Biện pháp tổng kết lý luận và thực tiễn nhằm cải tiến hiệu quả

Một phần của tài liệu Cải tiến công tác quản lý nhân sự làm việc trong dự án giáo dục ở nhà trường phổ thông nghiên cứu trường hợp của dự án VIE 98 018 (Trang 91)

6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3.3. Biện pháp tổng kết lý luận và thực tiễn nhằm cải tiến hiệu quả

tác QLNS

Sau khi các dự án giáo dục kết thúc, thì việc tổng kết lý luận và thực tiễn về các hoạt động là rất cần thiết. Tổng kết những bài học kinh nghiệm quý báu để phát triển các chƣơng trình và nội dung của các dự án khác trong tƣơng lai.

Ở dự án VIE/98/018, đã xây dựng một hệ thống lý luận về GDMT trong nhà trƣờng phổ thông, đƣợc các nhà quản lý giáo dục đánh giá rất cao. Nhƣ xây dựng các mô đun mẫu, các thiết kế mẫu.v.v...

Ngoài việc “Dự án đã xây đựng được cơ sở lý luận khoa học về GDMT để đưa GDMT vào trong các cấp học ra so với năm trước, Dự án đã có tiếng vang lớn trong xã hội sâu, rộng hơn...Điều vượt yêu cầu là HS không chỉ là người tiếp nhận những kiến thức về môi trường, có thái độ, hành vi đúng đắn với việc BVMT mà chính các em còn là người tuyên truyền và truyền bá những điều đã được học về môi trường tới gia đình và cộng đồng. Đây là thành công lớn của dự án”.

(Thứ trƣởng Bộ KH- MT Phạm Khôi Nguyên khẳng định)

3.3.4. Biện pháp tổ chức và quản lý của nhà nƣớc đối với các dự án giáo dục

Thực tế đã chỉ ra rằng, trong điều kiện hiện nay không thể không tính đến các mục tiêu xã hội khi xây dựng các dự án giáo dục, càng không thể giải quyết những vấn đề xã hội tách rời với hiện trạng giáo dục. Nâng cao chất lƣợng của các dự án giáo dục - đào tạo là cơ sở, là điều kiện để thực hiện các mục tiêu xã hội. Vì thế, các cơ quan quản lý nhà nƣớc cần thực thi các chiến lƣợc giáo dục (trong đó có “Chính sách và Chiến lược quốc gia về giáo dục môi trường” sẽ tạo ra điều kiện xã hội cần thiết, không thể thiếu đƣợc để thực hiện các dự án giáo dục. Nhƣ chúng ta đều biết, cuối năm 2004, Bộ Chính trị ra Nghị quyết 41 - NQ/T.Ƣ về bảo vệ môi trƣờng trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nƣớc. Nghị quyết nêu rõ tình hình bảo vệ môi trƣờng, quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và các giải pháp chính thực hiện công tác này.

Nhƣ vậy, chính sách giáo dục đúng là “nguồn gốc” của thắng lợi. Song, để chính sách giáo dục (trong đó có Chính sách và Chiến lược quốc gia về giáo dục môi trường) phát huy tác dụng tạo động lực cần phải có nhƣng giải pháp thích đáng. Chủ tịnh Hồ Chí Minh đã từng nhấn mạnh rằng, nghị quyết một nhƣng biện pháp phải mƣời. Chính sách giáo dục đúng là điều kiện cần, còn tổ chức thực hiện bằng những biện pháp giáo dục khả thi để đƣa chính

sách vào cuộc sống, đáp ứng yêu cầu của hàng triệu học sinh là điều kiện đủ. Ở đây chúng ta có thể tham khảo bảy giải pháp đã đƣợc nêu ra trong Nghị quyết 41 - NQ/T.Ƣ của Bộ Chính trị về bảo vệ môi trƣờng trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nƣớc.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức và trách nhiệm bảo vệ môi trƣờng.

