Thực trạng mối quan hệ giữa đạo đức và pháp luật trong điều kiện nền kinh tế thị trƣờng

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức, liên hệ vào lĩnh vực đảm bảo an toàn, vệ sinh thực phẩm (Trang 52 - 58)

kiện nền kinh tế thị trƣờng

Ngày 4/01/2011, đoàn thanh tra của Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh do ông Huỳnh Lê Thái Hòa - chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực

phẩm thành phố - dẫn đầu đã thanh tra cơ sở Minh Tâm, chuyên chế biến thức ăn sẵn phục vụ các bữa liên hoan, sinh nhật, tiệc cưới, tại một hẻm nhỏ ở đường Trần Quang Diệu (phường 14, quận 3).

Khi đoàn thanh tra đến thì thấy cơ sở đang chế biến thực phẩm ngoài trời, nồi, chảo nấu ăn để dưới đất, thùng rác để gần nơi chế biến thực phẩm, quần áo ướt phơi trên lầu nhỏ nước xuống nguyên liệu thực phẩm... Cơ sở có khu vực bếp ăn nhưng rất hẹp, chỉ đủ hai người đứng nấu. Ông Huỳnh Lê Thái Hòa cho rằng chưa khi nào đoàn thanh tra Sở Y tế lại chứng kiến một cơ sở chế biến thức ăn dơ đến như vậy. Thế nhưng, cơ sở này vẫn có giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm do Phòng y tế quận 3 cấp. Đoàn thanh tra của Sở Y tế đã đình chỉ hoạt động của cơ sở này.Trong ngày, bốn đoàn thanh tra của Sở Y tế đã kiểm tra 14 cơ sở chế biến suất ăn sẵn, trong đó có ba cơ sở bị tạm đình chỉ hoạt động là Minh Tâm (quận 3), Trọng Khôi, Phú Quốc (quận Tân Bình) do không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, 10 cơ sở vi phạm một trong những điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm như khay đựng thức ăn chưa sạch, nền nhà xuống cấp, nhân viên chưa được khám sức khỏe, nhân viên chế biến trực tiếp mắc bệnh lây truyền, sử dụng phụ gia không rõ nguồn gốc hoặc hết hạn sử dụng...

Người dân vô tư tưới rau bằng phân tươi tại Tây Hồ. Rau sống được ủ trong khăn bẩn hơn cả giẻ lau, thớt thái thịt chín sống để lẫn lộn... Đó là những nguyên nhân khiến nhiều nhà hàng như Lá Cọ, Anh Tú Xịn, Trần Mục... bị buộc đóng cửa tại chỗ. Kết quả kiểm tra các cơ sở kinh doanh thực phẩm của 5 đoàn kiểm tra lưu động cho thấy hầu hết các hàng quán đều rất mất vệ sinh, kể cả những quán được cấp phép kinh doanh. Đoàn kiểm tra thứ nhất do PGS.TS Trần Đáng, Cục trưởng Cục An toàn vệ sinh thực phẩm là trưởng đoàn đã kiểm tra 5 cơ sở kinh doanh thịt chó tại phường Quảng An (Tây Hồ) và quận Cầu Giấy thì có đến 4/5 cơ sở phải đóng cửa ngay lập tức. Như cửa hàng thịt chó Lá Cọ (đường Nguyễn Khang) thì không có đủ một

tiêu chuẩn nào để kinh doanh thực phẩm. Từ mắm tôm, thịt chó đến rau sống sử dụng tại cửa hàng đều không có nguồn gốc xuất xứ. Riêng rau sống được bọc trong một chiếc khăn bẩn hơn cả… giẻ lau. Và việc đóng cửa cửa hàng là điều không thể tránh khỏi. Hay tại cửa hàng thịt chó Anh Tú Xịn, thịt chó, mắm tôm, rau sống đều không có nguồn gốc xuất xứ. Đáng nói là nơi chế biến thịt chó thì bẩn kinh khủng, thớt dùng chặt thịt lên mốc rêu xanh, dụng cụ thì bẩn thỉu. Đoàn đã quyết định đóng cửa ngay cơ sở này.

