D. Chỉ số khả năng sinh lờ
58 Triển vọng phát triển của ngân hàng theo đánh giá của BID
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân
2.3.2.1. Hạn chế
Về nội dung chương trình
Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác XHTD còn gặp phải những khó khăn vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện.
a. Về hệ thống chỉ tiêu phân tích:
Các khách hàng là doanh nghiệp trước khi thực hiện chấm điểm các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính phải được phân loại chi tiết theo từng ngành kinh tế và quy mô và loại hình doanh nghiệp. Theo đó, các chỉ tiêu và tiêu chí đánh giá đối với yếu tố tài chính và phi tài chính cho mục đích chấm điểm sẽ thay đổi theo ngành kinh tế, quy mô và loại hình doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong thực tế quá trình triển khai thấy rằng:
- Tỷ trọng các chỉ tiêu phân tích đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại theo hệ thống xếp hạng mới có phần chưa hợp lý khiến cho việc áp dụng chính sách khách hàng cũng như chính sách phân loại nợ đối với đối tượng khách hàng này có yêu cầu cao hơn so với các doanh nghiệp trong hoạt động trong lĩnh vực khác. Điều này ảnh hưởng đến chính sách khách hàng áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại có phần cao hơn so với việc chấm điểm xếp hạng tín dụng theo hệ thống cũ. Ngoài ra, việc áp dụng chính sách khách hàng đối với các doanh nghiệp thương mại như hiện tại làm giảm khả năng cạnh tranh của BIDV so
với các ngân hàng khác trong việc cho vay đối với nhóm khách hàng này. - Mỗi ngành, mỗi lĩnh vực đều có đặc điểm hoạt động riêng của mình. Hệ thống các chỉ tiêu chấm điểm đối với các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau có khác nhau đôi chút. Tuy nhiên, trên thực tế, hệ thống các chỉ tiêu hiện tại vẫn còn chưa phản ánh được những đặc thù trong hoạt động của từng ngành riêng biệt.
b. Về phương pháp xếp hạng tín dụng:
Phương pháp xếp hạng còn mang tính chủ quan
- Phương pháp đánh giá hiện tại của BIDV đang áp dụng là phương pháp xếp hạng, trong đó cán bộ tín dụng quản lý khách hàng là người trực tiếp cập nhật thông tin và cho điểm đối với từng chỉ tiêu đánh giá theo hướng dẫn cho điểm của Hội sở chính ban hành.
- Hiện tại, một số chỉ tiêu phi tài chính được đánh giá cho điểm mang tính chất định tính, dựa trên sự đánh giá của cán bộ tín dụng trực tiếp quản lý. Phương pháp này đòi hỏi cán bộ xếp hạng tín dụng phải am hiểu được tất cả các nội dung đánh giá, thu thập đầy đủ thông tin của khách hàng và đưa ra đánh giá mang tính chủ quan với các chỉ tiêu này.
Về việc ứng dụng vào thực tế
a. Về cách thức thực hiện công tác xếp hạng tín dụng:
- Đối với một doanh nghiệp hoạt động trong nhiều lĩnh vực: Căn cứ được đánh giá xác định ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp dựa vào hoạt động sản xuất kinh doanh chính của doanh nghiệp (đem lại doanh thu trên 50%) hoặc ngành nghề có tiềm năng phát triển trong các ngành (trong trường hợp doanh thu các ngành thu được như nhau). Việc đánh giá chấm điểm xếp hạng tín dụng trong trường hợp này cũng mang tính chất tương đối, chưa thật sự phản ánh được đúng bản chất hoạt động của doanh nghiệp hiện tại.
Hiện tại, các việc xếp hạng tín dụng các đơn vị hạch toán phụ thuộc (công ty mẹ có quan hệ với Sở giao dịch) được thực hiện như sau: Chấm điểm tài chính của đơn vị hạch toán phụ thuộc còn điểm phi tài chính của công ty mẹ. Tuy nhiên, kết quả chấm điểm đối với các đơn vị phụ thuộc này chỉ dùng để phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro còn chính sách khách hàng của các đơn vị này vẫn được áp dụng theo chính sách khách hàng áp dụng đối với công ty mẹ. Chính việc này cũng cho thấy sự không thống nhất trong sử dụng kết quả chấm điểm xếp hạng tín dụng.
