Giải pháp tổ chức phân tích hiệu quả huy động và sử dụng vốn đầu tư phát triển

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả huy động và sử dụng vốn đầu tư phát triển các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng công lập trên địa bàn tỉnh Hải Dương trong điều kiện xhh giáo dục và hội nhập quốc tế (Trang 164)

- Về nguồn vốn đầu tư phát triển

3.3.4. Giải pháp tổ chức phân tích hiệu quả huy động và sử dụng vốn đầu tư phát triển

tư phát triển

3.3.4.1.Hoàn thiện các chỉ tiêu và phương pháp phân tích

Một là, hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích

Chế độ tự chủ tài chính theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ đối với các đơn vị sự nghiệp công lập là một bƣớc đổi mới, làm thay đổi cơ bản về nhận thức, phƣơng thức, nội dung thủ tục quản lý tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập có thu, chuyển từ cơ chế bao cấp sang cơ chế phân cấp, tạo điều kiện cho các đơn vị chủ động sử dụng nguồn kinh phí bao gồm nguồn NSNN cấp và nguồn thu sự nghiệp, nguồn khác để đáp ứng yêu cầu hoạt động của các đơn vị; bảo đảm chi tiêu hiệu quả, tiết kiệm trên cơ sở quy chế chi tiêu nội bộ do đơn vị xây dựng, thực hiện tốt hơn quy định công khai minh bạch trong quản lý và sử dụng nguồn tài chính của nhà trƣờng. Các đơn vị sự nghiệp công lập đƣợc giao quyền tự chủ tài chính chủ động trong việc sử vốn để đầu tƣ cơ sở vật chất, đổi mới trang thiết bị, phát triển hoạt động sự nghiệp.

Tuy nhiên, theo kết quả phân tích ở mục 2.6.2, ta thấy các trƣờng ĐHCĐ công lập trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng hàng năm chƣa định kỳ tổ chức đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn nói chung, vốn đầu tƣ phát triển nói riêng, công tác kế toán hiện nay trong các trƣờng ĐHCĐ công lập chỉ đơn thuần hạch toán các khoản thu và tổng hợp các khoản chi vào sổ sách kế toán sau đó lập các báo cáo tài chính theo đúng chế độ quy định (Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC ngày 30/3/2006 của Bộ Tài chính và sửa đổi bổ sung tại Thông tƣ số 185/2010/TT-BTC ngày 15/11/2010 của Bộ Tài chính), để kịp thời phát hiện khả năng mất cân đối và hiệu quả về sử dụng vốn đầu tƣ để từ đó giúp cho lãnh đạo các trƣờng chủ động có giải pháp điều chỉnh cơ cấu chi, cũng nhƣ mục chi, đối tƣợng chi, nội dung chi một cách có hiệu quả và kịp thời, cũng nhƣ giải pháp chấn chỉnh các hoạt động chuyên môn có liên quan. Hơn nữa quy trình tổ chức hạch toán kế toán, theo dõi tình hình tăng giảm tài sản,

các nhà trƣờng chƣa đƣợc tổ chức chặt chẽ bài bản khoa học để đánh giá chính xác mức độ chi phí cho mỗi đơn vị đào tạo.

Do vậy định kỳ 6 tháng hoặc 1 năm công tác kế toán của các trƣờng cần tổ chức đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn nói chung, vốn đầu tƣ phát triển nói riêng theo hệ thống chỉ tiêu tài chính đã đề xuất ở chƣơng 1, bài bản và khoa học, để từ đó giúp cho lãnh đạo các trƣờng chủ động có giải pháp điều chỉnh cơ cấu chi, cũng nhƣ mục chi, đối tƣợng chi một cách có hiệu quả và kịp thời;

Hai là, hoàn thiện phương pháp phân tích

Công tác kế toán trong các trƣờng ĐHCĐ công lập hiện nay nói chung các trƣờng ĐHCĐ công lập trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng nói riêng, thực hiện theo chế độ kế toán hành chính sự nghiệp ban hành kèm theo Quyết định số 19/2006/QĐ- BTC ngày 30/3/2006 của Bộ Tài chính. Công tác hạch toán kế toán trong những năm qua tại các trƣờng ĐHCĐ công lập trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng, đã cung cấp cho các cấp lãnh đạo quản lý nhiều thông tin phục vụ công tác quản lý tài chính. Do hạn chế về khả năng và nguồn lực, hiện các đơn vị chủ yếu tập trung vào việc tuân thủ các quy định, luật lệ và vào tính thống nhất của các báo cáo tài chính.

