6. Kết cấu luận văn
3.2.3. Ngân sách cho đào tạo
Bảng 3.7. Ngân sách cho đào tạo của BIDV Thái Nguyên giai đoạn 2010 - 2012 Năm Số lƣợng lao động
(Nguời)
Chi phí đào tạo
( triệu đồng)
Chi phí đào tạo BQ 1 lao động
(triệu đồng/ người)
2010 146 206 1.41
2011 161 374 2.33
2012 174 128 0.74
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Năm 2011 mặc dù số lƣợt ngƣời đƣợc đào tạo giảm đi so với năm 2010 nhƣng ngân sách cho đào tạo lại tăng lên. Đó là do trong năm 2011 cơ cấu đào tạo có sự thay đổi đáng kể so với năm 2010 theo hƣớng tăng cƣờng đào tạo cho đội ngũ cán bộ quản lý, đào tạo kỹ năng mềm và đào tạo nâng cao kiến thức chuyên môn nghiệp vụ - các lớp học tốn kém chi phí; giảm các lớp đào tạo kỹ năng cơ bản về chuyên môn nghiệp vụ. Về cơ cấu đào tạo về cơ bản tƣơng đồng với năm 2011 song số lƣợt cán bộ đƣợc đào tạo nhỏ hơn nhiều trong khi tổng số lao động của Chi nhánh tiếp tục tăng lên. Có sự giảm xuống này là do trong năm 2012 toàn hệ thống tập trung hoàn thiện các vấn đề sau cổ phần hóa, đặc biệt là các vấn đề về tổ chức, về cơ chế, quy chế, quy trình… để phù hợp với giai đoạn mới; công tác đào tạo của hệ thống theo đó cũng đang đƣợc tập trung soát xét để hoàn thiện quy chế, quy trình.
3.2.4. Nội dung chương trình đào tạo
Bảng số liệu dƣới đây cho thấy nội dung chƣơng trình đào tạo đa dạng, các lớp đào tạo kiến thức chuyên môn nghiệp vụ không cố định hàng năm mà linh hoạt, tùy theo nhu cầu thực tế phát sinh. Tuy nhiên có thể nhận thấy một số điểm nổi bật nhƣ: nghiệp vụ tín dụng luôn đƣợc chú trọng đào tạo thƣờng xuyên hàng năm - thể hiện qua số lƣợt ngƣời đào tạo tƣơng đối lớn và ổn định qua từng năm; các lớp đào tạo kỹ năng ngày càng đƣợc chú trọng triển khai, nhất là kỹ năng quản lý và kỹ năng mềm; tuy nhiên lớp cán bộ mới chƣa đƣợc tổ chức đều đặn hàng năm trong khi mỗi năm Chi nhánh đều tuyển dụng thêm khá nhiều cán bộ mới.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Bảng 3.8. Nội dung chƣơng trình đào tạo của BIDV Thái Nguyên từ 2010 - 2012
TT Chƣơng trình đào tạo
Số lớp, số lượt người được đào tạo từng năm
2010 2011 2012 Số lớp Số lƣợt ngƣời Số lớp Số lƣợt ngƣời Số lớp Số lƣợt ngƣời
I Chuyên môn nghiệp vụ 21 139 19 112 15 68
1 Nghiệp vụ tín dụng 4 29 4 24 4 26
2 Nghiệp vụ kinh doanh tiền tệ 2 7 2 6 1 2
3 Nghiệp vụ thẻ 2 5 1 2
4 Nghiệp vụ tài trợ thƣơng mại 2 3 2 5
5 Dịch vụ kiều hối và Western Union 1 2 2 4 6 Nghiệp vụ an toàn kho quỹ 1 56 1 15
7 Đào tạo công nghệ thông tin 4 15 1 8 1 2 8 Nghiệp vụ chứng khoán 1 1
9 Đào tạo đội ngũ ngân hàng bán lẻ 3 6 4 32 1 8 10 Chƣơng trình dự án WB giai đoạn 2 1 15 1 5
11 Tiếng Anh trực tuyến 1 10
12 Ngân hàng điện tử 1 2 2 13
13 Sản phẩm bán buôn cho CB QHKH DN 1 2 1 2
14 Chính sách bảo mật 1 3 1 7
15 Chuyển tiền quốc tế 1 2
II Đào tạo kỹ năng 11 30 11 61 9 24
1 Kỹ năng quản lý 7 17 9 23 7 15
2 Kỹ năng mềm 2 6 1 35 2 9
3 Kỹ năng đàm phán 1 2
4 Kỹ năng làm việc nhóm 1 5
5 Kỹ năng chăm sóc khách hàng quan trọng 1 3