- Với hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của BIDV hiện nay, nhân tố con người vẫn đóng vai trò rất quan trọng. Phần lớn CBTD của BIDV đều ở độ tuổi tương đối trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động thực tế. Hơn nữa, việc triển khai hệ thống mới cũng chưa phải là dài nên một số CBTD vẫn chưa có được những hiểu biết sâu sắc cũng như kinh nghiệm trong việc vận hành hệ thống. Hầu hết CBTD vẫn chưa được trang bị kiến thức về xếp hạng tín dụng một cách đầy đủ, toàn diện, do đó kết quả xếp hạng tín dụng không chính xác do phụ thuộc vào nhiều yếu tố chủ quan của người đánh giá. Tại BIDV, có trường hợp kết quả xếp hạng tín dụng bị sai sót là do CBTD nhập báo cáo từ khách hàng không chính xác, chọn ngành nghề hoạt động không phù hợp, không thực hiện xếp hạng với những khách hàng thuộc đối tượng phải xếp hạng.
Ngoài hạn chế về kinh nghiệm thực tế, nhiều CBTD hiện nay còn chưa có tác phong làm việc chuyên nghiệp, CBTD coi trách nhiệm cung cấp thông tin là nghĩa vụ bắt buộc của khách hàng, còn bản thân học ít khi có thói quen giám sát khách hàng một cách thường xuyên liên tục. Điều này dẫn tới một thực tế là khi cần lấy thông tin, khách hàng sẽ trực tiếp đến NH để đưa thông tin thay vì CBTD tới các cơ sở để thu thập và xác minh thông tin. Do đó, nguồn thông tin từ khách hàng đôi khi là không chính xác. Thu thập thông tin
được coi là bước quan trọng nhất trong quy trình xếp hạng, một khi trách nhiệm của CBTD trong khâu này không cao thì rất khó có thể phát huy hiệu quả của hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ tới hoạt động tín dụng.
b. Tổ chức triển khai xếp hạng tín dụng:
Tổ chức xếp hạng tín dụng các doanh nghiệp chưa thực sự khoa học, còn mang tính chủ quan.
- Công xếp hạng tín dụng doanh nghiệp vay vốn được triển khai thực hiện định kỳ hàng tháng, giúp ngân hàng có thể cập nhật ngay được các thông tin về doanh nghiệp khi doanh nghiệp có bất kỳ thay đổi nào. Tuy nhiên, hầu hết các doanh nghiệp hoạt động đều có tính ổn định lâu dài, việc đánh giá, xếp hạng tín dụng như vậy là hơi nhiều, gây cảm giác nhàm chán và ảnh hưởng đến chất lượng đánh giá doanh nghiệp của các cán bộ trực tiếp xếp hạng.
- Công tác kiểm soát lại kết quả đánh giá xếp hạng tín dụng còn mang tính hình thức, chưa thực sự có tác dụng. Kết quả đánh giá xếp hạng tín dụng phần nhiều vẫn phụ thuộc vào việc đánh giá của cán bộ trực tiếp thực hiện.