Báo cáo và quyết toán NSNN, theo chế độ tài chính kế toán hiện hành, tất cả các khoản thu chi của các trƣờng đều đƣợc theo dõi, ghi chép, phản ánh đầy đủ kịp thời vào sổ sách kế toán theo hệ thống các loại sổ sách, biểu mẫu của Nhà nƣớc quy định. Việc cập nhật thƣờng xuyên kịp thời các nghiệp vụ tài chính phát sinh đặc biệt là các khoản thu, chi nhằm mục đích giúp các trƣờng theo dõi chính xác việc thực hiện dự toán thu, chi đã đƣợc lập. Hệ thống sổ sách kế toán còn là căn cứ quan trọng, không thể thiếu để lập báo cáo quyết toán hàng năm của các trƣờng ĐHCĐ. Những mẫu biểu các trƣờng sử dụng là những mẫu biểu thống nhất, đƣợc thiết kế bởi Bộ Tài chính cho tất cả các trƣờng ĐHCĐ công lập và thống nhất trong hệ thống kế toán. Có các mẫu biểu chủ yếu sau:

- Bảng cân đối tài khoản (quý, năm, B01-H);

- Tổng hợp tình hình kinh phí và quyết toán kinh phí đã sử dụng (quý, năm, B02-H);

- Báo cáo chi tiết kinh phí hoạt động (quý, năm, F02-1H);

- Báo cáo thu-chi hoạt động sự nghiệp và hoạt động sản xuất, kinh doanh (quý, năm, B03-H);

- Báo cáo tình hình tăng, giảm tài sản cố định (năm, B04-H);

- Báo cáo kinh phí chƣa sử dụng đã quyết toán năm trƣớc chuyển sang (năm, B05-H).

Thực tế hệ thống này nhấn mạnh tới việc kiểm tra tài chính hơn là để quản lý nguồn lực, cung cấp thông tin quản lý; hệ thống này không cung cấp đƣợc những thông tin thiết yếu cho việc xây dựng kế hoạch, quản lý, tính hiệu quả với việc sử dụng các nguồn và xây dựng các định hƣớng tài chính trung hạn hay dài hạn.

Vì vậy, để cung cấp đầy đủ, kịp thời các thông tin cần thiết về hiệu quả sử dụng nguồn kinh phí của các trƣờng ĐHCĐ công lập nói chung, vốn đầu tƣ phát triển nói riêng, giúp cho các nhà quản lý hoạch định đƣợc các giải pháp điều chỉnh cơ cấu cũng nhƣ nội dung sử dụng vốn đầu tƣ có hiệu quả và các định hƣớng tài chính trung hạn, dài hạn cần phải hoàn thiện phƣơng pháp phân tích hiệu quả sử dụng vốn đầu tƣ phát triển, để hoàn thiện phƣơng pháp phân tích, theo Tác giả cần thực hiện tốt các giải pháp cụ thể sau:

Thứ nhất, nghiên cứu áp dụng các phƣơng pháp phân tích cụ thể đã đƣợc trình

bày tại mục 1.4.2 của chƣơng 1, cho từng lĩnh vực đầu tƣ, cũng nhƣ từng đối tƣợng đầu tƣ cụ thể, nhằm xác định đƣợc mức độ hiệu quả của vốn đầu tƣ trong mỗi lĩnh vực đầu tƣ;

Thứ hai, song song với bộ phận thực hiện lập các báo cáo quyết toán NSNN

hàng năm theo chế độ tài chính kế toán hiện hành của nhà nƣớc, các trƣờng GDĐHCĐ công lập thành lập bộ phận kiểm toán nội bộ với chức năng nhiệm vụ chủ yếu là tổ chức thu thập thông tin và phân tích hiệu quả sử dụng nguồn kinh phí nói chung, vốn đầu tƣ phát triển nói riêng, theo định kỳ.

3.3.4.2. Hoàn thiện tổ chức công tác phân tích

Trong kết quả phân tích chƣơng 2 đã đánh giá trong những năm qua, công tác tài chính kế toán của các cơ sở GDĐGCĐ công lập trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng chƣa tổ chức đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn nói chung, vốn đầu tƣ phát triển nói riêng, do vậy đã hạn chế khả năng phát hiện kịp thời sự mất cân đối

cần chú trọng hoàn thiện công tác tổ chức phân tích định kỳ hiệu quả huy động cũng nhƣ sử dụng vốn nói chung, vốn đầu tƣ phát triển nói riêng, để hoàn thiện công tác tổ chức phân tích, cần thực hiện các giải pháp cơ bản sau:

Một là, Thường xuyên tiến hành phân tích hiệu quả huy động và sử dụng vốn đầu tư phát triển