III Đào tạo hội nhập 1 20 0 0 1 14
1 Đào tạo cán bộ mới 1 20 1 14
Tổng cộng 33 189 30 173 25 106
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
3.2.5. Trích dẫn một số nội dung quan trọng trong quy chế đào tạo của BIDV
Là một Chi nhánh thuộc hệ thống Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam, mọi mặt hoạt động của BIDV Thái Nguyên đều phải tuân thủ quy định chung của hệ thống. Với mục tiêu của đề tài là nâng cao chất lƣợng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại BIDV Thái Nguyên, ở đây tác giả sẽ nêu đầy đủ quy trình đào tạo của hệ thống đồng thời tiến hành phân tích rõ vai trò của Chi nhánh trong từng khâu của quy trình; đƣa ra những ƣu điểm cũng nhƣ những mặt còn hạn chế của quy trình, của công tác thực hiện tại Chi nhánh. Từ đó đƣa ra đƣợc những ý kiến đóng góp nhằm khắc phục những hạn chế đó, hay nói cách khác nhằm nâng cao chất lƣợng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của Chi nhánh đồng thời góp phần vào sự phát triển chung của hệ thống.
Theo quy chế đào tạo của BIDV, cán bộ công tác trong hệ thống có thể đƣợc cử đi tham gia các khóa đào tạo đào tạo hoặc tự đi đào tạo theo nhu cầu cá nhân.
3.2.5.1. Các hình thức đào tạo
Hiện nay quy chế đào tạo của BIDV quy định các hình thức đào tạo gồm:
Đào tạo bồi dưỡng thường xuyên (bồi dưỡng): Là loại hình đào tạo thƣờng xuyên nhằm cập nhật kiến thức, bổ sung và nâng cao trình độ, kỹ năng chuyên môn, hoàn chỉnh các tiêu chuẩn chức danh, ngạch bậc phù hợp với từng vị trí công việc, bao gồm: tập huấn, hội thảo, khảo sát (mang tính chất đào tạo nghiệp vụ chuyên môn hoặc kỹ năng mềm); đào tạo cán bộ lãnh đạo/quản lý; đào tạo kiến thức pháp luật; đào tạo kiến thức, kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ; đào tạo ngoại ngữ, quốc phòng - an ninh và các kiến thức bổ trợ khác.
Đào tạo theo hệ thống văn bằng: Là loại hình đào tạo đƣợc gắn với việc cấp văn bằng đƣợc Nhà nƣớc và/hoặc quốc tế công nhận nhƣ: đào tạo Tiến sỹ, Thạc sỹ, Cử nhân …
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Các hình thức đào tạo đặc thù khác: Là một số hình thức đào tạo chuyên sâu, đặc thù cấp chứng chỉ quốc tế nhƣ: Chứng chỉ phân tích tài chính - CFA, Chứng chỉ kiểm toán viên quốc tế - ACCA, Chứng chỉ hành nghề kế toán, kiểm toán - CPA, Chứng chỉ chuyên viên thanh toán thƣ tín dụng - CDCS, CITIF - Chứng chỉ tài trợ Thƣơng mại quốc tế…
3.3.5.2. Trình tự xây dựng một chương trình đào tạo phát triển do Trường Đào tạo cán bộ BIDV tổ chức
Quy chế đào tạo của BIDV quy định các bƣớc trong quy trình đào tạo do Trƣờng Đào tạo cán bộ BIDV tổ chức nhƣ sau:
a/ Xác định nhu cầu:
Trên cơ sở đánh giá về tình hình triển khai công tác đào tạo hàng năm, thực trạng về chất lƣợng cán bộ của hệ thống, Trƣờng đào tạo cán bộ BIDV là đầu mối phối hợp với Ban Tổ chức cán bộ và các đơn vị liên quan nghiên cứu xây dựng mẫu thống kê xác định nhu cầu đào tạo gửi các đơn vị trong hệ thống (Phụ lục 4: Đăng ký nhu cầu đào tạo cho cán bộ năm 2013).