Con số tổng kết được đưa ra tại Hội nghị toàn quốc về vệ sinh an toàn thực phẩm lần II đã khiến nhiều người hoài nghi mức độ "nhiệt tình" của các nhà quản lý, đặc biệt là kết quả đánh giá việc thực hiện 5 nhóm giải pháp cấp bách bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm theo Chỉ thị 06/2007/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Nhóm giải pháp được ưu tiên hàng đầu là thông tin, tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm. Hàng nghìn tin, bài, phóng sự đã được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng. Gần 75.000 băng rôn, khẩu hiệu; hơn 400.000 panô, áp phích được treo, dán trên các tuyến đường... Nhờ tích cực tuyên truyền nên nhận thức của người dân về vệ sinh an toàn thực phẩm đã có chuyển biến đáng kể. Người sản xuất thực phẩm có nhận thức đúng về vệ sinh an toàn thực phẩm tăng từ 47,8% (năm 2005) lên 53,8% (năm 2007); người kinh doanh nhận thức đúng tăng từ 38,6% lên 45,9% và người tiêu dùng tăng từ 38,3% lên 46,2%. Có thể thấy những tín hiệu vui qua con số chuyển biến trên.

Tuy nhiên con số vẫn chỉ là con số bởi từ nhận thức đến hành động là cả một quá trình. Kết quả thanh, kiểm tra của các bộ, ngành liên quan cho thấy, số cơ sở vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm chiếm 14,48% trong tổng số 363.541 cơ sở được kiểm tra (khoảng gần 92% cơ sở trên cả nước); 75% số lợn ở Hà Nội chưa được kiểm dịch trước khi đưa vào lò mổ; 22% mẫu rau trong tổng số 442 mẫu rau tại 9 chợ đầu mối của 5 tỉnh, thành phố xét nghiệm

có tồn dư thuốc bảo vệ thực vật quá mức cho phép; hơn 90.000 chai bia, rượu, nước giải khát các loại không bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm bị thu giữ... Hậu quả tất yếu là số vụ ngộ độc thực phẩm năm qua vẫn gia tăng với 248 vụ (tăng 50,3% so với năm 2006), làm 7.329 người mắc, 55 người tử vong. Đây chưa phải là những con số cuối cùng, thực tế còn nhiều vụ việc chưa được báo cáo, thống kê.

Nguyên nhân của những tồn tại trên đó là: thiếu nguồn lực cơ bản để nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, giám sát, quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. Cụ thể, lực lượng thanh tra y tế quá mỏng. Ước tính chỉ có 0,5 người làm công tác quản lý an toàn thực phẩm ở một tỉnh trung bình từ 1 đến 5 triệu dân với 1.000 - 20.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Do đó, một xã chỉ có 0, 2 lượt đoàn đi thanh kiểm tra an toàn thực phẩm /năm (năm 2007, con số này tăng lên 0,73 lượt đoàn). Hệ thống phòng thí nghiệm kiểm nghiệm thực phẩm chưa đáp ứng kịp với yêu cầu thực tế. Kinh phí đầu tư cho công tác quản lý quá ít... Năm 2008, Quốc hội đã phê chuẩn ngân sách cho 6 dự án hoạt động vì chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm là 110 tỷ đồng, bình quân chỉ có 1.117,2 đồng/người/năm, không đủ chi phí cho hoạt động. Các văn bản quy phạm pháp luật, quy chuẩn kỹ thuật về vệ sinh an toàn thực phẩm đã cũ chưa kịp thời điều chỉnh, bổ sung...

Để bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, rất cần trách nhiệm liên đới của nhiều ngành nhưng điều dễ nhận thấy là, ngành nào cũng... kêu khó! Theo đó, Bộ Y tế cho rằng tiến trình ban hành nghị định của Chính phủ về Quy định hệ thống tổ chức quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm quá chậm, những tồn tại về tổ chức, biên chế về quản lý thanh tra vệ sinh an toàn thực phẩm vẫn chưa được cải thiện, dẫn tới việc triển khai các hoạt động ở địa phương còn chậm trễ, không kịp thời và không đầy đủ. Cũng theo Bộ Y tế, các biện pháp phòng ngừa, khắc phục ngộ độc thực phẩm và các bệnh lây nhiễm qua thực phẩm chưa làm được nhiều do thiếu sự chỉ đạo, kiểm tra của chính quyền;

