6. Kết cấu luận văn
1.2.3. Kinh nghiệm đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của một số
hàng trong nước và bài học rút ra cho BIDV Thái Nguyên
1.2.3.1. Bài học kinh nghiệm về bồi dưỡng và xây dựng đội ngũ quản lý từ Vietcombank
Trải qua gần 50 năm xây dựng và phát triển, từ một ngân hàng chuyên doanh phục vụ kinh tế đối ngoại, Vietcombank ngày nay đã trở thành một ngân hàng đa năng hoạt động đa lĩnh vực, cung cấp cho khách hàng đầy đủ các dịch vụ tài chính hàng đầu; có đội ngũ cán bộ có chuyên môn vững vàng, nhạy bén với môi trƣờng kinh doanh hiện đại, mang tính hội nhập cao….
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Để bồi dƣỡng và xây dựng một đội ngũ quản lý vững mạnh, trong hơn 50 năm qua Ngân hàng này đã thực hiện tốt bảy nhiệm vụ quan trọng, gồm:
- Đƣa ra quy trình quy hoạch cán bộ và thực hiện theo quy trình; - Phát hiện nhân lực để bồi dƣỡng;
- Lựa chọn lãnh đạo quản lý theo tiêu chí cụ thể và có sàng lọc;
- Phân chia các lớp cán bộ quản lý theo chức danh và kinh nghiệm công việc;
- Chuẩn hóa chức danh quản lý các cấp và có chƣơng trình đào tạo kỹ năng quản lý cho từng chức danh;
- Đánh giá chất lƣợng cán bộ quản lý hàng năm;
- Luân chuyển cán bộ giữa các phòng/ban và giữa hội sở chính với các chinh nhánh và có cơ chế lƣơng thƣởng, đãi ngộ, khuyến khích cán bộ quản lý; có chế độ lƣơng cứng, lƣơng mềm, thƣởng…
1.2.3.2. Bài học về liên kết đào tạo của Techcombak
Để thực hiện mục tiêu trở thành “Ngân hàng tốt nhất và Doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam”, Techcombank luôn dành sự ƣu tiên đặc biệt cho công tác tuyển dụng, huấn luyện, phát triển nguồn nhân lực theo chuẩn mực quốc tế cũng nhƣ công tác đào tạo, phát triển và quản lý tài năng làm nền móng cho sự phát triển bền vững mang tính chiến lƣợc. Trong hơn 10 năm qua, Techcombank đã hợp tác với Công ty CP đào tạo và tƣ vấn nghiệp vụ ngân hàng (BTC) trong các chƣơng trình đào tạo nghiệp vụ, đào tạo chức danh…, đặc biệt trong thời gian qua, Techcombank đã hợp tác với BTC triển khai chƣơng trình Huấn luyện trƣớc tuyển dụng - Futurer Bankers theo tiêu chuẩn quốc tế cho mọi cá nhân tốt nghiệp Đại học, Cao đẳng …có mong muốn đƣợc vào làm việc tại Techcombank tại các vị trí: Giao dịch viên, Chuyên viên tƣ vấn tài chính cá nhân, Trợ lý chuyên viên khách hàng Doanh nghiệp. Chƣơng trình Futurer Bankers đƣợc thiết kế dựa trên yêu cầu về năng lực của nhân
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
viên thuộc từng vị trí chức danh. Quá trình triển khai đào tạo đƣợc giám sát chặt chẽ, tuân thủ các quy định về chất lƣợng của tổ chức kiểm định quốc tế, thời gian thực hiện trong khoảng 1 năm. Học viên Futurer Bankers đƣợc đào tạo qua 5 giai đoạn:
-Sơ tuyển về ngoại hình và khả năng giao tiếp, kiến thức nền tảng về ngân hàng
-Đào tạo trên lớp về nghiệp vụ theo tiêu chuẩn ngân hàng quốc tế và kỹ năng làm việc chủ động trong môi trƣờng ngân hàng
-Thực tập theo nghề tại các Chi nhánh ngân hàng Techcombank -Thực hành theo nghề trên mô hình
-Thực hiện các dự án theo nghề và thi tốt nghiệp
Sau khi hoàn tất 5 giai đoạn và có bằng Futurer Bankers, học viên sẽ đƣợc Techcombank đặc cách vào vòng phỏng vấn cuối cùng trƣớc khi tuyển dụng.
Với chiến lƣợc nhƣ vậy, Techcombank có đƣợc đội ngũ cán bộ mới có đạo đức nghề nghiệp và kỹ năng làm việc chuẩn hóa ngay từ đầu, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.