Trƣớc ngày 30/11 hàng năm, căn cứ vào nhu cầu theo khung đào tạo đã xác định cho từng đối tƣợng cán bộ, các Chi nhánh xây dựng kế hoạch đào tạo của đơn vị mình và xác định các nội dung đề nghị đƣợc tự tổ chức, đề xuất các nội dung cần BIDV hỗ trợ đào tạo trong năm tiếp theo gửi Trƣờng đào tạo cán bộ xem xét để xây dựng kế hoạch đào tạo hàng năm.
b/ Xây dựng và hướng dẫn triển khai Kế hoạch đào tạo:
* Dự thảo Kế hoạch đào tạo: Căn cứ nhu cầu đào tạo của các Chi nhánh, Trƣờng đào tạo cán bộ tổng hợp nhu cầu đào tạo trong toàn hệ thống, xây dựng dự thảo Kế hoạch đào tạo.
* Lấy ý kiến tham gia dự thảo Kế hoạch đào tạo: Trƣờng đào tạo cán bộ BIDV lấy ý kiến tham gia của Ban Tổ chức cán bộ và các đơn vị, cá nhân có liên quan về dự thảo Kế hoạch đào tạo.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
* Duyệt kế hoạch đào tạo: Trƣờng đào tạo cán bộ tổng hợp ý kiến tham gia, chỉnh sửa, bổ sung, hoàn thiện Kế hoạch đào tạo trình Tổng Giám đốc báo cáo Hội đồng Quản trị phê duyệt. Hội đồng quản trị xem xét, phê duyệt và ban hành Kế hoạch đào tạo.
* Hướng dẫn triển khai Kế hoạch đào tạo: Trên cơ sở Kế hoạch Đào tạo đã đƣợc Hội đồng quản trị phê duyệt, Trƣờng đào tạo cán bộ trình Tổng Giám đốc văn bản hƣớng dẫn triển khai Kế hoạch đào tạo và gửi đến các đơn vị trong toàn hệ thống về việc triển khai kế hoạch đào tạo
c/ Xây dựng kế hoạch thực hiện chi tiết các khóa đào tạo
Căn cứ hƣớng dẫn triển khai công tác đào tạo của Tổng Giám đốc, các Ban/Trung tâm tại Trụ sở chính xây dựng cụ thể nội dung đào tạo, tập huấn do đơn vị mình đƣợc giao đầu mối (theo biểu mẫu tại Phụ lục 5) gửi về Trƣờng đào tạo cán bộ có ý kiến theo thời hạn quy định tại hƣớng dẫn triển khai công tác đào tạo hàng năm.
Trƣờng hợp khóa đào tạo do Trƣờng đào tạo cán bộ đƣợc giao đầu mối, Trƣờng đào tạo cán bộ xây dựng cụ thể nội dung đào tạo, tập huấn.