c. Nguồn thông tin sử dụng trong công tác xếp hạng tín dụng:
- Hiện tại, các chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp vay vốn được tính toán sau đó so sánh với kỳ trước và với số trung bình ngành, nhóm ngành. Mục đích của việc làm này là giúp ngân hàng nhận biết được doanh nghiệp đang đứng ở vị trí nào so với toàn ngành. Vì mỗi ngành có đặc thù riêng trong hoạt động sản xuất kinh doanh, dẫn đến việc tính toán, đánh giá khả năng trả nợ vay ngân hàng của các doanh nghiệp thuộc các ngành nghề khác nhau thông qua các chỉ tiêu tài chính cũng không giống nhau. Hiện tại, Việt Nam vẫn chưa có thông tin về các chỉ tiêu tài chính trung bình ngành, nhóm ngành nên việc phân tích xếp hạng tín dụng các doanh nghiệp vay vốn cũng gặp phải những khó khăn nhất định. Chính bản thân ngân hàng khi thực hiện XHTD cũng phải tự tổng hợp số liệu từ các khách hàng của mình, cộng thêm kinh
nghiệm của các chuyên giac để đưa ra bộ số liệu chuẩn phục vụ cho việc đánh giá khách hàng.
- Các thông tin chuyên ngành mà cán bộ trực tiếp đánh giá xếp hạng thu thập được từ nhiều nguồn: Internet, doanh nghiệp, đối thủ cạnh tranh… Ngân hàng chưa tạo dựng được một hệ thống thông tin có thể đáp ứng kịp thời, có hiệu quả cho phân tích, dự báo tình hình tiền tệ, lãi suất, tín dụng, tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp.
- Công tác xếp hạng tín dụng được triển khai tại các chi nhánh trong toàn hệ thống Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Chính sách khách hàng và phân loại nợ đối với một khách hàng có quan hệ với nhiều chi nhánh được áp dụng thống nhất theo kết quả xếp hạng tín dụng của chi nhánh đánh giá thấp nhất. Hiện tại, thông tin xếp hạng tín dụng doanh nghiệp của các chi nhánh chưa được cập nhật và thông báo rộng rãi. Mỗi khi chi nhánh nào cần thông tin đều phải liên lạc qua điện thoại. Điều này làm giảm hiệu quả trong quá trình thực hiện. Mặt khác, đối với các khách hàng có dư nợ lớn kết quả xếp hạng tín dụng tại một trong các đơn vị của hệ thống nếu là nợ xấu (có thể do nguyên nhân khách quan) sẽ ảnh hưởng đến cơ cấu nợ xấu của các đơn vị thành viên khác.
- Nguồn thông tin sử dụng đối với khách hàng rất cá nhân khó đánh giá trong giai đoạn hiện nay, khi các thông tin tài chính về các khách hàng này chưa minh bạch. Khách hàng khó chứng minh các nguồn thu nhập có thể dùng làm nguồn trả nợ, gây khó khăn cho công tác đánh giá xếp loại khách hàng.
2.3.2.2. Nguyên nhân
Nguyên nhân chủ quan
a. Nguyên nhân từ nội bộ ngân hàng:
- Kinh nghiệm, trình độ, năng lực của người xây dựng, thực hiện phân tích, xếp hạng khách hàng doanh nghiệp còn có hạn chế.
Hệ thống xếp hạng tín dụng của BIDV được xây dựng dựa trên ý tưởng và ý kiến của các bộ phận tham gia: Bộ phận chuyên trách (một số cán bộ của Ban Quản lý rủi ro và Ban Quản lý tín dụng), chuyên gia tư vấn, Ban công nghệ thông tin, cán bộ các chi nhánh. Đây là những chuyên gia có năng lực, kinh nghiệm và khả năng cập nhật, vận dụng các yếu tố kỹ thuật của phân tích tín dụng vào việc xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, do số lượng các ngành và nhóm ngành nhiều nên nếu chia nhỏ các chỉ tiêu đặc trưng cho từng ngành và xây dựng bộ chấm điểm đối với những ngành đó là một khối lượng công việc khổng lồ. Vì vậy, hệ thống chấm điểm xếp hạng tín dụng các doanh nghiệp vay vốn chỉ bao gồm những chỉ tiêu chung nhất đối với các ngành và nhóm ngành. Sự khác biệt giữa các ngành và nhóm ngành là ở mức độ quan trọng của các yếu tố tác động đến ngành, nhóm ngành đó.