1.2.3.3. Bài học về đánh giá kết quả học tập từ Vietinbank
Trong thời kỳ đổi mới và hội nhập, VietinBank luôn coi việc phát triển nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng, mang tính quyết định đối với sự phát triển bền vững của toàn hệ thống.
Từ năm 2009 đến nay, nhằm đảm bảo lực lƣợng cán bộ VietinBank đáp ứng tốt yêu cầu về khối lƣợng và chất lƣợng công việc ngày càng cao, đủ sức cạnh tranh với các ngân hàng lớn trong khu vực và trên thế giới, VietinBank đã thực hiện kiện toàn bộ máy tổ chức từ HĐQT, Ban điều hành, Trƣởng, Phó các phòng/ban Trụ sở chính đến các Chi nhánh một cách minh bạch.
Công tác đào tạo, bồi dƣỡng và phát triển nguồn nhân lực cũng luôn đƣợc quan tâm sát sao. VietinBank thƣờng xuyên tổ chức đào tạo và đào tạo
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
lại cán bộ, đào tạo nghiệp vụ chuyên sâu; tổ chức các đợt học tập, thực tập, khảo sát, hội thảo trong và ngoài nƣớc về các lĩnh vực then chốt nhƣ quản trị rủi ro, giải pháp công nghệ cho ngân hàng, tài trợ thƣơng mại, thẩm định, dịch vụ ngân hàng bán buôn và bán lẻ…; đồng thời khuyến khích cán bộ nâng cao trình độ thông qua việc tham gia các khóa học bên ngoài do Ngân hàng đài thọ; thƣờng xuyên tiến hành khảo sát, đánh giá kết quả học tập một cách chính xác từ thực tế của từng cán bộ thông qua các kỳ kiểm tra sát hạch và kết quả kinh doanh, hiệu quả làm việc…, những cán bộ không đáp ứng đƣợc năng lực, trình độ đƣợc sắp xếp và cơ cấu lại.
1.2.3.4. Một số bài học kinh nghiệm có thể vận dụng cho BIDV Thái Nguyên
Từ những bài học kinh nghiệm của các nƣớc trên thế giới và các Ngân hàng trong nƣớc nêu trên, có thể rút ra một số bài học áp dụng cho BIDV Thái Nguyên để nâng cao chất lƣợng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực nhƣ sau:
- Phân chia nhân lực thành các nhóm nhân sự, sắp xếp thứ tự ƣu tiên và bố trí ngân sách, thời gian để đào tạo những nhóm nhân sự mục tiêu, quan trọng. Trƣớc hết cần tập trung cho nhóm nhân sự quản lý và nhóm nhân sự làm công tác quan hệ khách hàng, xây dựng các chƣơng trình đào tạo cho các nhóm đối tƣợng này; đồng thời cần xây dựng chƣơng trình đào tạo cho nhóm nhân viên tân tuyển và thực hiện đào tạo ngay sau khi tuyển dụng, trƣớc khi bƣớc vào công việc thực sự. Để bồi dƣỡng và xây dựng đội ngũ cán bộ vững mạnh, cần phân chia các lớp cán bộ quản lý theo chức danh và kinh nghiệm công việc, chuẩn hóa chức danh quản lý các cấp và có chƣơng trình đào tạo kỹ năng quản lý cho từng chức danh.
- Liên kết với các cơ sở đào tạo nhƣ các trƣờng đại học, các Công ty đào tạo...Bên cạnh việc đào tạo kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, để nâng cao chất lƣợng và hiệu quả công việc cần thiết phải đào tạo các kỹ năng mềm,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
các kiến thức về pháp luật, về lý luận chính trị….Do đó cần thiết phải có sự liên kết với các cơ sở chuyên đào tạo đối với từng lĩnh vực để từ đó lựa chọn đối tác hợp tác theo nhu cầu đào tạo từng giai đoạn. Sự liên kết này sẽ góp phần gia tăng hiệu quả đào tạo nhờ sự chuyên nghiệp trong việc triển khai chƣơng trình đào tạo cũng nhƣ sự chuyên sâu của giảng viên trong lĩnh vực/nội dung đào tạo.
- Yêu cầu tiếng Anh là bắt buộc: để đảm bảo khả năng cạnh tranh quốc tế, cần đƣa ra tiêu chuẩn tiếng Anh bắt buộc đối với một số vị trí nhất định, thƣờng xuyên có khả năng tiếp xúc với các khách hàng, công việc có tính chất quốc tế, đòi hỏi trình độ tiếng Anh phải thông thạo.