Trên cơ sở Kế hoạch đào tạo, văn bản Hƣớng dẫn triển khai công tác đào tạo và nội dung đào tạo do các Ban/Trung tâm tại Trụ sở chính/Trƣờng đào tạo cán bộ đầu mối xây dựng, Trƣờng đào tạo cán bộ tổng hợp, xây dựng cụ thể Kế hoạch đào tạo chi tiết (nội dung đào tạo cụ thể, số lớp, số học viên/lớp, phƣơng thức đào tạo (đào tạo trực tiếp, online), giảng viên, địa điểm tổ chức, thời gian tổ chức, dự toán kinh phí đào tạo năm,….) (theo biểu mẫu tại Phụ lục 5) trình Phó Tổng Giám đốc phụ trách công tác đào tạo và Phó Tổng giám đốc phụ trách công tác Tài chính Kế toán phê duyệt. Thời hạn thực hiện theo quy định tại Hƣớng dẫn triển khai công tác đào tạo của Tổng Giám đốc.
Theo quy chế đào tạo của BIDV, mỗi nội dung, chƣơng trình đào tạo do BIDV tổ chức đều phải xác định rõ mục tiêu của khoá đào tạo, đối tƣợng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
tham dự, nội dung đào tạo, thời gian đào tạo, các yêu cầu đạt đƣợc đối với học viên sau khi kết thúc đào tạo. Theo đó Kế hoạch đào tạo chi tiết phải xác định rõ đƣợc những nội dung sau:
* Nội dung chương trình của khóa đào tạo
Các nội dung chƣơng trình của khóa đào tạo, tập huấn phải đáp ứng mục đích đào tạo, đối tƣợng tham dự và gắn với thực tiễn công việc. Nội dung đào tạo phải đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt. Cụ thể theo quy chế nhƣ sau: + Đối với nội dung, chƣơng trình đào tạo tập huấn, hội thảo nghiệp vụ hoặc hội thảo khoa học do các Ban/Trung tâm tại Trụ sở chính đề xuất: do Phó Tổng Giám đốc phụ trách đào tạo phê duyệt trên cơ sở ý kiến thống nhất giữa Ban/Trung tâm tại Trụ sở chính và Trƣờng đào tạo cán bộ.
+ Đối với các chƣơng trình đào tạo trong kế hoạch năm đã đƣợc phê duyệt: do Giám đốc Trƣờng đào tạo phê duyệt (có tham vấn ý kiến của các Ban/Trung tâm nghiệp vụ liên quan tại Trụ sở chính và/hoặc Hội đồng cố vấn chuyên môn đào tạo).
+ Đối với các chƣơng trình đào tạo do đơn vị tự tổ chức/thuê ngoài theo kế hoạch đào tạo hàng năm đã đƣợc phê duyệt: do cấp có thẩm quyền phê duyệt dự toán, quyết toán kinh phí đào tạo phê duyệt.
* Đối tượng tham gia đào tạo: Xác định rõ đối tƣợng tham gia (Lãnh đạo/cán bộ Chi nhánh/Ban/Phòng,…)
* Xác định số lớp, số học viên/lớp: Căn cứ trên số lƣợng học viên đƣợc giao theo kế hoạch đối với mỗi chƣơng trình, Trƣờng đào tạo cán bộ hoặc đơn vị đầu mối tổ chức chƣơng trình xác định cụ thể số lớp, số học viên/lớp.
* Xác định thời gian, địa điểm tổ chức khóa đào tạo:
- Xác định thời gian tổ chức khóa đào tạo: trong thời gian bao lâu? - Dự kiến thời gian triển khai: Dự kiến trong khoảng thời gian từ ngày/tháng/năm đến ngày/tháng/năm. Yêu cầu về thời gian đào tạo: phải kịp
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
thời, phù hợp với nhu cầu đào tạo của đơn vị và việc bố trí cán bộ tham gia đào tạo (hạn chế tổ chức các khóa đào tạo vào thời điểm cuối năm, thời điểm quyết toán hay triển khai kế hoạch kinh doanh).
