Phương hướng phát triển giáo dục đại học, cao đẳng tỉnh Hải Dương giai đoạn 2015-

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả huy động và sử dụng vốn đầu tư phát triển các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng công lập trên địa bàn tỉnh Hải Dương trong điều kiện xhh giáo dục và hội nhập quốc tế (Trang 141 - 142)

- Về nguồn vốn đầu tư phát triển

3.1.3.Phương hướng phát triển giáo dục đại học, cao đẳng tỉnh Hải Dương giai đoạn 2015-

giai đoạn 2015-2020

Theo dự án “Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Hải Dƣơng giai đoạn 2011- 2020” [56]:

- Quy mô đào tạo đến năm 2015 của các trƣờng chuyên nghiệp của tỉnh đạt 16.000 học sinh sinh viên, các trƣờng của trung ƣơng là 40.200 học sinh sinh viên, đào tạo và dạy nghề cho khoảng 71.500 lao động, thu hút từ 10-15% học sinh tốt nghiệp THCS vào học TCCN và dạy nghề đào tạo chính quy trình độ đại học, cao đẳng từ 8.000-11.00 sinh viên; mở mới các ngành nghề mũi nhọn nhƣ: cơ khí, điện tử-công nghệ thông tin, công nghiệp dệt may-da giầy, chế biến nông sản, lƣơng thực thực phẩm, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, du lịch, thƣơng mại... ; 100% các trƣờng đại học, cao đẳng thực hiện đào tạo theo học chế tín chỉ;

- Phát triển mạnh giáo dục chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học (gồm từ trung cấp chuyên nghiệp trở lên). Nâng cấp một số trƣờng cao đẳng đủ điều kiện lên trƣờng đại học, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nƣớc mở trƣờng đại học trên địa bàn tỉnh;

- Nâng cao khả năng nghiên cứu - triểu khai, ứng dụng, tiếp thu và làm chủ các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ tiên tiến của đội ngũ khoa học và công nghệ của

- Liên tục rà soát, đánh giá chất lƣợng và những điều kiện đảm bảo chất lƣợng của các cơ sở đào tạo trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học của tỉnh. Gắn đào tạo với sử dụng;

- Xã hội hóa việc đào tạo nguồn nhân lực, khuyến khích các trƣờng đại học, cao đẳng, trung cấp dạy nghề và các trung tâm đào tạo nghề liên kết với các doanh nghiệp đồng thời thực hiện các cơ chế, chính sách ƣu đãi (thuế, tín dụng, đất đai...) để khuyến khích mạnh mẽ doanh nghiệp đầu tƣ cho đào tạo nhân lực;

- Về nhu cầu vốn cho đào tạo nhân lực đáp ứng mục tiêu đạt 80% lực lƣợng lao động qua đào tạo vào năm 2020, nguồn vốn cần thiết cần xấp xỉ 150 tỷ/năm (dành cho các cấp dạy nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học và trên đại học). Trong giai đoạn 2011 - 2020, tổng nguồn vốn cho đào tạo nhân lực cho các cấp này ƣớc tính là khoảng 1.593 tỷ đồng. Về nhu cầu vốn cho đầu tƣ xây dựng mới, cải tạo các cơ sở đào tạo nhân lực các cấp, Hải Dƣơng cần nguồn vốn khoảng 1.159 tỷ đồng trong giai đoạn 10 năm tới. Nhƣ vậy tổng nhu cầu vốn cho đào tạo và xây dựng cơ sở đào tạo là 2.753 tỷ đồng;

- Khả năng huy động vốn: Giai đoạn 2011-2020 ngân sách tỉnh có thể bố trí nguồn lực là 1.270 tỷ đồng. Dự báo tổng số tiền cho đào tạo và đầu tƣ cho các cơ sở đào tạo giai đoạn 2011-2020 là 2.753 tỷ động, nhƣ vậy ngân sách địa phƣơng có thể đảm bảo khoảng 51% (1.270/2753 tỷ đồng) còn lại phải huy động từ các nguồn khác từ ngân sách trung ƣơng, và các nguồn ngoài ngân sách khác (bao gồm vốn từ nƣớc ngoài, vốn từ các tổ chức xã hội, doanh nghiệp và từ ngƣời dân). Trong bối cảnh hội nhập quốc tế và kinh tế thị trƣờng phát triển, cần tận dụng tối đa nguồn vốn xã hội hóa trong và ngoài nƣớc, đặc biệt là từ khu vực doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả huy động và sử dụng vốn đầu tư phát triển các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng công lập trên địa bàn tỉnh Hải Dương trong điều kiện xhh giáo dục và hội nhập quốc tế (Trang 141 - 142)