+ Bộ phận trực tiếp triển khai:
Yêu cầu của xếp hạng doanh nghiệp là những thông tin thu thập được cần đầy đủ, chính xác và phải được xử lý một cách độc lập, khách quan, nhằm đưa ra những thông tin hữu ích cho việc xếp hạng. Để đảm bảo được yêu cầu đó thì đòi hỏi người phân tích xếp hạng doanh nghiệp phải là người vừa có trình độ chuyên môn nghiệp vụ giỏi, vừa phải có kinh nghiệm, am hiểu nhiều lĩnh vực khác nhau, nhạy bén với những thông tin mới đồng thời không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố chủ quan quyết định. Thực tế cho thấy, đội ngũ cán bộ tại BIDV tương đối trẻ, khá năng động nhạy bén, chuyên môn nghiệp vụ vững. Tuy nhiên, mỗi cán bộ phụ trách một số lượng các khách hàng nhất định, và thường hoạt động trong một số ngành khác nhau. Vậy nên việc am hiểu sâu nhiều lĩnh vực khác nhau khi thực hiện xếp hạng doanh nghiệp hoạt động ở các ngành, lĩnh vực khác nhau có phần khó khăn.
- BIDV chưa xây dựng được bộ phận hỗ trợ chuyên trách xếp hạng tín dụng các đơn vị như: cập nhật các thông tin về ngành, giải đáp các vấn đề khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện công tác xếp hạng tín dụng.
Nguyên nhân khách quan - Về chế độ kế toán thống kê:
Hiện nay, chế độ kế toán Việt Nam đã có bước chuyển mình căn bản, thể hiện qua các chuẩn mực kế toán đã được ban hành, trong đó có chuẩn mực kế toán số 24- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ được ban hành theo quyết định số 149/QĐ- BTC ngày 31/12/2001. Thực tế, đây là báo cáo mà ngân hàng hết sức quan tâm bởi nó là công cụ để ngân hàng kiểm tra, đánh giá tính hợp lý của các khoản mục trên bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh. Bên cạnh đó, báo cáo lưu chuyển tiền tệ còn là cơ sở để đánh giá khả năng thanh toán, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh và khả năng linh động về tài chính của doanh nghiệp thông qua các luông tiền ra và luồng tiền vào.
Tuy nhiên, hiện nay tại Việt Nam, việc lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ vẫn chưa bắt buộc mà chỉ mang tính chất khuyến khích các doanh nghiệp lập và sử dụng. Tính chính xác của báo cáo này chưa cao. Chính vì vậy, công tác xếp hạng tín dụng doanh nghiệp chưa sử dụng được kết của của Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
- Số liệu thống kê về ngành
Cho đến nay, chưa có một cơ quan nào có thông tin được thông báo rộng rãi về các chỉ tiêu trung bình ngành, nhóm ngành. Số liệu trung bình ngành hiện tại chủ yếu tại các công trình nghiên cứu khoa học cấp cơ sở hoặc cấp bộ đối với một số ngành nhất định như giấy, xi măng, điện… Điều này khiến cho việc xác định các bộ chỉ tiêu có phần khó khăn, dựa vào kinh nghiệm của người phân tích và tập hợp số liệu của các doanh nghiệp trong từng ngành mà ngân hàng đã và đang quản lý.
- Báo cáo tài chính:
Nguồn thông tin được sử dụng trong phân tích tài chính của doanh nghiệp là các báo cáo tài chính. Các báo cáo tài chính của doanh nghiệp phần
nhiều vẫn chưa được kiểm toán nên mức độ tin cậy không cao.
- Môi trường cho dịch vụ xếp hạng tín dụng các doanh nghiệp vay vốn hoặc nhà phát hành trong nước ít phát triển.
Các tổ chức xếp hạng tín dụng có vai trò hết sức quan trọng trong việc phát triển các nghiệp vụ xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại bất kỳ quốc gia nào. Hiện nay tại Việt Nam vẫn chưa có luật nào quy định điều kiện cho sự ra đời và phát triển của tổ chức xếp hạng tín dụng chuyên nghiệp.
CHƯƠNG III