Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn đầu tư phát triển

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả huy động và sử dụng vốn đầu tư phát triển các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng công lập trên địa bàn tỉnh Hải Dương trong điều kiện xhh giáo dục và hội nhập quốc tế (Trang 152 - 158)

- Về nguồn vốn đầu tư phát triển

3.3.2.Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn đầu tư phát triển

3.3.2.1. Đổi mới cơ cấu huy động vốn đầu tư phát triển các trường ĐHCĐ công lập

Trong những năm qua huy động vốn cho đầu tƣ phát triển các trƣờng ĐHCĐ công lập trên phạm vi cả nƣớc nói chung và tỉnh Hải Dƣơng nói riêng chủ yếu từ ngân sách nhà nƣớc và nguồn thu học phí, còn các nguồn thu từ hoạt động xã hội hóa chiểm tỷ lệ không đáng kể. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả huy động vốn cho đầu tƣ phát triển, các trƣờng đại học và cao đẳng trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng cần đổi mới cơ cấu huy động vốn theo hƣớng sau:

- Đối với nguồn ngân sách nhà nƣớc:

Với định hƣớng phát triển giáo dục và đào tạo nói chung và GDĐHCĐ nói riêng của Đảng và Nhà nƣớc trong giai đoạn hiện nay là thực hiện “Xã hội hóa”, đa dạng hóa mục tiêu chƣơng trình và trƣờng lớp, đa phƣơng hóa các hình thức huy động vốn trong điều kiện nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trƣờng có sự quản lý của Nhà nƣớc. Đó là tiền đề khẳng định nguồn vốn đầu tƣ cho GDĐHCĐ ở nƣớc ta không chỉ có từ NSNN mà là đa nguồn. Trong đó nguồn NSNN đầu tƣ chiếm tỷ lệ trọng yếu và giữ vai trò quan trọng trong các nguồn vốn đầu tƣ phát triển GDĐHCĐ công lập, bởi lẽ “giáo dục - đào tạo là quốc sách hàng đầu”, “đầu tư cho giáo dục - đào tạo được coi là đầu tư phát triển…” Để tăng cƣờng huy động nguồn tài chính này, các trƣờng cần có chiến lƣợc và quy hoạch

vào những trƣờng không có khả năng phát triển trong dài hạn. Chiến lƣợc và quy hoạch phát triển các trƣờng phải đƣợc cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền phê duyệt mới có cơ sở xây dựng kế hoạch đầu tƣ từ nguồn ngân sách nhà nƣớc. Vì vậy, các trƣờng cần khẩn trƣơng xây dựng và hoàn thiện chiến lƣợc và quy hoạch phát triển phù hợp với thực tiễn phát triển của ngành giáo dục và đào tạo nói chung và tỉnh Hải Dƣơng nói riêng. Cho đến nay tất cả các trƣờng đều có chiến lƣợc và quy hoạch phát triển, song nhìn chung chiến lƣợc và quy hoạch đó vẫn chƣa sát với thực tiễn, nhiều định hƣớng và chỉ tiêu còn mang tính viển vông.

Trong chiến lƣợc và quy hoạch phát triển trƣờng cần xác định hƣớng ƣu tiên đầu tƣ cho phát triển trƣờng theo hƣớng xã hội hóa và hội nhập quốc tế, nhất là đầu tƣ hiện đại hóa hệ thống trang thiết bị phục vụ giảng dạy và học tập của sinh viên, nhƣ hệ thống các cơ sở thực hành (xƣởng trƣờng, vƣờn trƣờng...), đầu tƣ đào tạo đội ngũ cán bộ giảng viên đủ tiêu chuẩn đáp ứng yêu cầu giảng dạy và nghiên cứu khoa học phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và sẵn sàng liên kết, hợp tác với các trƣờng đại học và cao đẳng nƣớc ngoài. Ngoài việc tập trung cho công tác xây dựng và hoàn thiện chiến lƣợc và quy hoạch, các trƣờng cần quan tâm xây dựng các định mức kinh phí đầu tƣ theo từng lĩnh vực đầu tƣ cho phát triển trƣờng để tránh lãng phí, thất thoát vốn đầu tƣ từ nguồn ngân sách nhà nƣớc.

Đối với cơ quan chủ quản (UBND tỉnh, các bộ chủ quản các trƣờng ĐHCĐ) cần thực hiện nghiêm túc ngay từ khâu cấp phép đầu tƣ, thẩm định và duyệt dự án đầu tƣ, kiểm tra trong quá trình xây dựng các công trình.

Trong những năm tới nhà nƣớc cần ƣu tiên đầu tƣ cho các trƣờng ĐHCĐ công lập trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng, thông qua các nguồn vốn không thƣờng xuyên và chƣơng trình mục tiêu quốc gia.