Đa dạng hoá các hình thức tuyên truyền, phổ biến chính sách, chủ trƣơng, pháp luật và các thông tin về môi trƣờng và phát triển bền vững cho mọi ngƣời, đặc biệt là trong thanh niên, thiếu niên;

Đƣa nội dung giáo dục vào chƣơng trình, sách giáo khoa của hệ thống giáo dục quốc dân, tăng dần thời lƣợng và tiến tới hình thành môn học chính khoá đối với các cấp học phổ thông.

Tạo thành dƣ luận xã hội lên án nghiêm khắc đối với các hành vi gây mất vệ sinh và ô nhiễm môi trƣờng đi đôi với việc áp dụng các chế tài, xử phát nghiêm, đúng mức mọi vi phạm.

Xây dựng tiêu chí, chuẩn mực về môi trƣờng để đánh giá mức độ bảo vệ môi trƣờng của từng xí nghiệp, cơ quan, gia đình, làng, bản, khu phố, tập thể, cá nhân, cán bộ, đảng viên, đoàn viên và hội viên.

Khôi phục và phát huy truyền thống yêu thiên nhiên, nếp sống gần gũi, gắn bó với môi trƣờng.

Cùng với đó là các giải pháp:

Tăng cƣờng công tác quản lý nhà nƣớc về bảo vệ môi trƣờng; Đẩy mạnh xã hội hoá hoạt động bảo vệ môi trƣờng;

áp dụng các biện pháp kinh tế trong bảo vệ môi trƣờng; Tạo sự chuyển biến cơ bản trong đầu tƣ bảo vệ môi trƣờng;

Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực về môi trƣờng;

Mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế về môi trƣờng.

Ngoài các giải pháp nêu trên, tác giả ý thức sâu sắc về vai trò của luật pháp khi thực hiện các chƣơng trình và chính sách giáo dục. Đó là việc vấn đề:

3.3.5 Biện pháp luật hoá các chính sách đối với các dự án giáo dục

Luật hoá các chính sách giáo dục, tạo ra những cơ sở pháp lý vững chắc là một trong những điều kiện và tiền đề để bảo đảm tính khả thi của các dự án giáo dục. Trong nhà nƣớc pháp quyền, pháp luật là tối cao. Chính sách giáo dục là đối tƣợng điều chỉnh của pháp luật. Vì thế, thể chế hoá chính sách giáo dục là đòi hỏi tất yếu.

Đồng thời với thể chế hoá, việc xã hội hoá quá trình giải quyết các vấn đề giáo dục đã trở thành hƣớng đi và cách làm mang ý nghĩa thực tế rộng lớn. Nhà nƣớc hoá việc thực hiện các chính sách giáo dục trong điều kiện hiện nay hoàn toàn không còn phù hợp nữa. Do đó, việc huy động sức mạnh tổng hợp của Nhà nƣớc, của các tổ chức kinh tế, xã hội, các tổ chức quần chúng; huy động các nguồn lực (nhất là tài chính) của quốc gia và quốc tế để giải quyết các vấn đề giáo dục; thực hiện phƣơng châm Nhà nƣớc và nhân dân cùng làm, toàn xã hội cùng lo; Trung ƣơng, địa phƣơng, cơ sở cùng giải quyết đƣợc coi là con đƣờng để thực hiện có hiệu quả những vấn đề giáo dục.

Trong quá trình tổ chức thực hiện các dự án giáo dục, việc kiểm tra, đánh giá cần đƣợc đặt ra thƣờng xuyên, nhằm đảm bảo cho các dự án phát huy tác dụng đúng hƣớng và có hiệu quả, đồng thời xử lý các vi phạm xảy ra trong quá trình triển khai các dự án giáo dục.