- Bài học về đạo đức kinh doanh: mặc dù tại BIDV Thái Nguyên chƣa phát sinh rủi ro đạo đức của cán bộ ngân hàng gây ra song để đảm bảo sự phát triển bền vững, lâu dài thì bên cạnh việc đào tạo các kiến thức chuyên môn nghiệp vụ cần phải tăng cƣờng giáo dục tƣ tƣởng, ý thức, tinh thần trách nhiệm với công việc; bồi dƣỡng lý luận chính trị để rèn luyện bản lĩnh cho cán bộ nhân viên.
- Tăng cƣờng công tác đánh giá sau đào tạo thông qua việc thƣờng xuyên tiến hành khảo sát, đánh giá kết quả hoạt động một cách chính xác từ thực tế của từng cán bộ thông qua các kỳ kiểm tra sát hạch và kết quả kinh doanh, hiệu quả làm việc…. Thực hiện sắp xếp, cơ cấu lại những cán bộ không đáp ứng đƣợc năng lực, trình độ. Điều này sẽ tạo ra động lực và áp lực để nhân viên tự giác học tập và tìm cách áp dụng kiến thức đƣợc đào tạo vào thực tiễn công việc.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Chƣơng 2
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu
- Thực trạng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Thái Nguyên?
- Các yếu tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Thái Nguyên?
- Cần phải thực hiện những giải pháp nào để nâng cao chất lƣợng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Thái Nguyên?
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.2.1. Cơ sở phương pháp luận
Cơ sở phƣơng pháp luận là phƣơng pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Theo đó:
Đánh giá về công tác đào tạo nguồn nhân lực của đơn vị công tác phải căn cứ vào các yếu tố lịch sử không gian và thời gian cụ thể; phải căn cứ vào điều kiện cụ thể của đơn vị công tác để thấy đƣợc: thực trạng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại đơn vị mình nghiên cứu; thấy đƣợc lợi thế, điểm mạnh - điểm yếu của công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại đơn vị, từ đó đƣa ra đƣợc những giải pháp phù hợp với điều kiện thực tế, đƣa ra đƣợc những kế hoạch đào tạo hợp lý, có ý nghĩa ứng dụng. Nếu xa rời thực tiễn thì các giải pháp đề ra chỉ mang tính lý thuyết, không phát huy đƣợc vai trò và tác dụng, hơn nữa lại không đƣợc kiểm chứng thì không thể đánh giá đƣợc giá trị thực tế của phƣơng pháp đó đối với yêu cầu thực tiễn để có thể đƣa ra những điều chỉnh thích hợp.
Mục tiêu của đề tài là nhằm nâng cao chất lƣợng đào tạo nguồn nhân lực tại đơn vị công tác, nhƣ vậy là một công trình nghiên cứu có thể ứng dụng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
ngay vào thực tiễn. Bởi vậy để đạt đƣợc mục tiêu, trƣớc hết phải có cách tiếp cận đúng đắn, đó là tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của phƣơng pháp duy vật biện chứng, bao gồm: nguyên tắc khách quan, nguyên tắc toàn diện, nguyên tắc phát triển, nguyên tắc lịch sử - cụ thể và nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn.
2.2.2. Các phương pháp cụ thể
2.2.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
Chọn điểm nghiên cứu là bƣớc hết sức quan trọng cho việc nghiên cứu, chọn điểm nghiên cứu phải phù hợp với mục tiêu nghiên cứu của đề tài.
BIDV Thái Nguyên là một trong những ngân hàng lớn nhất trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên; xét trong hệ thống BIDV là Chi nhánh đứng đầu trong khu vực miền núi phía Bắc. Hàng năm luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ kinh doanh do Hội sở giao phó và Ngân hàng hoạt động hiệu quả trên địa bàn tỉnh. Đội ngũ cán bộ tại Chi nhánh đƣợc đánh giá là có trình độ chuyên môn tốt, có tinh thần trách nhiệm cao với công việc và tận tình phục vụ khách hàng. Tuy nhiên so với yêu cầu công việc trong giai đoạn hiện nay thì chất lƣợng nguồn nhân lực tại BIDV Thái Nguyên còn có những hạn chế nhất định. Do đó luận văn sẽ tập trung nghiên cứu, đánh giá thực trạng công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực tại đây để đƣa ra đƣợc các giải pháp hiệu quả góp phần nâng cao chất lƣợng đào tạo phát triển nguồn nhân lực, từ đó nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực của BIDV Thái Nguyên, đáp ứng yêu cầu hội nhập.
