Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả huy động và sử dụng vốn đầu tư phát triển các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng công lập trên địa bàn tỉnh Hải Dương trong điều kiện xhh giáo dục và hội nhập quốc tế (Trang 131)

- Về nguồn vốn đầu tư phát triển

2.4.3. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế

2.4.3.1. Về huy động vốn đầu tư phát triển a) Nguyên nhân khách quan

- Nguyên nhân từ phía nhà nƣớc và tỉnh Hải Dƣơng:

Cho đến nay chủ trƣơng xã hội hóa giáo dục cũng mở cửa thu hút các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đầu tƣ phát triển các trƣờng ĐHCĐ công lập chƣa đƣợc nhà nƣớc và tỉnh cụ thể hóa bằng những văn bản có tính pháp lý để các trƣờng có cơ sở thực hiện, nhất là chủ trƣơng xã hội hóa giáo dục.

Phát triển giáo dục đào tạo theo hƣớng xã hội hóa nhƣng xã hội hóa nhƣ thế nào, thực hiện bằng cách nào và theo mô hình nào chƣa đƣợc các tỉnh trong cả nƣớc nói chung và Hải Dƣơng nói riêng chỉ đạo các ban ngành nghiên cứu thực hiện. Mở cửa thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài hay thực hiện các chƣơng trình, dự án liên kết đào tạo với các trƣờng đại học của các nƣớc có nền giáo dục phát triển bằng cách nào cũng chƣa đƣợc cụ thể hóa phù hợp vơi từng lĩnh vực đào tạo. Vì vậy, đến nay tất cả các trƣờng ĐHCĐ trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng chƣa có trƣờng nào thu hút đƣợc các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài vào đầu tƣ phát triển trƣờng hay xây dựng các chƣơng trình, dự án liên kết, hợp tác với các trƣờng nƣớc ngoài để nâng cao chất lƣợng đào tạo.

- Các trƣờng ĐHCĐ công lập trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng đều mới đƣợc nâng cấp từ cao đẳng, trung cấp (từ 3 đến 5 năm), do vậy năng lực NCKH của các trƣờng ĐHCĐ công lập trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng còn thấp, dẫn đến các nguồn thu từ hoạt động sản xuất dịch vụ, NCKH chuyển giao công nghệ và các hoạt động tƣ vấn trong giáo dục đào tạo không đáng kể, mặt khác cũng do các trƣờng mới đƣợc nâng cấp nên thƣơng hiệu, uy tín của các trƣờng còn hạn chế. Vì thế, nguồn thu từ tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nƣớc của các trƣờng về cơ bản là chƣa có, hoặc không đáng kể.

- Nguồn NSNN cấp về giá trị tuyệt đối cũng nhƣ tỷ trọng nguồn kinh phí

giáo dục đào tạo còn hạn hẹp so với nhu cầu rất lớn của các trƣờng ĐHCĐ công lập trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng.

b) Nguyên nhân chủ quan

Trong những năm qua các trƣờng ĐHCĐ công lập trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng chƣa chủ động tích cực nghiên cứu các giải pháp để đa dạng hóa các nguồn thu, hiện nay các trƣờng vẫn chỉ tổ chức đào tạo theo phƣơng thức truyền thống khép kín trong phạm vi mỗi trƣờng, tức là hàng năm tổ chức tuyển sinh theo quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo rồi tổ chức đào tạo, do vậy các nguồn thu từ các hoạt động dịch vụ đào tạo, liên kết đào tạo rất khó có thể đƣợc khai thác có hiệu quả;

2.4.3.2. Về sử dụng vốn đầu tư phát triển a) Nguyên nhân khách quan

Thứ nhất, chế độ quản lý tài chính của Nhà nƣớc đối với các đơn vị sự nghiệp công lập hiện nay đƣợc áp dụng theo Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC ngày 30/3/2006 của Bộ Tài chính và sửa đổi bổ sung tại Thông tƣ số 185/2010/TT-BTC ngày 15/11/2010 của Bộ Tài chính và sử dụng nguồn vốn theo dự toán đã đƣợc cơ quan quản lý nhà nƣớc có thẩm quyền phê duyệt, không bắt buộc các đơn vị sự nghiệp công lập định kỳ hàng năm phải tổ chức phân tích đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn tài chính nói chung, nguồn vốn đầu tƣ phát triển nói riêng, do vậy thực tế các trƣờng ĐHCĐ công lập trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng hàng năm chƣa định kỳ tổ chức đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn nói chung, vốn đầu tƣ phát triển nói riêng, công tác kế toán hiện nay trong các trƣờng ĐHCĐ công lập chỉ đơn thuần hạch toán các khoản thu và tổng hợp các khoản chi vào sổ sách kế toán sau đó lập các báo cáo tài chính theo đúng chế độ quy định. Vì vậy không kịp thời phát hiện khả năng mất cân đối và hiệu quả về sử dụng vốn đầu tƣ để từ đó giúp cho lãnh đạo các trƣờng chủ động có giải pháp điều chỉnh cơ cấu chi, cũng nhƣ mục chi, đối tƣợng chi, nội dung chi một cách có hiệu quả và kịp thời, cũng nhƣ giải pháp chấn chỉnh các hoạt động chuyên môn có liên quan. Hơn nữa quy trình tổ chức hạch toán kế toán, theo dõi tình hình tăng giảm tài sản, tính toán hao mòn tài sản thƣờng xuyên và kịp thời của phòng Tài chính kế toán của các nhà trƣờng chƣa đƣợc tổ chức chặt chẽ bài bản khoa học để đánh giá chính xác mức độ chi phí cho mỗi đơn vị đào tạo;