Thực tế hiện nay các trƣờng ĐHCĐ công lập trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng nhận đƣợc sự đầu tƣ từ NSNN và từ các nguồn vốn này rất thấp. Nguồn vốn không thƣờng xuyên năm 2011 chiếm tỷ lệ 16,8% tổng NSNN cấp, năm2012 là 22,65% tổng NSNN cấp, năm 2013 là 21,82% tổng NSNN cấp và nguồn vốn chƣơng trình mục tiêu quốc gia năm 2011 là chiếm tỷ lệ là 24,47% tổng NSNN cấp, năm 2012 chiếm tỷ lệ là 7,07% tổng NSNN cấp, năm 2013 chiếm tỷ lệ là

Thực hiện xã hội hóa giáo dục sẽ thúc đẩy việc huy động và khơi dậy nguồn vốn khổng lồ của tất cả các thành phần kinh tế, tổ chức, cá nhân trong xã hội đầu tƣ cho phát triển các trƣờng ĐHCĐ công lập trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng. Nguồn vốn này thực tế lớn gấp nhiều lần so với nguồn tài chính từ NSNN và thƣờng đƣợc các chủ đầu tƣ cân nhắc rất kỹ nhằm đảm bảo việc sử dụng có hiệu quả nhất. Tuy nhiên, nguồn vốn này thƣờng rất phân tán, hơn nữa trong điều kiện nƣớc ta nói chung và tỉnh Hải Dƣơng nói riêng hiện nay chƣa có cơ chế và chính sách để huy động các thành phần kinh tế cũng nhƣ các cá nhân và tổ chức nƣớc ngoài đầu tƣ vào phát triển trƣờng nên rất khó huy động.

Hoạt động giáo dục đào tạo mang tính dịch vụ công cộng nên rất khó có tổ chức, cá nhân nào ngoài các cơ quan chức năng nhà nƣớc đầu tƣ, hoặc nếu có khả năng thực hiện thì hiệu quả kinh tế mang lại cho họ không lớn nên họ không dám đầu tƣ và khi đó chỉ có nguồn NSNN mới có khả năng thực hiện đầu tƣ cho lĩnh vực này. Việc khơi dậy nguồn tài chính do các tổ chức, cá nhân đầu tƣ phát triển các trƣờng ĐHCĐ công lập có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với sự nghiệp phát triển giáo dục đào tạo nói chung và giáo dục ĐHCĐ nói riêng.

Vì vậy, nếu Nhà nƣớc không có chính sách và cơ chế để tạo điều kiện và khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tƣ phát triển các trƣờng ĐHCĐ công lập thì khó có thể huy động đƣợc nguồn đầu tƣ từ xã hội.

Đối với từng trƣờng cần chủ động xây dựng các đề án huy động nguồn đầu tƣ của xã hội cho phát triển trƣờng mình theo hƣớng cộng đồng trách nhiệm và cộng đồng lợi ích.

Có thể mạnh dạn đề nghị Nhà nƣớc cũng nhƣ cơ quan chủ quản trƣờng xây dựng đề án cổ phần hóa một số lĩnh vực hoạt động để thu hút đầu tƣ của các nhà đầu tƣ ngoài trƣờng, kể cả các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài. Đó là những lĩnh vực phục vụ cho hoạt động đào tạo nhƣ xây dựng các cơ sở thực hành hay thực nghiệm khoa học gắn với sản xuất các hoạt động dịch vụ đào tạo, các cơ sở sản xuất kinh doanh của trƣờng.v.v.

Hoặc xây dựng các mô hình “nhà trƣờng - doanh nghiệp” đối với những ngành đào tạo phục vụ các cơ sở sản xuất trên địa bàn với số lƣợng lớn, đòi hỏi

3.3.2.2. Tăng cường hợp tác quốc tế lĩnh vực đầu tư phát triển các trường đại học và cao đẳng

Hàng năm, các cơ quan chức năng của tỉnh Hải Dƣơng và các bộ chủ quản các trƣờng ĐHCĐ nên tổ chức hoặc tích cực tham gia vào các hội nghị các nhà tài trợ cho Việt Nam, nhất là tài trợ cho giáo dục đào tạo để tranh thủ sự ủng hộ của các nƣớc, các tổ chức quốc tế cho phát triển trƣờng trong những năm tới. Các trƣờng ĐHCĐ công lập trên địa bàn tỉnh cần phối hợp và bàn bạc trƣớc với Đại sứ quán và Chính phủ các nƣớc về khả năng tài trợ, mục tiêu, lĩnh vực ƣu tiên tài trợ vốn đối với từng dự án của từng trƣờng trong từng năm. Đồng thời, nghiên cứu kỹ các thế mạnh của từng nhà tài trợ để có đề xuất nội dung và cách tiếp cận phù hợp. Tập trung thu hút vốn đầu tƣ từ các nƣớc và thu hút cả việc viện trợ bằng trang thiết bị, tài liệu phục vụ giảng dạy, học tập thông qua các chƣơng trình viện trợ, hợp tác của Chính phủ các nƣớc cũng nhƣ các trƣờng đại học, cao đẳng các nƣớc và khu vực.