Phân tích hiệu quả huy động và sử dụng vốn đầu tƣ phát triển các cơ sở GDĐHCĐ công lập là công cụ quan trọng trong quản lý và điều hành phát triển Nhà trƣờng. Thông qua phân tích hiệu quả huy động và sử dụng vốn đầu tƣ phát triển để thấy đƣợc những nguyên nhân và nhân tố ảnh hƣởng tới quá trình và kết quả huy động và sử dụng vốn đầu tƣ phát triển, thấy đƣợc những nguyên nhân tích cực thúc đẩy nâng cao hiệu quả huy động và sử dụng nguồn vốn đầu tƣ phát triển từ đó khai thác vào hoạt động huy động và sử dụng nguồn vốn đầu tƣ phát triển để nâng cao hiệu quả huy động và sử dụng nguồn vốn đầu tƣ phát triển. Cũng qua phân tích phát hiện những nguyên nhân và nhân tố kìm hãm làm giảm hiệu quả huy động và sử dụng nguồn vốn đầu tƣ phát triển hoặc làm hoạt động huy động và sử dụng nguồn vốn đầu tƣ phát triển không hiệu quả mà loại trừ hoặc làm giảm tác động tiêu cực ảnh hƣởng tới hiệu quả huy động và sử dụng nguồn vốn đầu tƣ phát triển. Nhƣ vậy, thông qua phân tích thƣờng xuyên hiệu quả huy động và sử dụng nguồn vốn đầu tƣ phát triển để đánh giá đúng đắn, phù hợp những kết quả, tồn tại để giúp lãnh đạo Nhà trƣờng trong quản lý, điều hành có biện pháp phát huy ƣu điểm, khắc phục nhƣợc điểm, động viên và khai thác khả năng tiềm tàng trong hoạt động huy động và sử dụng nguồn vốn đầu tƣ phát triển đảm bảo nâng cao hiệu quả huy động và sử dụng nguồn vốn đầu tƣ phát triển trong các cơ sở GDĐHCĐ công lập.

Thƣờng xuyên phân tích hiệu quả huy động và sử dụng vốn đầu tƣ phát triển các cơ sở GDĐHCĐ công lập không chỉ đặt ra đối với phạm vi Nhà trƣờng mà trong từng đơn vị, trong từng bộ phận, tùy theo yêu cầu nhiệm vụ đƣợc giao cũng cần thƣờng xuyên tiến hành phân tích hiệu quả hoạt động. Nâng cao hiệu quả hoạt động của từng đơn vị, từng bộ phận trong Nhà trƣờng góp phần nâng cao hiệu quả huy động và sử dụng vốn đầu tƣ phát triển.

Thƣờng xuyên tiến hành phân tích hiệu quả huy động và sử dụng vốn đầu

tùy thuộc vào tình hình cụ thể trong từng giai đoạn, từng thời kỳ mà tiến hành phân tích những nội dung phù hợp, định kỳ có các báo cáo phân tích toàn diện hoặc chuyên đề theo yêu cầu quản lý và điều hành.

Hai là, hiện đại hóa công cụ quản lý tài chính - kế toán: Cải tiến bộ máy quản lý tài chính - kế toán trong các trƣờng và các đơn vị trực thuộc; đầu tƣ nâng cấp hệ thống máy tính cho bộ máy quản lý tài chính - kế toán của các trƣờng và các đơn vị thành viên, nối mạng trong toàn hệ thống.

Sử dụng các phần mềm tài chính-kế toán cho bộ máy tài chính-kế toán thống nhất trong toàn trƣờng. Bởi vì, quá trình thu nhận, xử lý, lƣu trữ thông tin trong quản lý tài chính bao gồm nhiều khâu công việc, mỗi khâu, mỗi công đoạn đảm nhận một nhiệm vụ, khối lƣợng thông tin cần xử lý ngày càng lớn dẫn đến tình trạng nếu tổ chức thu nhận, xử lý thông tin ra các quyết định quản lý tài chính theo hình thức phân tán thủ công sẽ không đáp ứng đƣợc yêu cầu trong công tác quản lý tài chính. Vì vậy, trong công tác quản lý tài chính cần đƣợc trang bị các hệ thống máy móc thiết bị lƣu trữ và xử lý thông tin hiện đại, tự động hoá tính toán sẽ giúp công tác quản lý tài chính đạt hiệu quả cao, áp dụng tin học vào công tác quản lý tài chính phải theo hƣớng trang bị đồng bộ các thiết bị tin học nối mạng; thực hiện chế độ báo cáo định kỳ và báo cáo nhanh trên mạng...;

Phân công vận hành bộ máy quản lý tài chính: Lãnh đạo công tác tài chính- kế toán (chủ tài khoản); lập hệ thống định mức chi tiêu hợp lý, đúng chính sách, chế độ song có sự năng động, linh hoạt đáp ứng nhu cầu trong quản lý tài chính;