2.2.2.2 Phương pháp thu thập thông tin
Luận văn thực hiện thu thập cả thông tin sơ cấp và thông tin thứ cấp dựa trên nguồn số liệu điều tra, khảo sát và nghiên cứu tài liệu sẵn có.
Dữ liệu thứ cấp: thu thập thông tin thông qua các tài liệu nghiên cứu, các số liệu thống kê, các báo cáo, các tài liệu hội thảo; các báo cáo thƣờng niên của BIDV Thái Nguyên; một số website.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Cụ thể, để phục vụ cho mục đích nghiên cứu của luận văn, tác giả đã khai thác và sử dụng một số nguồn tài liệu sau đây:
- Báo cáo tổng kết hoạt động các năm của BIDV Thái Nguyên (từ 2010 đến 2012);
- Báo cáo công tác tổ chức cán bộ của BIDV Thái Nguyên giai đoạn 2010 - 2012;
- Sổ sách kế toán của BIDV Thái Nguyên (từ 2010 đến 2012); - Tra cứu thông tin tại các Website:
+ http://www.btc.com.vn (Trang web của Công ty Đào tạo và Tƣ vấn nghiệp vụ Ngân hàng - BTC);
+ http://www.vnba.org.vn (Trang web của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam); + http://www.vietcombank.com.vn (Trang web của Ngân hàng TMCP ngoại thƣơng Việt Nam)
+ http://www.viettinbank.vn (Trang web của Ngân hàng TMCP công thƣơng Việt Nam)
...
Dữ liệu sơ cấp: đƣợc thu thập trực tiếp từ các đơn vị của BIDV Thái Nguyên thông qua các cuộc điều tra thống kê. Các phƣơng pháp đƣợc sử dụng trong quá trình thực hiện luận văn:
Phương pháp quan sát: Quan sát là phƣơng pháp ghi lại có kiểm soát các sự kiện hoặc các hành vi ứng xử của con ngƣời.
Trên cơ sở kết quả quan sát quá trình các cán bộ tác nghiệp, giao tiếp với khách hàng, hƣớng dẫn, giải thích cho khách hàng, xử lý các vấn đề phát sinh, quan sát trong các buổi từ tập huấn nghiệp vụ tại Chi nhánh....để đƣa ra những đánh giá ban đầu mang tính trực quan về đối tƣợng nghiên cứu. Phƣơng pháp này đƣợc tác giả áp dụng thông qua việc sử dụng Phiếu quan sát
(theo mẫu tại Phụ lục 1), tác giả thực hiện quan sát quá trình làm việc của các cán bộ BIDV Thái Nguyên.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Phương pháp phỏng vấn: Có thể phỏng vấn bằng thƣ điện tử bằng cách gửi bảng câu hỏi đã soạn sẵn qua mail. Với phƣơng pháp này có thể điều tra với số lƣợng lớn đơn vị, điều tra đƣợc những ngƣời ở xa, thuận lợi cho ngƣời trả lời vì họ có thời gian để suy nghĩ kỹ câu trả lời, họ có thể trả lời vào lúc rảnh rỗi. Hoặc gặp trực tiếp đối tƣợng đƣợc điều tra để phỏng vấn theo một bảng câu hỏi đã soạn sẵn.
Phƣơng pháp này đƣợc tác giả sử dụng trong luận văn thông qua việc xây dựng phiếu điều tra (theo mẫu tại Phụ lục 2) và gửi cho các đối tƣợng đƣợc phỏng vấn, hình thức phỏng vấn là phỏng vấn trực tiếp và sử dụng email.
Kết quả của quá trình quan sát, phỏng vấn sẽ đƣợc sử dụng trong việc đƣa ra điểm mạnh, điểm yếu của nguồn nhân lực tại BIDV Thái Nguyên; đồng thời để kết hợp với các dữ liệu thứ cấp về tình hình đào tạo, phát triển nguồn nhân lực tại BIDV Thái Nguyên để nhận định chính xác hơn thực trạng, tìm ra những mặt hạn chế và nguyên nhân của những tồn tại đó.
2.2.2.3. Phương pháp xử lý thông tin
Trên cơ sở các thông tin đã thu thập đƣợc, tác giả tiến hành phân loại, thống kê thông tin theo thứ tự ƣu tiên về mức độ quan trọng của thông tin. Đối với các thông tin là số liệu, tiến hành lập các bảng, biểu và sử dụng phần mềm excel để xử lý, đƣa ra những số liệu tuyệt đối và tƣơng đối nhằm phục