Cần phải xây dựng các tổ chức Đảng, Công đoàn trong các dự án giáo dục, đồng thời phát huy vai trò to lớn, có ý nghĩa quyết định của Nhà nƣớc trong việc hoạch định và tổ chức thực hiện dự án giáo dục, trong đó có việc xây

dựng một đội ngũ những nhà nghiên cứu, những chuyên gia giỏi ở tầm vĩ mô, có khả năng luận chứng một cách khoa học những vấn đề của dự án giáo dục, trên cơ sở đó đề ra hệ thống chính sách giáo dục đúng, đáp ứng yêu cầu của cuộc sống đặt ra.

3.4. KHẢO NGHIỆM SỰ NHẬN THỨC TÍNH CẤP THIẾT VÀ TÍNH KHẢ THI CỦA CÁC BIỆN PHÁP KHẢ THI CỦA CÁC BIỆN PHÁP

Các biện pháp đề xuất trong luận văn đó đƣợc ngƣời thực hiện luận văn trƣng cầu ý kiến của cỏc nhà chuyờn mụn trong dự án VIE/98/018 và lãnh đạo ở một số nhà trƣờng phổ thông. Đối tƣợng xin ý kiến là cỏc cỏn bộ quản lý dự án, cố vấn dự án, hiệu trƣởng trƣờng phổ thông, cỏn bộ văn phòng dự án. Tổng số mẫu lấy ý kiến là 60 ngƣời (trong đó cỏn bộ quản lý dự án là 10 ngƣời, cố vấn dự án là 25 ngƣời, hiệu trƣởng trƣờng phổ thông là 10 ngƣời, cán bộ văn phòng dự án là 15 ngƣời).

Hai tiờu chớ xin ý kiến là thẩm định tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp. Mỗi ý kiến này đánh giá ở 3 mức:

- Rất cần thiết - Rất khả thi - Cần thiết - Khả thi

- Khụng cần thiết - Khụng khả thi

Kết quả khảo nghiệm đƣợc thể hiện ở bảng dƣới đây:

Kết quả Tớnh cần thiết Tớnh khả thi

Cỏc biện phỏp Rất cần thiết (%) Cần thiết (%) Chƣa cần thiết (%) Rất khả thi (%) Khả thi (%) Chƣa khả thi (%) Biện phỏp 1 15 85 0 13 87 0

Biện phỏp 2 17 83 0 15 85 0 Biện phỏp 3 15 85 0 15 85 0 Biện phỏp 4 20 80 0 25 75 0 Biện phỏp 5 20 80 0 10 90 0

Trong phần đặt câu hỏi mở trƣng cầu xem những ngƣời tham gia vào cuộc khảo nghiệm này cú gúp thờm ý kiến gỡ hoặc cú cỏc biện khỏc khụng, ngƣời thực hiện luận văn thu lƣợm đƣợc một số ý kiến đóng góp nhƣ sau:

1. Hội đồng chỉ đạo dự án cần đủ về số lƣợng các thành phần, chuyờn nghiệp và hiệu quả.

2. Tổ chức nhiều hỡnh thức tổ chức tập huấn trong dự án giáo dục hợn nữa, cấp chứng chỉ ngay sau mỗi đợt tập huấn cho ngƣời dự tập huấn.

3. Cú chớnh sỏch trợ giỏ cho cỏc ấn phẩm phỏt hành kốm của dự án, các chƣơng trỡnh truyền hỡnh nhằm tuyên truyên cho dự án giỏo dục.

4. Cần phải sớm có môn học riêng về GDMT ở nhà trƣờng phổ thông, ở các cấp học, bậc học trong hệ thống giáo dục quốc dân.

5. Có chính sách thu hút các nguồn tài trợ từ các quốc gia và các tổ chức quốc tế để tranh thủ các nguồn vốn đầu tƣ cho sự nghiệp giáo dục thông qua các DAGD ở nhà trƣờng phổ thông.

6. Đài Truyền hỡnh Việt Nam, báo Giáo dục – Thời đại chủ nhật cần tiếp tục đầu tƣ cho việc nâng cao chất lƣợng phát sóng

Kênh VTV2, các trang bài viết về GDMT của các tỉnh, thành trong cả nƣớc.

