Giải pháp bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức, liên hệ vào lĩnh vực đảm bảo an toàn, vệ sinh thực phẩm (Trang 75 - 86)

Vệ sinh an toàn thực phẩm đang là vấn đề gây nhiều lo lắng cho các cơ quan chức năng và người tiêu dùng. Trong thời gian qua, nhiều vụ việc về đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm bị phát hiện đã gây tâm lý hoang mang cho người tiêu dùng, có thể kể đến một số vụ việc như: melamin trong sữa

bột, mỡ động vật không rõ nguồn gốc, mất vệ sinh; các dịch bệnh như: heo tai xanh, H1N1, H5N1 … Những vụ việc này như một hồi chuông cảnh tỉnh đối với cơ quan chức năng về vấn đề đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Thực tế đặt ra đòi hỏi nhà nước cần có biện pháp hữu hiệu hơn để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng.

* Hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm

Hệ thống pháp luật Việt Nam về vấn đề đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm còn tương đối sơ sài và bộc lộ nhiều hạn chế. Đây cũng là một trong những nguyên nhân của thực trạng vấn đề đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tại nước ta.

Để bảo vệ tính mạng, sức khỏe của con người, duy trì và phát triển nòi giống; tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm, ngày 17/6/2010 Quốc hội khóa XII đã thông qua Luật An toàn thực phẩm. Luật an toàn thực phẩm ra đời đánh dấu một bước phát triển mới trong quá trình đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tại nước ta. Nó không chỉ mang ý nghĩa về mặt thực tế quản lý xã hội mà còn mang ý nghĩa tinh thần rất lớn. Điều này chứng tỏ sự quan tâm của Nhà nước ta và tầm quan trọng của vấn đề đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Những nội dung cơ bản của Luật An toàn thực phẩm gồm: các nguyên tắc quản lý an toàn thực phẩm, những hành vi bị cấm, quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong đảm bảo an toàn thực phẩm, các điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm, chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, quảng cáo ghi nhãn thực phẩm, công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm…

Luật An toàn thực phẩm có điểm nổi bật rất quan trọng là ban hành quy chuẩn tỷ lệ các thành phần trong sản phẩm. Cũng có những sản phẩm thì chỉ ban hành quy chuẩn khung để các cơ quan chuyên ngành ban hành quy chuẩn chi tiết.

Luật An toàn thực phẩm cũng quy định thanh tra chuyên ngành thực phẩm của Bộ Y tế. Trước đây lực lượng này chỉ thanh tra những lĩnh vực do Bộ Y tế quản lý. Theo Luật An toàn thực phẩm, thanh tra thực phẩm của Bộ Y tế có quyền thanh tra lại kết quả thanh tra của các bộ ngành, địa phương về an toàn thực phẩm. Ví dụ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thanh tra sản phẩm nhưng thanh tra Bộ Y tế có quyền phúc tra lại kết quả đó nếu thấy cần thiết.

* Những hành vi bị cấm gồm:

1. Sử dụng nguyên liệu không thuộc loại dùng cho thực phẩm để chế biến thực phẩm.

2. Sử dụng nguyên liệu thực phẩm đã quá thời hạn sử dụng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ hoặc không bảo đảm an toàn để sản xuất, chế biến thực phẩm.

3. Sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm đã quá thời hạn sử dụng, ngoài danh mục được phép sử dụng hoặc trong danh mục được phép sử dụng nhưng vượt quá giới hạn cho phép; sử dụng hóa chất không rõ nguồn gốc, hóa chất bị cấm sử dụng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

4. Sử dụng động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc chết không rõ nguyên nhân, bị tiêu hủy để sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

5. Sản xuất, kinh doanh:

a) Thực phẩm vi phạm quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa; b) Thực phẩm không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng; c) Thực phẩm bị biến chất;

d) Thực phẩm có chứa chất độc hại hoặc nhiễm chất độc, tác nhân gây ô nhiễm vượt quá giới hạn cho phép;