- Địa điểm tổ chức khóa đào tạo: Dự kiến địa điểm tổ chức đối với khóa đào tạo tập trung, đào tạo bằng phƣơng thức truyền tải tài liệu qua mạng nội bộ nhƣng cần phải tập trung để giải đáp thắc mắc hoặc kiểm tra, khóa đào tạo theo hình thức khác cần phải tập trung học viên.
* Phương thức triển khai khóa đào tạo: xác định phƣơng thức đào tạo: Hiện nay Trƣờng đào tạo cán bộ BIDV triển khai áp dụng đa dạng các phƣơng thức đào tạo, tùy theo nội dung và yêu cầu của từng khóa đào tạo. Các phƣơng thức đào tạo điển hình có thể kể đến nhƣ:
- Đào tạo tập trung: tổ chức lớp học tập trung tại một địa điểm nhất định; - Đào tạo từ xa (Truyền tải tài liệu qua mạng nội bộ, sử dụng băng hình...); - Đào tạo online (đào tạo theo kiểu chƣơng trình hóa với sự trợ giúp của máy tính);
- Đào tạo theo kiểu phòng thí nghiệm: tổ chức các lớp học theo hình thức hội thảo trong đó chủ yếu đào tạo thông qua các bài tập tình huống, các bài tập giải quyết vấn đề, các trò chơi… giúp cho ngƣời học giải quyết các tình huống nhƣ trên thực tế;
- Mô hình hóa hành vi: thông qua việc tổ chức các cuộc thi tìm hiểu các quy định theo hình thức hội diễn trong đó các đội tham gia phải thể hiện bằng các vở kịch tự biên tự diễn. Đây là một phƣơng thức khá hiệu quả, thể hiện một cách thiết thực và sinh động kiến thức nhƣng tốn kém thời gian, công sức nên hiện nay áp dụng một cách hạn chế.
- Các đào tạo khác (ngân hàng ảo, đào tạo tại chỗ,…).
* Giảng viên đào tạo:
Căn cứ trên nội dung chƣơng trình, đơn vị đầu mối tổ chức xác định giảng viên đào tạo:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Giảng viên kiêm chức, hoặc - Giảng viên thuê ngoài, hoặc - Giảng viên chuyên trách, hoặc
- Kết hợp giảng viên kiêm chức, GV thuê ngoài, GV chuyên trách. Giảng viên kiêm chức phải đáp ứng đƣợc các điều kiện sau:
+ Là cán bộ đang công tác trong hệ thống BIDV, có phẩm chất đạo đức tốt; + Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: có bằng đại học trở lên phù hợp với lĩnh vực nghiệp vụ giảng dạy;
+ Thời gian công tác: có kinh nghiệm thực tế tối thiểu 05 năm trong lĩnh vực chuyên môn giảng dạy (trừ trƣờng hợp cán bộ có trình độ từ Tiến sỹ trở lên phù hợp với lĩnh vực, nghiệp vụ giảng dạy hoặc đang giữ chức vụ từ Trƣởng phòng trở lên trong lĩnh vực, nghiệp vụ giảng dạy);
+ Năng lực chuyên môn: có năng lực chuyên môn, am hiểu sâu và nắm vững nghiệp vụ giảng dạy, có kinh nghiệm xử lý các tình huống nghiệp vụ phát sinh, đƣợc lãnh đạo đơn vị nhận xét đánh giá có khả năng giảng dạy;
+ Sử dụng thành thạo các phần mềm ứng dụng tin học và phƣơng tiện phục vụ công tác giảng dạy liên quan; có khả năng truyền đạt lôgic, rõ ràng, dễ hiểu, khoa học các vấn đề chuyên môn, nghiệp vụ theo yêu cầu của khóa đào tạo.
* Kinh phí đào tạo
Lập kế hoạch chi tiết về chi đào tạo: chi cho giảng viên, chi cho học viên (ăn, nghỉ,….), chi phí tài liệu, chi phí tổ chức, chi phí cơ sở vật chất (thuê hội trƣờng,…), …
* Các nội dung khác (nếu có)