6. Kết cấu luận văn
2.3.1. Các chỉ tiêu phản ánh tình hình hoạt động của BID
- Dƣ nợ cuối kỳ, dƣ nợ bình quân, tỷ lệ nợ xấu - Huy động vốn cuối kỳ, huy động vốn bình quân - Thu dịch vụ ròng
- Lợi nhuận trƣớc thuế
- Các chỉ tiêu tƣơng đối phản ánh biến động qua các năm
2.3.2. Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng nguồn nhân lực tại BIDV Thái Nguyên
- Số lƣợng lao động - Cơ cấu lao động - Trình độ chuyên môn - Hiệu suất lao động
2.3.3. Các chỉ tiêu phản ánh thực trạng công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực tại BIDV Thái Nguyên nhân lực tại BIDV Thái Nguyên
- Số lƣợt cán bộ đƣợc tham gia đào tạo tại các lớp đào tạo tập trung hàng năm, số lƣợt đào tạo bình quân/1 lao động.
- Cơ cấu đào tạo (theo loại lao động, theo hình thức đào tạo, theo nội dung đào tạo).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Chƣơng 3
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI BIDV THÁI NGUYÊN 3.1. Tổng quan về BIDV Thái Nguyên
3.1.1. Giới thiệu về BIDV Thái Nguyên
3.1.1.1. Giới thiệu chung
- Tên đầy đủ: Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Thái Nguyên
- Tên giao dịch quốc tế: Joint Stock Commercial Bank for Investment and Development of Vietnam - Thai Nguyen Branch
- Tên gọi tắt: BIDV Thái Nguyên
- Địa chỉ: Số 653 - Đƣờng Lƣơng Ngọc Quyến, Thành phố Thái Nguyên, Tỉnh Thái Nguyên
- Điện thoại: 02803.651386/651155/757079 - Fax: 02803.753633
3.1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển:
BIDV Thái Nguyên là Chi nhánh cấp I trực thuộc BIDV đƣợc thành lập theo Nghị định 233/NĐ-TC-TCCB ngày 27/5/1957 về việc thành lập các Chi nhánh Ngân hàng Kiến thiết.
Lịch sử xây dựng, trƣởng thành của Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam nói chung và Chi nhánh Thái Nguyên nói riêng là một chặng đƣờng đầy gian nan thử thách nhƣng cũng rất đỗi tự hào gắn với từng thời kỳ lịch sử đấu tranh chống kẻ thù xâm lƣợc và xây dựng đất nƣớc của dân tộc Việt Nam...
Sau hơn 55 năm hoạt động, BIDV Thái Nguyên đã trải qua các giai đoạn phát triển với các tên gọi khác nhau cho phù hợp với chức năng nhiệm vụ và địa giới hành chính:
- Từ 1957 - 1981: Chi hàng Kiến thiết Bắc Thái.
- Từ 1981 - 1990: Chi nhánh Ngân hàng Đầu tƣ và Xây dựng Bắc Thái - Từ 1990 - 1996: Chi nhánh Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Bắc Thái
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Từ 1997 - tháng 04/2012: Chi nhánh Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Thái Nguyên. Năm 1996, trên cơ sở tách Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Bắc Thái thành 02 chi nhánh cấp I là Thái Nguyên và Bắc Kạn. Chi nhánh Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Thái Nguyên chính thức đƣợc thành lập theo quyết định số 267/QĐ - TCCB ngày 20/12/1996 của Chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam.
- Từ tháng 05/2012 đến nay: Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Thái Nguyên.
3.1.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh 2010 - 2012
Kể từ năm 2010 đến nay nền kinh tế thế giới và trong nƣớc có nhiều biến động phức tạp, môi trƣờng kinh doanh của hệ thống các ngân hàng thƣơng mại nói chung và BIDV Thái Nguyên nói riêng gặp rất nhiều khó khăn.
Mặc dù hoạt động trong môi trƣờng với nhiều điều kiện bất lợi, tập thể cán bộ BIDV Thái Nguyên luôn quyết tâm, đồng thuận vƣợt qua khó khăn với tinh thần trách nhiệm, nhiệt tình năng động, sáng tạo, tất cả vì lợi ích chung của tập thể. Nhờ vậy kết quả hoạt động của Chi nhánh qua từng năm luôn có sự tăng trƣởng tốt về cả quy mô, chất lƣợng và hiệu quả, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ kinh doanh hàng năm do Hội sở chính phân giao. Trong nhiều năm liền chi nhánh luôn đạt danh hiệu lá cờ đầu của khu vực Miền núi phía bắc cũng nhƣ của hệ thống ngân hàng thƣơng mại trên địa bàn.