Ba là,hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý tài chính, kế toán

Mô hình tổ chức bộ máy tài chính, kế toán có ảnh hƣởng rất lớn đến việc nâng cao tính chủ động, sáng tạo, linh hoạt trong quản lý, sử dụng nguồn tài chính và qua đó ảnh hƣởng đến việc nâng cao hiệu quả huy động và sử dụng vốn đầu tƣ phát triển các trƣờng ĐHCĐ công lập. Các trƣờng ĐHCĐ công lập cần tiếp tục củng cố, kiện toàn bộ máy quản lý tài chính, kế toán theo quy định về cơ cấu tổ chức của đơn vị dự toán cấp 2. Đây là phƣơng hƣớng công tác quan trọng cần đƣợc quán triệt thực hiện tốt trƣờng ĐHCĐ công lập hiện nay.Các đơn vị trực thuộc tiến hành quản lý tài chính tuân thủ các quy định của pháp luật theo từng lĩnh vực mà

Đồng thời tổ chức bộ máy phân tích hiệu quả tài chính nói chung, hiệu quả vốn đầu tƣ phát triển nói riêng, có thể đƣợc thực hiện theo hƣớng kết hợp phân cấp quyền chủ động cho các đơn vị trực thuộc Trƣờng và phân tích tổng hợp trong phạm vi toàn trƣờng theo định kỳ hàng năm, 6 tháng.

Tổ chức Phòng Tài chính - Kế toán thành 3 bộ phận riêng biệt: bộ phận nghiên cứu phân tích, bộ phận trực tiếp kiểm soát và bộ phận xử lý.

Bộ phận nghiên cứu phân tích: Đây là bộ phận quan trọng nhất của bộ máy

quản lý tài chính. Do đó, cần phải bố trí những cán bộ nhạy bén, có năng khiếu về tƣ duy phân tích, phán đoán, có trình độ chuyên môn cao trong lĩnh vực kiểm tra và phân tích. Nhiệm vụ của bộ phận này là tiếp nhận, khai thác và xử lý thông tin về khách thể kiểm tra. Thông tin ở đây là các tài liệu, số liệu về tình hình của đơn vị kiểm tra trong một số năm nhất định; các tiêu chuẩn, định mức của Nhà nƣớc...

Công cụ để xử lý, phân tích thông tin hiệu quả nhất là các tỷ số tài chính bao gồm: Tỷ số về chi phí tiền lƣơng, nguyên vật liệu, khấu hao, chi phí quản lý... trên tổng chi phí. Đối với vụ việc thu - chi tài chính lớn cần có sự nhìn nhận toàn diện về tình hình của đơn vị thì phân tích thêm qua sơ đồ tổ chức. Dựa vào các tỷ số này, đối chiếu với tiêu chuẩn, định mức quy định của Nhà nƣớc, hoặc đối chiếu với các tỷ số tài chính của đơn vị có cùng quy mô, ngành nghề trên cùng địa bàn để so sánh tìm ra những điều mâu thuẫn, bất hợp lý, những điểm chứa đựng nhiều yếu tố nghi vấn, từ đó xác định trọng tâm, trọng điểm, xây dựng đề cƣơng phân tích trình lãnh đạo, để tổ chức phân tích;

Bộ phận trực tiếp kiểm tra - kiểm soát thu, chi: Đây là bộ phận năng động

mang tính chất chuyên ngành của bộ máy quản lý tài chính. Dựa vào kết quả của bộ phận nghiên cứu phân tích trong đề cƣơng, bộ phận này tập trung vào kiểm tra những mảng trọng tâm, trọng điểm đã đƣợc xác định và lập biên bản kết luận nội dung của những mảng đã kiểm soát;

Khi trực tiếp xem xét, kiểm tra - kiểm soát hoạt động của các đối tƣợng quản lý, đặc biệt là hoạt động dịch vụ trong Nhà trƣờng, bộ phận này có điều kiện phát hiện ra những kẻ hở của pháp luật hoặc những điểm, những nội dung đã lạc hậu, bất hợp lý của các quy định hiện hành để kiến nghị sửa đổi, bổ sung, hoàn

Bộ phận xử lý: Theo kết luận của bộ phận trực tiếp kiểm tra - kiểm soát thể hiện trong biên bản, đối chiếu với các tiêu chuẩn định mức để đề nghị thủ trƣởng xét duyệt cuối cùng. Đây cũng là bộ phận tiếp nhận và giải quyết các phản ánh, báo cáo của đối tƣợng quản lý;

Khi thành lập đoàn kiểm tra nội bộ, tốt nhất trƣởng đoàn nên là ngƣời ở bộ phận nghiên cứu phân tích. Các thành viên còn lại thuộc bộ phận trực tiếp kiểm tra -

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả huy động và sử dụng vốn đầu tư phát triển các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng công lập trên địa bàn tỉnh Hải Dương trong điều kiện xhh giáo dục và hội nhập quốc tế (Trang 164)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(193 trang)