đ) Thực phẩm có bao gói, đồ chứa đựng không bảo đảm an toàn hoặc bị vỡ, rách, biến dạng trong quá trình vận chuyển gây ô nhiễm thực phẩm;

e) Thịt hoặc sản phẩm được chế biến từ thịt chưa qua kiểm tra thú y hoặc đã qua kiểm tra nhưng không đạt yêu cầu;

g) Thực phẩm không được phép sản xuất, kinh doanh để phòng, chống dịch bệnh;

h) Thực phẩm chưa được đăng ký bản công bố hợp quy tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp thực phẩm đó thuộc diện phải được đăng ký bản công bố hợp quy;

i) Thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ hoặc quá thời hạn sử dụng. 6. Sử dụng phương tiện gây ô nhiễm thực phẩm, phương tiện đã vận chuyển chất độc hại chưa được tẩy rửa sạch để vận chuyển nguyên liệu thực phẩm, thực phẩm.

7. Cung cấp sai hoặc giả mạo kết quả kiểm nghiệm thực phẩm.

8. Che giấu, làm sai lệch, xóa bỏ hiện trường, bằng chứng về sự cố an toàn thực phẩm hoặc các hành vi cố ý khác cản trở việc phát hiện, khắc phục sự cố về an toàn thực phẩm.

9. Người mắc bệnh truyền nhiễm tham gia sản xuất, kinh doanh thực phẩm. 10. Sản xuất, kinh doanh thực phẩm tại cơ sở không có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật.

11. Quảng cáo thực phẩm sai sự thật, gây nhầm lẫn đối với người tiêu dùng.

12. Đăng tải, công bố thông tin sai lệch về an toàn thực phẩm gây bức xúc cho xã hội hoặc thiệt hại cho sản xuất, kinh doanh.

13. Sử dụng trái phép lòng đường, vỉa hè, hành lang, sân chung, lối đi chung, diện tích phụ chung để chế biến, sản xuất, kinh doanh thức ăn đường phố.

* Về xử lý vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm được quy định như sau:

1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường và khắc phục hậu quả theo quy định của pháp luật.

2. Người lợi dụng chức vụ, quyền hạn vi phạm quy định của Luật này hoặc các quy định khác của pháp luật về an toàn thực phẩm thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

3. Mức phạt tiền đối với vi phạm hành chính quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; trường hợp áp dụng mức phạt cao nhất theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính mà vẫn còn thấp hơn 07 lần giá trị thực phẩm vi phạm thì mức phạt được áp dụng không quá 07 lần giá trị thực phẩm vi phạm; tiền thu được do vi phạm mà có bị tịch thu theo quy định của pháp luật. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Luật an toàn thực phẩm đã giúp làm rõ và có được cách hiểu thống nhất về một số thuật ngữ như: vệ sinh an toàn thực phẩm, ngộ độc thực phẩm…giúp các doanh nghiệp, người tiêu dùng có được cái nhìn đúng đắn về vấn đề, giúp các cơ quan chức năng có cơ sở pháp lý và dễ dàng hơn trong việc xử lý các vụ việc xảy ra trên thực tế. Luật an toàn thực phẩm cũng đã quy định các biện pháp chế tài cụ thể được áp dụng để xử lý đối với các trường hợp vi phạm điều kiện an toàn thực phẩm như: xử lý vi phạm hành chính, truy cứu trách nhiệm hình sự… Luật an toàn thực phẩm cũng đã quy định về các biện pháp phòng ngừa và khắc phục hậu quả của việc không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm… Nhìn chung, Luật an toàn thực phẩm đã quy định một cách khá chi tiết và đầy đủ các nội dung về đảm bảo vệ sinh an toàn thực

phẩm, là biểu hiện của sự kết hợp giữa pháp luật và đạo đức. Tuy nhiên, thực tế triển khai thực hiện Luật an toàn thực phẩm cũng đã gặp phải những khó khăn và bộc lộ những hạn chế nhất định như: nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất chưa nắm bắt được quy định về đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm nên không tiến hành các thủ tục như: đăng ký đảm bảo chất lượng, công bố tiêu chuẩn chất lượng áp dụng … Trên thực tế, rất nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ hoạt động mà không có giấy phép kinh doanh, không đăng ký, khai báo, gây khó khăn cho các cơ quan chức năng trong việc kiểm tra, giám sát.