việc xử lý các vi phạm chưa thỏa đáng; thiếu điều kiện để chính quyền điều hành hoạt động, trong đó quan trọng nhất là tổ chức chuyên trách và biên chế con người, trang thiết bị để thực thi nhiệm vụ. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lại cho rằng, hiện diện tích sản xuất rau an toàn chưa đáp ứng đủ so với yêu cầu đề ra, xây dựng lò giết mổ tập trung còn hạn chế, hầu hết các lò giết mổ tại tuyến huyện chưa được xây dựng... gây nhiều khó khăn cho quản lý. Theo bộ này, việc quản lý, kiểm soát còn khó khăn cũng do nhận thức của cán bộ và nhân dân trong công tác vệ sinh an toàn thực phẩm chưa cao, kể cả người sản xuất, tiêu dùng. Biểu hiện rõ nhất là tình trạng lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật và kháng sinh trong sản xuất và nuôi trồng còn phổ biến; việc quy hoạch và phát triển vùng sản xuất nông sản, thủy sản an toàn còn chậm, chưa có cơ chế chính sách về đầu tư, quy hoạch, xây dựng hạ tầng, sản xuất, tiêu thụ nông sản, thủy sản an toàn để khuyến khích các tổ chức, cá nhân... Bộ Công Thương thì kêu khó trong việc kiểm tra, kiểm soát. Kinh phí và trang bị của các lực lượng còn thiếu, không bảo đảm hoạt động. Chi phí kiểm nghiệm, kiểm định các mẫu hàng hóa cao so với khả năng kinh phí của lực lượng kiểm tra, kiểm soát. Hầu hết các loại thực phẩm nhập lậu không rõ nguồn gốc xuất xứ đều phải tiêu hủy, trong khi đó kinh phí cho công tác kiểm soát chủ yếu từ tiền bán tang vật nên không động viên, khuyến khích các lực lượng tham gia bắt giữ... Phó thủ tướng Thường trực Nguyễn Sinh Hùng nhận định, vi phạm trong vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm ở nước ta rất nghiêm trọng, do chúng ta chưa thực sự quyết tâm thực hiện. Trách nhiệm của các cơ quan nhà nước đối với công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân vì vậy còn nặng nề. Muốn cải thiện được những tồn tại, bất cập, điều quan trọng là xây dựng ý thức cho các tầng lớp nhân dân, tạo thói quen ăn uống vệ sinh bằng cách đẩy mạnh tuyên truyền rộng rãi Luật an toàn thực phẩm; tăng cường công tác kiểm tra các cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm, đồng thời cụ thể hóa các chế tài xử lý vi phạm; xử phạt thật nghiêm lực lượng, địa phương nào để xảy ra ngộ độc thực phẩm cũng như gây ra dịch bệnh, kể cả phải xử lý hình sự.

Có thể thấy rằng đạo đức và pháp luật là hai vấn đề vẫn luôn được nhà nước ta quan tâm, chú trọng. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội và sự giao lưu, tiếp biến văn hóa một cách mạnh mẽ con người đang ngày càng thay đổi một cách nhanh chóng. Nếu như trước đây nhu cầu chỉ là ăn no, mặc ấm thì ngày nay nó đã được nâng lên thành ăn ngon, mặc đẹp. Nhu cầu về giải trí cũng ngày càng được nâng cao, những phim ảnh, những thú vui giải trí mới xâm nhập vào xã hội và có ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển nhân cách của giới trẻ. Những trò chơi bạo lực, phim ảnh của phương tây tạo cho giới trẻ phong cách sống phóng khoáng, buông thả và có dữ dằn hơn. Suy nghĩ và tư tưởng của con người thay đổi khiến cho hành động cũng thay đổi. Tội phạm xuất hiện nhiều hơn và đa dạng hơn, tính chất nghiêm trọng hơn, man rợ hơn. Khắp trên các mặt báo là các vụ án khiến người đọc phải rùng mình, giết người, cướp của, thậm chí giết cả cha, mẹ, người thân. Có quan điểm cho rằng đạo đức đang ngày càng suy giảm, liệu quan điểm này có chính xác? Cũng có thể lắm chứ, trong đạo lý của người Việt, chữ trung, chữ hiếu luôn được đặt lên hàng đầu vậy mà nay, chữ hiếu ấy cũng đang bị xâm phạm nghiêm trọng. Phải chăng nhà nước đã quá buông lỏng quản lý, phải chăng hệ thống pháp luật không đủ sức mạnh để răn đe? Đã có quan điểm cho rằng cần nâng cao hình thức chế tài trong pháp luật Việt Nam, tuy nhiên, nếu những quy định của pháp luật chỉ dừng lại ở quy định mà không được tuyên truyền, giáo dục, không được chấp hành một cách nghiêm chỉnh thì có thể phát huy tác dụng không?. Phải chăng đạo đức đã không còn có sự hỗ trợ mạnh mẽ đối với pháp luật như trước đây và mối quan hệ giữa đạo đức và pháp luật đang ngày càng mờ nhạt?

Thực tế xã hội như một lời cảnh tỉnh về mối quan hệ giữa đạo đức và pháp luật, đòi hỏi nhà nước phải chú trọng hơn nữa trong việc xây dựng và củng cố mối quan hệ giữa hai yếu tố này. Có như vậy nhà nước mới có thể quản lý xã hội một cách hiệu quả và đạt được mục đích mong muốn.

Chương 3

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức, liên hệ vào lĩnh vực đảm bảo an toàn, vệ sinh thực phẩm (Trang 52 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)