Bảng 3.1. Kết quả kinh doanh của BIDV Thái Nguyên giai đoạn 2010 - 2012
Đơn vị tính: tỷ đồng
Stt Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
1 Lợi nhuận trƣớc thuế 75 102 143,3
2 Huy động vốn bình quân 1.795 2.268 2.930 3 Thu dịch vụ ròng (không gồm kinh
doanh ngoại tệ và phái sinh) 33 28 31.3 4 Dƣ nợ tín dụng cuối kỳ 2.899 3.495 4.407
5 Tỷ lệ nợ xấu 0.52% 0.57% 1,06%
6 Lợi nhuận trƣớc thuế BQ đầu ngƣời 0,52 0,66 0,86
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Nhận xét: các số liệu trên cho thấy trong 03 năm trở lại đây nguồn vốn huy động và dƣ nợ tín dụng của BIDV Thái Nguyên tăng trƣởng liên tục, thể hiện quy mô hoạt động ngày càng tăng. Thu dịch vụ ròng đạt kết quả tƣơng đối ổn định, tỷ lệ nợ xấu mặc dù tăng lên song đƣợc kiểm soát ở mức an toàn. Hiệu quả kinh doanh, hiệu suất lao động không ngừng đƣợc cải thiện, thể hiện qua hai chỉ tiêu lợi nhuận trƣớc thuế và lợi nhuận trƣớc thuế bình quân đầu ngƣời. Có thể nói trong 03 năm qua, BIDV Thái Nguyên đã gia tăng quy mô hoạt động một cách hiệu quả.
3.1.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực tại BIDV Thái Nguyên
3.1.2.1. Mô hình tổ chức, bố trí lao động
Tổng số cán bộ công nhân viên của BIDV Thái Nguyên là 174 ngƣời. Mô hình tổ chức bao gồm:
- Ban giám đốc: 1 Giám đốc và 03 Phó giám đốc
- Dƣới Ban Giám đốc là 11 phòng nghiệp vụ, 9 phòng giao dịch tƣơng ứng với 06 khối: Khối quan hệ khách hàng doanh nghiệp, Khối bán lẻ, Khối quản lý rủi ro, Khối tác nghiệp, Khối Quản lý nội bộ, Khối trực thuộc.
Nhìn chung BIDV Thái Nguyên đã xây dựng cho mình một mô hình tổ chức hợp lý, gọn nhẹ, đáp ứng yêu cầu hoạt động đồng thời đảm bảo phù hợp với mô hình chung của hệ thống và phù hợp với nền kinh tế thị trƣờng và phù hợp với định hƣớng phát triển kinh tế của ngành ngân hàng cũng nhƣ của địa phƣơng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Sơ đồ 2.1. Mô hình tổ chức của BIDV Thái Nguyên
Giám đốc Khối Quan hệ khách hàng DN : Quan hệ tác nghiệp : Quan hệ Chỉ đạo PGĐ. Phụ trách quan hệ khách hàng
Phòng QHKH
1
Khối quản lý rủi ro Khối quản tác nghiệp
Phòng GDKH cá nhân Phòng QHKH 2
Khối quản lý nội bộ
Phòng GDKH doanh nghiệp (Tổ thanh toán quốc tế trực thuộc) Phòng quản lý và dịch vụ kho quỹ Phòng Quản trị tín dụng Phòng Tài chính kế toán Phòng TCHC Các phòng giao dịch. PGĐ. Phụ trách Bán lẻ Phòng quản lý rủi ro Phòng Kế hoạch tổng hợp(Tổ điện toán trực thuộc) Khối bán lẻ PGĐ. Phụ trách tác nghiệp Phòng QHKH cá nhân
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 3.1.2.2. Đặc điểm nguồn nhân lực tại BIDV Thái Nguyên
* Số lượng lao động:
Bảng 3.2. Tăng trưởng lao động tại BIDV Thái Nguyên giai đoạn 2010 -2012
2010 Số LĐ 2011 Tăng trƣởng Số LĐ Tăng trƣởng 2012
Định biên TW giao 146 161 174
Số lao động có mặt đến 31/12 146 161 10% 174 8%
(Nguồn: Báo cáo công tác tổ chức cán bộ của BIDV Thái Nguyên từ 2010 -2012)
Nhận xét: Số lƣợng lao động của BIDV Thái Nguyên tăng trƣởng liên tục qua từng năm, đảm bảo nguồn nhân lực có đủ số lƣợng đáp ứng nhu cầu tăng trƣởng theo chiến lƣợc phát triển và kế hoạch kinh doanh hàng năm; đồng thời phải đảm bảo phù hợp với định biên Hội sở chính giao và với tốc độ tăng bình quân toàn ngành.