Thứ hai, xã hội hóa trong GDĐHCĐ của Việt Nam đã đƣợc hình thành, tuy

nhiên mới chỉ trong bƣớc đầu sơ khai, sự cạnh tranh chƣa biểu hiện rõ nét, hơn nữa

mức độ cạnh tranh của các cơ sở GDĐHCĐ công lập còn nhiều rào cản, dẫn đến tính cấp bách đòi hỏi các cơ sở GDĐHCĐ công lập phải tổ chức phân tích đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn tài chính nói chung, nguồn vốn đầu tƣ phát triển nói riêng để tồn tại và phát triển chƣa cao. Vì vậy, các trƣờng ĐHCĐ công lập chƣa chú trọng công tác tổ chức phân tích đánh giá hiệu quả sử dụng vốn đầu tƣ phát triển;

Thứ ba, năng lực đội ngũ giảng viên và cán bộ NCKH của các trƣờng ĐHCĐ

công lập trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng còn thấp, dẫn đến chất lƣợng hoạt động NCKH chƣa cao, bao gồm biên soạn giáo trình, xây dựng chƣơng trình khung chƣa đáp ứng đƣợc mục tiêu và chất lƣợng đào tạo.

b) Nguyên nhân chủ quan

Để tìm hiểu rõ nguyên nhân chủ quan của những hạn chế về hiệu quả sử dụng vốn đầu tƣ phát triển của các trƣờng ĐHCĐ công lập trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng về xây dựng cơ bản, mua sắm trang thiết bị, phát triển thƣ viện, tác giả đã tiến hành khảo sát, trƣng cầu ý kiến của cán bộ, GV, HSSV các trƣờng bằng việc thiết kế mẫu phiếu khảo sát (xem phụ lục 4, 5),

+ Đối với đối tƣợng khảo sát là cán bộ quản lý, lý do đƣợc hỏi là: Đào tạo chính quy không tổ chức học ngoài giờ hành chính; Các khóa đào tạo ngắn hạn ít; Đào tạo hệ vừa học vừa làm ít; Lịch học của các khóa học, lớp học cùng lúc; Thiếu sự liên kết trong đào tạo giữa các trƣờng để khai thác cơ sở vật chất. Với mẫu khảo sát là 100 cán bộ quản lý (gồm BGH, cán bộ nhân viên phòng Quản lý đào tạo), kết quả khảo sát thu đƣợc tổng hợp trong bảng 2.26.

Bảng 2.26: Lý do hiệu quả sử dụng cơ sở vật chất của các trường thấp

TT Lý do Mức độ quan trọng

1 2 3 4 5

1

Đào tạo chính quy không tổ chức học ngoài giờ

hành chính 70 10 10 3 3

2 Lịch học của các khóa học, lớp học cùng lúc 10 80 14 5 4 3 Thiếu sự liên kết trong đào tạo giữa các trƣờng

để khai thác cơ sở vật chất và các nguồn lực khác 10 5 60 10 12 4 Các khóa đào tạo ngắn hạn ít 5 3 10 80 11 5 Đào tạo hệ vừa học vừa làm ít 5 2 6 2 70

Tổng 100 100 100 100 100

Ghi chú: Mức 1 là quan trọng nhất và giảm dần mức 5 là thấp nhất.

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả năm 2013

- Nguyên nhân quan trọng nhất là công tác đào tạo chính quy của các nhà

trƣờng không tổ chức học buổi tối và các ngày nghỉ có 70% ý kiến đánh giá, do vậy đã giảm khoảng 30% hiệu suất khai thác các phòng học;

- Nguyên nhân quan trọng thứ hai là công tác bố trí lịch học giữa các khóa

học, lớp học cùng lúc có 80% ý kiến đánh giá, điều đó đã dẫn đến tình trạng trong năm học có nhiều khoảng thời gian tất cả các phòng học đều không sử dụng nhƣ thời gian nghỉ hè, thời gian ôn thi học kỳ, thời gian thực tập tốt nghiệp… nguyên nhân này cũng giảm khoảng trên 20% hiệu suất khai thác các phòng học;