Ngoài ra, để tranh thủ huy động có hiệu quả cao nhất nguồn vốn đầu tƣ nƣớc ngoài các trƣờng cần xây dựng các dự án để gửi cho các nhà tài trợ tham khảo trƣớc. Điều đó giúp cho các nhà tài trợ có cơ sở tính toán, cân đối nguồn kinh phí tài trợ cho phù hợp với khả năng và mục tiêu ƣu tiên của nƣớc họ. Chính phủ và các bộ chủ quản các trƣờng ĐHCĐ nói chung và UBND tỉnh Hải Dƣơng nên tổ chức hội nghị và mời các Đại sứ nƣớc ta tại các nƣớc để giúp đỡ trong vận động, tranh thủ sự viện trợ, tài trợ của các tổ chức, cá nhân các nƣớc này. Các trƣờng cần có đề án huy động các nguồn vốn đầu tƣ của nƣớc ngoài dƣới dạng viện trợ, hợp tác quốc tế trong đào tạo và NCKH thông qua các dự án, tranh thủ sự giúp đỡ, viện trợ không hoàn lại của các cơ sở đào tạo, các tổ chức quốc tế, Việt kiều ở nƣớc ngoài…

Để huy động có hiệu quả các nguồn các nguồn vốn đầu tƣ nƣớc ngoài cần có cơ chế và chính sách khuyến khích các tổ chức kinh tế, xã hội trong nƣớc, các cựu sinh viên thành đạt, các nhà hảo tâm tài trợ cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo nói chung, cho đào tạo đại học nói riêng thông qua các dự án đầu tƣ cho các trƣờng nhằm nâng cao chất lƣợng đào tạo của trƣờng.

3.3.2.3. Huy động nguồn vốn tín dụng

Chúng ta đều biết, muốn duy trì và mở rộng hình thức tín dụng nào đó, điều

viên - một hình thức có ý nghĩa quan trọng, đòi hỏi phải có một cơ chế tạo lập nguồn vốn phù hợp. Hàng năm, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch & Đầu tƣ, Bộ Giáo dục & Đào tạo cùng Ngân hàng Nhà nƣớc tính toán nguồn vốn cần thiết bổ sung nguồn NSNN cho quỹ tín dụng sinh viên để xử lý chênh lệch lãi suất và bù đắp rủi ro của quỹ này. Mặt khác, bên cạnh những quy định của Chỉ thị số 21/2007/CT-TTg ngày 04/9/2007, bảo đảm thực hiện 2 yêu cầu: ổn định và tăng trƣởng của quỹ theo tác giả cần có một số giải pháp nhƣ sau:

Một là, Nhà nƣớc cần ban hành một cách cụ thể và chi tiết nghĩa vụ đóng

góp của các tổ chức, cá nhân sử dụng lao động đã qua đào tạo. Từ đó, tạo điều kiện tăng thêm vốn cho quỹ tín dụng đào tạo;

Hai là, nguồn vốn nhàn rỗi của quỹ đƣợc gửi Kho bạc Nhà nƣớc, phần lãi do

hoạt động này đem lại bổ sung trực tiếp cho quỹ;

Ba là, cho phép Ngân hàng Chính sách xã hội (Ngân hàng quản lý quỹ) mở rộng mối quan hệ hợp tác quốc tế nhằm huy động các nguồn vốn nƣớc ngoài cho quỹ này dƣới dạng viện trợ không hoàn lại, vay với lãi suất ƣu đãi của các chính phủ, các tổ chức quốc tế, các cơ sở đào tạo và Việt kiều ở nƣớc ngoài;