Bảng thu thập ý kiến trờn dự chỉ kiểm chứng về sự nhận thức song trên thực tế các biện pháp cũng đó bƣớc đầu đƣợc triển khai và thực hiện. Thành quả đóng góp đƣợc ghi nhận là có Nghị quyết 41 - NQ/T.Ƣ về bảo vệ môi trƣờng trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nƣớc (15 - 11 - 2004)

Sự đánh giá về mặt nhận thức cũng nhƣ kết quả bƣớc đầu về sự hiện thực hoá một số chủ trƣơng của các cấp lónh đạo các ngành vào thực tiễn chứng tỏ các biện pháp mà ngƣời thực hiện luận văn nêu có thể chấp nhận đƣợc trong các chƣơng trỡnh chung phối hợp của các ngành.

KẾT LUẬN

Cùng với công cuộc đổi mới phát triển kinh tế - xã hội là sự phát triển không ngừng của ngành giáo dục Việt Nam đòi hỏi công tác quản lý nhân sự làm việc trong giáo dục ở các cơ sở giáo dục trong đó có dự án quốc gia GDMT ở nhà trƣờng phổ thông VN - VIE/98/018 cần phải có những phƣơng hƣớng biện pháp quản lý hoạt động dự án phù hợp. Đối với vấn đề quản lý nhân sự của dự án VN - VIE/98/018 lại càng phải quan tâm một cách sâu sắc hơn. Vì “Bảo vệ môi trường là một trong những vấn đề sống còn của nhân loại; là nhân tố bảo đảm sức khoẻ và chất lượng cuộc sống của nhân dân; góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế - xã hội, ổn định chính trị, an ninh quốc gia và thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta” (Trích Nghị quyết 41 - NQ/T.Ư về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước”

Bảo vệ môi trƣờng vừa là mục tiêu, vừa là một trong những nội dung cơ bản của phát triển bền vững, phải đƣợc thể hiện trong các chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch, dự án phát triển kinh tế - xã hội của từng ngành và từng địa phƣơng. Khắc phục tƣ tƣởng chỉ chú trọng phát triển kinh tế - xã hội mà coi nhẹ bảo vệ môi trƣờng. Đầu tƣ cho bảo vệ môi trƣờng là đầu tƣ cho phát triển bền vững.

Những nội dung đƣợc trình bày trên đây cho thấy:

Thứ nhất, để đƣa nội dung GDMT vào hệ thống giáo dục quốc dân thì những dự án viên cần hoạt động một cách có kỷ luật và mang tính hệ thống cao. Điều này yêu cầu phải thƣờng xuyên quan tâm hoàn thiện công tác quản trị nhân lực của dự án.

Do vậy việc cải tiến hệ thống lý luận về quản lý nhân sự và việc vận dụng những lý luận đó là yêu cầu cấp thiết của thực tế khách quan không chỉ đối với dự án quốc gia GDMT ở nhà trƣờng phổ thông VN - VIE 98/018 mà còn đối với tất cả các dự án giáo dục khác ở Việt Nam.

Thứ hai, Chính sách, chế độ tiền lƣơng và khen thƣởng cho nhân sự làm việc trong dự án giáo dục mà mục tiêu của nó là “tạo động lực vật chất và tinh thần cho ngƣời lao động” , có khả năng tạo ra những bảo đảm xã hội, những khuyến khích xã hội, tích cực hoá những phẩm chất, những yếu tố hợp thành nguồn lực của dự án viên trên cơ sở đáp ứng những nhu cầu thiết thân đối với đời sống của hàng trăm lao động dự án, đó là việc làm, nâng cao đời sống, công bằng xã hội, nâng cao trình độ chuyên môn và tay nghề trong điều kiện có sự thay đổi sâu sắc về cơ cấu kinh tế, cơ chế quản lý và sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, kỹ thuật và công nghệ.

Có thể khẳng định rằng, không giải quyết đƣợc những vấn đề về việc làm và đời sống, không đào tạo và bồi dƣỡng trình độ chuyên môn cho lao động trong dự án thì không thể nói đến việc phát huy nguồn lực của lực lƣợng này.