* Cơ cấu lao động:
Bảng 3.3. Cơ cấu lao động tại BIDV Thái Nguyên giai đoạn 2010 - 2012
Chỉ tiêu
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Số ngƣời Tỷ trọng (%) Số ngƣời Tỷ trọng (%) Số ngƣời Tỷ trọng (%) Theo giới tính Nam 54 37.0% 59 36.6% 62 35.6% Nữ 92 63.0% 102 63.4% 112 64.4% Theo tính chất LĐ 1. Lao động quản lý 26 17.8% 35 21.7% 45 25.9% Giám đốc, phó GĐ 3 2.0% 4 2.5% 4 2.3% Trƣởng, phó phòng 23 15.8% 31 19.2% 41 23.6% 2. LĐ chuyên môn 113 77.4% 118 73.3% 119 68.4%
3. LĐ giản đơn(lễ tân, lái
xe, bảo vệ…) 7 4.8% 8 5.0% 10 5.7% Theo trình độ Sau Đại học 2 1.4% 5 3.1% 8 4.6% Đại học 121 82.9% 134 83.2% 145 83.3% Cao đẳng 12 8.2% 11 6.8% 10 5.7% Trung cấp 9 6.1% 8 5.0% 7 4.1% Khác 2 1.4% 3 1.9% 4 2.3% Theo độ tuổi Dƣới 30 tuổi 64 43.8% 75 47.2% 87 50.0% Từ 30 đến 40 tuổi 56 38.4% 60 37.8% 59 33.9% Từ 41 đến 50 tuổi 11 7.5% 12 7.5% 17 9.8% Từ 51 tuổi trở lên 15 10.3% 12 7.5% 11 6.3% Tổng số CBCNV 146 161 174
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Qua các số liệu trên có thể nhận thấy một số đặc điểm nổi bật của nguồn nhân lực tại Chi nhánh nhƣ sau:
- Theo giới tính:
Nữ giới luôn chiểm tỷ lệ cao và đang có xu hƣớng tăng lên, đây là tình trạng chung của ngành ngân hàng. Điều này có lợi cho công tác đào tạo ở chỗ nữ giới vốn có bản tính chăm chỉ, cẩn thận, trong quá trình đào tạo sẽ luôn chuyên tâm học tập kiến thức và rèn luyện kỹ năng. Tuy nhiên có thể đem lại bất lợi cho công tác đào tạo nếu không sắp xếp bố trí thời gian đào tạo, cử cán bộ đi học một cách hợp lý do lao động nữ thƣờng bị chi phối bởi công việc gia đình.
- Theo tính chất LĐ:
Tỷ lệ lao động làm công tác quản lý không ngừng tăng lên, trong đó tập trung chủ yếu ở cấp trƣởng, phó phòng; tỷ lệ lao động chuyên môn giảm dần qua các năm; lao động giản đơn tăng song không đáng kể, do Chi nhánh mở rộng quy mô hoạt động nên cần bổ sung để đáp ứng các công tác hành chính, hậu cần. Có sự biến động cơ cấu lao động giữa LĐ quản lý và LĐ chuyên môn nhƣ vậy là trong những năm trở lại đây BIDV chuyển đổi mô hình hoạt động, theo mô hình mới có thêm nhiều phòng ban chuyên môn, đồng thời Chi nhánh cũng không ngừng mở rộng mạng lƣới, nhiều phòng giao dịch đƣợc thành lập. Từ đó số lƣợng cán bộ đƣợc bổ nhiệm làm công tác quản lý ở cấp trƣởng, phó phòng và tƣơng đƣơng tăng lên đáng kể, hầu hết là các cán bộ trẻ năng động, sáng tạo, có năng lực. Tuy nhiên kinh nghiệm và kiến thức quản lý lại chƣa có. Đòi hỏi cần phải chú trọng đào tạo những kiến thức cho đội ngũ này để nâng cao hiệu quả quản lý các cấp.
- Theo trình độ LĐ:
Chi nhánh luôn đƣợc đánh giá là Ngân hàng có chất lƣợng nguồn nhân lực cao so với các ngân hàng khác trên địa bàn. Tỷ lệ lao động có trình độ đại học và trên đại học luôn chiếm trên 80% và không ngừng tăng lên qua các năm.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Tỷ trọng LĐ có trình độ ĐH và trên ĐH ngày càng tăng tƣơng ứng đó là giảm tỷ trọng LĐ cao đẳng và trung cấp. Điều này là tín hiệu đáng mừng cho thấy trình độ kiến thức chuyên môn nghiệp vụ không ngừng đƣợc cải thiện. Khi đó đào tạo cần hƣớng tới trang bị những kĩ năng mềm nhƣ làm việc nhóm, giao tiếp, đàm phán…nhằm nâng cao hiệu quả công việc, phù hợp với xu thế mới.