Bốn là, trách nhiệm đóng góp của các ngân hàng thƣơng mại cũng hết sức

quan trọng, trƣớc hết Ngân hàng thƣơng mại cũng có nghĩa vụ đóng góp cho quỹ tín dụng sinh viên nhƣ các tổ chức khác khi sử dụng lao động đã qua đào tạo. Mặt khác, Ngân hàng thƣơng mại là một tổ chức kinh doanh tiền tệ, nơi tập trung nguồn vốn lớn, có thể là một tác nhân hỗ trợ đắc lực cho quỹ tín dụng sinh viên. Song ở đây cũng cần phải thấy rằng, hoạt động của Ngân hàng thƣơng mại “đi vay để cho

vay” thực hiện huy động vốn theo lãi suất thị trƣờng, cho vay ƣu đãi với lãi suất

thấp, vì vậy Nhà nƣớc cần có một cơ chế cấp bù về lãi suất thấp, thỏa đáng với ngân hàng đƣợc chỉ định quản lý quỹ. Có nhƣ vậy, ngân hàng quản lý quỹ mới có thể đáp ứng yêu cầu góp vốn cho quỹ tín dụng sinh viên vừa đáp ứng đƣợc yêu cầu của hạch toán kinh doanh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ngoài ra, để đảm bảo cho ngân hàng quản lý quỹ có đƣợc nguồn vốn ổn định, lâu dài và phù hợp với tính chất, đặc thù cho vay đối với sinh viên cần phải có cơ chế quản lý và sử dụng quỹ một cách cụ thể nhằm nâng cao trách nhiệm của

- Cho vay phải đúng mục đích, đúng đối tƣợng: Học sinh, sinh viên đang theo học tại các trƣờng đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề có khó khăn về tài chính.

- Phải tổ chức việc cho vay, thu nợ theo đúng thể lệ tín dụng sinh viên do Ngân hàng Nhà nƣớc ban hành. Khoản trả nợ của các sinh viên, học sinh đã tốt nghiệp đƣợc thu hồi vào quỹ kịp thời. Để tránh tình trạng học sinh, sinh viên ra trƣờng mặc dù có điều kiện trả nợ nhƣng vẫn cố tình không chịu thanh toán tiền vay, ngân hàng kết hợp với cơ sở đào tạo giữ lại bằng gốc của học sinh, sinh viên, coi nhƣ đây là vật thế chấp để đảm bảo trả nợ. Khi mới ra trƣờng, nhà trƣờng chỉ cấp cho học sinh, sinh viên một loại giấy tờ khác, có đủ điều kiện để đi xin việc làm và có thời hạn. Có nhƣ vậy thì việc thu nợ của Ngân hàng mới đƣợc đảm bảo và học sinh, sinh viên mới có trách nhiệm trả nợ để lấy tấm bằng mà mình đã cố gắng vƣợt khó để có đƣợc.

- Cần phải có các quy định về nguồn thu, chi của quỹ hàng năm bằng cách xử lý chênh lệch thu chi, đồng thời có cơ chế bù đắp rủi ro tín dụng do hoạt động của quỹ này. Với những rủi ro do nguyên nhân chủ quan của ngân hàng quản lý quỹ phải đƣợc xem xét quy trách nhiệm và yêu cầu bồi thƣờng, còn những rủi ro do nguyên nhân khách quan đƣa lại cũng cần có quy định một cách cụ thể các trƣờng hợp và phải đƣợc ngân sách nhà nƣớc cấp bù.

- Nhà nƣớc tạo điều kiện cho các cơ sở GDĐHCĐ công lập thực hiện việc vay vốn của các tổ chức tín dụng, huy động vốn của cán bộ, viên chức trong đơn vị để đầu tƣ mở rộng và nâng cao chất lƣợng đào tạo, nghiên cứu khoa học, đi đôi với việc tạo nguồn thu từ hoạt động này là tự chịu trách nhiệm trả nợ vay theo quy định của pháp luật. Mở rộng hệ thống tín dụng, giáo dục và thiết lập một hệ thống thu nợ hiệu quả.

- Phát huy việc dùng tài sản mua sắm hiện có từ các nguồn khác nhau, từ quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp kể cả từ nguồn vốn vay, vốn huy động để có thể thế chấp vay vốn theo quy định của pháp luật thực hiện nhiệm vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học của các đơn vị. Tuy nhiên, việc vay vốn tín dụng của các đơn vị theo quy định tại Điều 11 Nghị định 43/2006/NĐ-CP để đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ

thể điều kiện đƣợc vay vốn, yêu cầu về thế chấp tài sản còn phức tạp (Mục 3, Điều 12 Quyết định 202/2006/QĐ-TTg về Quy chế quản lý tài sản nhà nước tại đơn vị sự nghiệp công lập đơn vị sự nghiệp quy định không được dùng tài sản được Nhà nước đầu tư để thế chấp vay vốn, huy động vốn dưới mọi hình thức).

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả huy động và sử dụng vốn đầu tư phát triển các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng công lập trên địa bàn tỉnh Hải Dương trong điều kiện xhh giáo dục và hội nhập quốc tế (Trang 152 - 158)