khung chƣơng trình đào tạo; đào tạo sau đại học; kinh phí ngoài thƣờng xuyên các trƣờng, hỗ trợ học sinh dân tộc miền núi, hỗ trợ các trƣờng mới nâng cấp. Nguồn kinh phí này các trƣờng không đƣợc phép chuyển sang năm sau nếu cuối năm không chi hết sẽ phải nộp trả NSNN.

Trong trƣờng hợp muốn xin chuyển năm sau sử dụng phải có văn bản thẩm định của Bộ Tài chính.

Nguồn kinh phí thứ ba là nguồn kinh phí cấp cho các chƣơng trình mục tiêu quốc gia về giáo dục đào tạo gồm: Dự án đổi mới chƣơng trình giáo dục, sách giáo khoa và tài liệu giảng dạy; dự án tăng cƣờng cơ sở vật chất trƣờng học.

Thực tế cho thấy hiện nay nguồn NSNN luôn đóng vai trò chủ đạo trong việc đảm bảo kinh phí cho hoạt động của các trƣờng, từ bảo đảm hoạt động thƣờng xuyên, thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, đến việc đảm bảo chế độ, chính sách cho học sinh, sinh viên thuộc đối tƣợng ƣu đãi của nhà nƣớc. Vì vậy nguồn kinh phí NSNN cấp càng có ý nghĩa quan trọng đối với các trƣờng công lập trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng. Cho đến thời điểm hiện nay các trƣờng ĐHCĐ công lập trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng, đã đƣợc giao tự chủ tài chính theo Nghi định 43, đƣợc phân loại là đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động, chƣa có đơn vị nào tự bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động.

Việc thu và sử dụng học phí tại các trƣờng ĐHCĐ năm học 2009-2010 các trƣờng thực hiện thu học phí hệ chính quy theo Quyết định số 1310/QĐ-TTg ngày 21/8/2009 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc điều chỉnh khung học phí đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp và GDĐH công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. Từ năm học 2010-2011 đến năm học 2014-2015 việc miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân đƣợc thực hiện theo Nghị định 49/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Thủ tƣớng chính phủ. Trƣờng hợp nếu trong năm học Chính phủ sửa đổi, điều chỉnh khung học phí thì mức thu sẽ thay đổi theo khung học phí hiện hành. Ngoài ra cũng căn cứ tình hình thực tế trong quá trình đào tạo và cân đối mức thu học phí theo từng ngành nghề và hệ đào tạo, dựa trên khung học phí hiện hành của Nhà nƣớc,

từng năm học, khóa học cho phù hợp.

Các trƣờng cũng đã thực hiện đầy đủ chế độ miễn giảm cho các đối tƣợng chính sách xã hội theo quy định của Nhà nƣớc, đƣợc thể hiện công khai trong quy chế chi tiêu nội bộ hàng năm.

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả huy động và sử dụng vốn đầu tư phát triển các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng công lập trên địa bàn tỉnh Hải Dương trong điều kiện xhh giáo dục và hội nhập quốc tế (Trang 77 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(193 trang)