Tuy nhiên số lao động có trình độ sau đại học còn chiếm tỷ lệ nhỏ. - Theo cơ cấu tuổi:
Chiếm tỷ trọng cao nhất là nhóm lao động dƣới 30 tuổi, tỷ lệ này đang tăng lên qua từng năm. Đội ngũ lao động trẻ này có ƣu điểm có khả năng học tập tiếp thu công nghệ hiện đại, năng động, mạnh dạn, đồng thời là giai đoạn khám phá tham dò bản thân để đƣa ra quyết định nghề nghiệp nên luôn nhiệt tình và hăng say với công việc. Tuy nhiên có điểm hạn chế là kinh nghiệm thực tế trong công việc còn ít. Vì vậy họ cần đƣợc chú trọng đào tạo để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cũng nhƣ những kỹ năng ứng xử trong quá trình giải quyết công việc.
Lao động trong độ tuổi 30 - 40 tuổi chiếm tỷ trọng cao thứ hai và thƣờng ở mức trên 30%, đội ngũ cán bộ quản lý chủ yếu tập trung trong độ tuổi này do đây là những lao động đã có một thời gian tƣơng đối dài tích lũy kinh nghiệm làm việc thực tế; lao động trên 40 tuổi chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ dƣới 20% và đang có xu hƣớng giảm dần.
* Điểm mạnh, điểm yếu của nguồn nhân lực tại Chi nhánh:
Trên cơ sở kết quả quan sát quá trình làm việc của các cán bộ, kết quả điều tra (Phụ lục 3) và trao đổi trực tiếp với Lãnh đạo Chi nhánh, với khách hàng có thể tổng kết một số điểm mạnh, điểm yếu của nguồn nhân lực tại Chi nhánh nhƣ sau:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Bảng 3.4. Tổng kết điểm mạnh, điểm yếu của nguồn nhân lực tại BIDV Thái Nguyên
Điểm mạnh Điểm yếu
- Có trình độ chuyên môn cao
- Tuổi đời trẻ, sức khỏe tốt, năng động, nhiệt huyết
- Tác phong làm việc nhanh nhẹn, thái độ nhiệt tình
- Khả năng giao tiếp tốt - Lực lƣợng đông đảo
- Thiếu kinh nghiệm làm việc
- Thiếu kỹ năng mềm (kỹ năng bán hàng, kỹ năng đàm phán…), nhiều cán bộ thuộc hàng ngũ lãnh đạo chƣa đƣợc trang bị kiến thức về khoa học quản lý
- Trình độ ngoại ngữ yếu
3.2. Thực trạng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại BIDV Thái Nguyên trong giai đoạn 2010 - 2012 Thái Nguyên trong giai đoạn 2010 - 2012
3.2.1. Quy mô đào tạo
Bảng 3.5. Quy mô đào tạo của BIDV Thái Nguyên giai đoạn 2010 - 2012 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Lƣợt ngƣời ĐT 189 173 106
Số CBNV 146 161 174
Số lƣợt ĐT bình quân 1 LĐ 1.3 1.1 0.6
(Nguồn: Báo cáo công tác tổ chức cán bộ của BIDV Thái Nguyên từ 2010 -2012)
Số liệu này cho thấy số lƣợt ngƣời đƣợc đào tạo giảm dần qua 03 năm trong khi đó số CBCNV của Chi nhánh tăng lên liên tục, theo đó số lƣợt đào tạo bình quân 1 lao động giảm xuống tƣơng ứng. Năm 2012 con số này nhỏ hơn 1 cho thấy trong năm 2012 nhiều lao động không đƣợc tham gia một khóa đào tạo nào.
Điều này phần nào cho thấy công tác đào tạo trong những năm qua chƣa thực sự đƣợc chú trọng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
3.2.2. Cơ cấu đào tạo
Bảng 3.6. Cơ cấu đào tạo của BIDV Thái Nguyên giai đoạn 2010 - 2012
Cơ cấu đào tạo
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Tuyệt đối (số lƣợt ngƣời) Tƣơng đối (%) Tuyệt đối (số lƣợt ngƣời) Tƣơng đối (%) Tuyệt đối (số lƣợt ngƣời) Tƣơng đối (%) Tổng 189 173 106
1. Theo loại lao động
- Quản lý 6 3.2% 13 7.5% 9 8.5%
- CBCNV 183 96.8% 160 92.5% 97 91.5%
2. Theo hình thức đào tạo
- Đào tạo bồi dƣỡng thƣờng
xuyên (tập huấn, hội thảo) 41 21.69% 38 21.97% 33 31.13% - Đào tạo có văn bằng tại các cơ
sở đào tạo 148 78.31% 135 78.03% 73 68.87%
3. Theo nội dung đào tạo
Đào tạo kỹ năng mềm và quản lý 30 15.9% 61 35.3% 24 22.6% Đào tạo kiến thức cơ bản về
chuyên môn nghiệp vụ 128 67.7% 90 52.0% 44 41.5% Đào tạo nâng cao kiến thức
chuyên môn nghiệp vụ 31 16.4% 22 12.7% 38 35.8%