- Nguyên nhân quan trọng thứ ba là thiếu sự liên kết trong đào tạo giữa các

trƣờng để khai thác cơ sở vật chất và các nguồn lực khác, có 60% ý kiến đánh giá, nếu các trƣờng có sự liên kết trong tổ chức đào tạo, có thể tiết kiệm đƣợc một lƣợng khá lớn vốn đầu tƣ phát triển để xây dựng cơ bản, mua sắm trang thiết bị, thƣ viện, phát triển đội ngũ qua đó hiệu quả sử vốn đầu tƣ cơ sở vật chất nói riêng hiệu quả sử dụng vốn đầu tƣ phát triển nói chung của các trƣờng tăng lên rõ rệt;

- Nguyên nhân quan trọng thứ tƣ và thứ năm là các khóa đào tạo ngắn hạn ít có 80% ý kiến đánh giá, đào tạo hệ vừa làm vừa học ít có 70% ý kiến đánh giá, bởi vì đặc điểm của hình thức đào tạo này chủ yếu đƣợc tổ chức ngoài giờ hành chính do vậy nếu loại hình này đƣợc mở rộng, đa dạng sẽ tạo điều kiện kết hợp hợp lý với loại hình đào tạo chính quy để khai thác có hiệu quả thời gian sử dụng cơ sở vật chất;

+ Đối với đối tƣợng khảo sát là GV, HSSV về hiệu quả khai thác thƣ viện, lý do đƣợc hỏi là: Tài liệu cũ và lạc hậu; Tài liệu không phù hợp; Chất lƣợng phục vụ thấp; Trang thiết bị phòng đọc không đảm bảo, với mẫu khảo sát là 100 GV và HSSV các trƣờng, kết quả khảo sát thu đƣợc tổng hợp trong bảng 2.27.

Bảng 2.27: Lý do hiệu quả sử dụng thư viện của các trường thấp

TT Lý do Mức độ quan trọng

1 2 3 4

1 Tài liệu cũ và lạc hậu 70 10 16 5 2 Tài liệu không phù hợp 10 80 14 5 3 Chất lƣợng phục vụ thấp 10 5 60 10 4 Trang thiết bị phòng đọc không đảm bảo 10 5 10 80

Tổng 100 100 100 100

Ghi chú: Mức 1 là quan trọng nhất và giảm dần mức 4 là thấp nhất.

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả năm 2013

- Nguyên nhân quan trọng nhất là tài liệu cũ và lạc hậu có 70 % ý kiến đánh giá. Nhƣ vậy, hiệu quả khai thác thƣ viện của các trƣờng thấp là do công tác sử dụng vốn đầu tƣ thƣ viện đã không kiểm định kỹ càng giá trị khoa học cũng nhƣ thực tiễn của tài liệu dẫn đến tình trạng không thu hút đƣợc độc giả đến mƣợn và nghiên cứu;

- Nguyên nhân quan trọng thứ hai là tài liệu không phù hợp có 80 % ý kiến

đánh giá, điều đó đã thể hiện hoạt động của thƣ viện nhà trƣờng không gắn kết chặt chẽ với hoạt động đào tạo dẫn đến tình trạng tài liệu, học liệu của thƣ viện không phù hợp với nội dung chƣơng trình đào tạo của các ngành học trong nhà trƣờng làm giảm hiệu quả phục vụ của thƣ viện cho công tác đào tạo, ảnh hƣởng đến chất lƣợng đào tạo;

- Nguyên nhân quan trọng thứ ba và thứ tƣ là chất lƣợng phục vụ thấp có 60% ý kiến đánh giá, trang thiết bị phòng đọc không đảm bảo có 80% ý kiến đánh giá, các nguyên nhân này cũng làm cho không thu hút đƣợc độc giả đến mƣợn và nghiên cứu;

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Nằm trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng có 15 trƣờng ĐHCĐ, TCCN và dạy nghề trong đó có 4 trƣờng ĐH (1 trường ĐH dân lập), 3 trƣờng CĐ, 4 trƣờng cao đẳng nghề (1 trường cao đẳng dân lập) và 4 trƣờng TCCN, dạy nghề.

Qua kết quả khảo sát, thu thập và phân tích số liệu về vốn đầu tƣ phát triển 3 năm từ năm 2011 đến năm 2013 Tác giả đã phân tích đánh giá thực trạng hiệu quả huy động và sử dụng vốn đầu tƣ phát của các trƣờng ĐHCĐ công lập trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng về nguồn vốn đầu tƣ phát triển và cơ cấu sử dụng vốn đầu tƣ phát triển bao gồm: Vốn đầu tƣ phát triển đội ngũ, vốn đầu tƣ NCKH và đào tạo, vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản, sửa chữa và mua sắm trang thiết bị phục vụ đào tạo.

Đồng thời, Tác giả cũng đã đánh giá những kết quả đạt đƣợc, những hạn chế tồn tại và nguyên nhân của tồn tại hạn chế về hiệu quả huy động và sử dụng vốn đầu tƣ phát triển của các trƣờng ĐHCĐ công lập trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng 3 năm từ năm

Chƣơng 3

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả huy động và sử dụng vốn đầu tư phát triển các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng công lập trên địa bàn tỉnh Hải Dương trong điều kiện xhh giáo dục và hội nhập quốc tế (Trang 131)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(193 trang)