Thứ ba, để vƣợt lên những hạn chế và yếu kém các dự án giáo dục cần phải đƣợc đổi mới trong quá trình hoạch định và tổ chức thực hiện, trong đó có vấn đề có tính nguyên tắc là cần phải xác định rõ những quan điểm định hƣớng cho quá trình hoạch định chính sách của dự án, đồng thời với việc đề ra những giải pháp bảo đảm cho quá trình thực thi của các chính sách của dự án giáo dục./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Nguyễn Quốc Chí, bài giảng “Những cơ sở của lý luận quản lý giáo dục”. Hà Nội 2003.

2. Nguyễn Thị Minh Hoà, “Chiến dịch những hạt mƣa xanh đến với thành phố cảng”, Giáo dục và thời đại chủ nhật. Số 12 (327). Ra ngày 25.3.2001, tr.46

3. Lệ Hƣơng, “Lễ phát động cuộc thi với chủ đề “Sống tiết kiệm vì moi trƣờng bền vững” ” Giáo dục và thời đại chủ nhật. Số 52 (367). Ra ngày 30.12.2001, tr.46

4. Minh Tuý, “Trƣờng THCS Trần Mai Ninh GDMT qua hoạt dộng đội” Giáo dục và thời đại chủ nhật. Số 19 (386). Ra ngày 12.5.2002, tr.46 5. Huệ Hƣơng, “Dự án VIE/98/018tham gia 3/8 dự án nhỏ trong đề án

“Đƣa các nọi dung bảo vệ môi trƣờng vào hệ thống GD quốc dân của Bộ GD & ĐT””. Giáo dục và thời đại chủ nhật. Số 19 (386). Ra ngày 12.5.2002, tr.46

6. Giáo dục và thời đại chủ nhật. Số 30 (397). Ra ngày 28.7.2002. “Dự án VIE/98/018: Những hoạt dộng trong nửa đầu năm 2002” , tr.46

7. Giáo dục và thời đại chủ nhật. Số 50 (417). Ra ngày 15.12.2002. “Họi thảo về GDMT cho các trƣờng phổ thông trọng điểm” , tr.46

8. Giáo dục và thời đại chủ nhật. Số 50 (417). Ra ngày 15.12.2002. “2003 - năm môi trƣờng ASEAN” , tr.46

9. Trần Đức, “Mỗi nhà trƣờng phổ thông Khánh Hoà sẽ là một ngôi nhà xanh”. Giáo dục và thời đại chủ nhật. Số 3 (422). Ra ngày 19.1.2003, tr.46.

10.Nguyễn Cảnh Toàn “Tổ chức sao cho giáo dục bảo vệ môi trƣờng có hiệu quả?”. Giáo dục và thời đại chủ nhật. Số 2 (421). Ra ngày 12.1.2003, tr.46.

11.Nguyệt Quế, “Trƣờng thực nghiệm GDPT Khánh Hoà Giáo dục môi trƣờng đạt hiệu quả cao từ hoạt động ngoại khoá”

12.Giáo dục và thời đại chủ nhật. Số 7 (426). Ra ngày 16.2.2003, tr.46. “lễ phát chứng chỉ tập huấn quốc gia về giáo dục môi truờng”

13.Giáo dục và thời đại chủ nhật. Số 7 (426). Ra ngày 16.2.2003, tr.46. “Hội thảo - Tập huấn về GDMT cho cán bộ doàn, đội”.

14.Giáo dục và thời đại chủ nhật. Số 9 (428). Ra ngày 2.3.2003, tr.46. “Hội đồng chỉ đạo: Họp bàn việc thúc đẩy hoạt động dự án VIE/98/018

Một phần của tài liệu Cải tiến công tác quản lý nhân sự làm việc trong dự án giáo dục ở nhà trường phổ thông nghiên cứu trường hợp của dự án VIE 98 018 (Trang 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)