Hiện nay có nhiều thuật ngữ được sử dụng để chỉ việc thực hiện đánh giá, xếp hạng khách hang vay vốn tại NHTM như : xếp hạng người vay (borrower rating ), xếp hạng rủi ro người vay ( borrower risk rating), xếp hạng rủi ro tín dụng (Credit risk rating), chấm điểm tín dụng (Credit scoring)…Tuy nhiên từ gốc tiếng anh “credit rating” khi dịch sang tiếng việt có nhiều nghĩa:
xếp hạng rủi ro, xếp hạn tín nhiệm, xếp hạng doanh nghiệp, đôi khi gây một số nhầm lẫn. Xếp hạng tín nhiệm và xếp hạng tín dụng đều có nghĩa tiếng anh như nhau nhưng chúng không đồng nhất. Xếp hạng tín nhiệm là một phạm trù lớn hơn xếp hạng tín dụng, mặc dù chúng đều có ý nghĩa là cách đánh giá khả năng trả nợ trong tương lai. Theo Moody’s “xếp hạng tín nhiệm là việc đánh giá khả năng chi trả đúng hạn của khách hàng đối với một nghĩa vụ nợ hiện tại và tương lai”, nó đựoc thực hiện bởi một công ty xếp hạng tín nhiệm độc lập. Trong khi đó “xếp hạng tín dụng là đánh giá hiện thời về chất lượng tín dụng được xem xét trong hoàn cảnh hướng về tương lai, phản ánh sự sẵn sàng và khả năng có thể thanh toán gốc và lãi khoản vay đúng hạn”---( trích tài liệu Citibank)- công việc này thường thực hiện bởi chính các ngân hàng (hoặc các trung thông tin tín dụng..) và thường không được đăng tải công khai do đó, nếu xét về kết quả xếp hạng khó có thể ngang tầm với kết quả được thực hiện bởi các tổ chức xếp hạng tín nhiệm độc lập.
Tuy vậy bản chất xếp hạng tín nhiệm hay xếp hạng tín dụng thì đều gồm 2 công đoạn chính: phân tích, đánh giá chấm điểm xếp và hạng khách hàng tín dụng . Trong phạm vi luận văn với đề tài xếp hạng tín dụng nội bộ tại ngân hàng thương mại, luận văn thống nhất thuật ngữ Xếp hạng tín dụng để
gọi thay cho quá trình đánh giá phân tích và định hạng rủi ro của khách hàng trong quan hệ tín dụng với NHTM.
Việc XHTD khách hàng là một quá trình, nó bắt đầu từ khi xác định mục đích nghiên cứu đến việc thu thập, xử lý thông tin trong quá trình quản lý và đánh giá chất lượng thông tin thông qua quá trình sử dụng. Từ những thông tin thu thập kết hợp phương pháp phân tích và các chỉ tiêu phân tích phù hợp với mục đích đánh giá của ngân hàng làm rõ thực chất hoạt động sản xuất kinh doanh cả về nguồn lực, tiềm năng, lợi thế kinh doanh cũng như rủi ro tiềm ẩn về khả năng trả nợ của doanh nghiệp để các NHTM kịp thời đưa ra quyết sách phù hợp nhằm ngăn ngừa, kiểm soát rủi ro phát sinh trong hoạt
động kinh doanh.