Nhìn nhận lại vụ việc Vedan cho thấy việc quản lý chất lượng an toàn thực phẩm còn lỏng lẻo. Ngày 11/1/2010, Bộ trưởng Bộ Y tế đã ký quyết định kỷ luật ông Hoàng Thủy Tiến - Cục phó Cục Vệ sinh an toàn thực phẩm ở mức khiển trách sau vụ trao giải thưởng cho Vedan. Ông Tiến chịu trách nhiệm liên đới trong việc trao 3 giấy chứng nhận "Sản phẩm an toàn vì sức khỏe cộng đồng 2009" cho Công ty Vedan vào giữa tháng 10 vừa qua.Vedan là một công ty chuyên sản xuất bột ngọt, tinh bột biến tính, nước đường, xút (NaOH), thức ăn chăn nuôi, phân bón, các sản phẩm công nghệ sinh học...Công ty này đã bị khởi tố vì xả chất thải chưa qua xử lý thẳng xuống dòng sông Thị Vải suốt một thời gian dài từ năm 1993 đến 2008, gây ô nhiễm trầm trọng nước sống Thị Vải có chiều dài gần 80 km chảy qua Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh: Đồng Nai, Bà Rịa -Vũng Tàu và làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cũng như nguồn sống của hàng trăm ngàn hộ dân nơi đây. Việc công ty Vedan được trao giải thường trong khi vẫn đang nợ tiền bồi thường tác hại sức khỏe cho nông dân, vẫn chưa khắc phục hết hậu quả về môi trường quả là một sự kiện gây phẫn nộ cho dư luận. Không chỉ hoàn thiện pháp luật về an toàn thực phẩm, mà còn phải hoàn thiện những văn bản pháp luật khác như Luật tố tụng dân sự, hành chính…Ví dụ, tại Điều 162 Bộ luật Tố tụng dân sự quy định về chủ thể được khởi kiện vì lợi ích công nhưng lại

không hề đề cập đến những trường hợp cụ thể như vụ Vedan. Cạnh đó, các quy phạm pháp luật về quyền khởi kiện do thiệt hại bởi ô nhiễm môi trường, vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm… cũng rất sơ sài. Trong khi các vụ việc có tính chất tương đồng nhau, thiệt hại do cùng một chủ thể gây ra hoàn toàn có thể gộp lại để xem xét nhằm giảm bớt gánh nặng cho hệ thống tòa, giảm bớt tốn kém cho các bên tham gia tố tụng. Trong thời gian tới, các dạng tranh chấp kiểu này sẽ không còn là chuyện cá biệt. Để giải quyết triệt để, các nhà làm luật cần phải có sự sửa đổi, bổ sung luật. Đó là mở rộng quy định thêm hình thức khởi kiện tập thể trong một số trường hợp đặc biệt như kiểu Vedan. Chỉ có như vậy thì quyền lợi người dân mới được đảm bảo, đúng như mục tiêu và bản chất của một hệ thống luật nói chung mà chúng ta đang hướng tới.

Cho nên việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm là vấn đề khó khăn và đòi hỏi sự nỗ lực không chỉ của cơ quan lập pháp mà còn cần sự phối hợp của các cơ quan hữu quan như: quản lý thị trường, y tế, đo lường…Những kiến nghị, đóng góp của các cơ quan này giúp cơ quan lập pháp có được cái nhìn tổng quan và chính xác về thực trạng vấn đề đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, từ đó xây dựng các quy định phù hợp với thực tế và có tính khả thi cao.

* Tăng cường kiểm tra, thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm:

Đây là một công tác có vai trò rất lớn, nếu có được hệ thống pháp luật đầy đủ, hoàn thiện nhưng những quy định trong hệ thống pháp luật ấy lại không được thực hiện thì không thể phát huy được tác dụng mà chỉ có ý nghĩa về mặt lý thuyết. Có thể nói, xây dựng pháp luật đã khó nhưng để pháp luật được thực thi trong đời sống xã hội là công việc khó khăn hơn nhiều. Để pháp luật thực sự đi vào cuộc sống, các cơ quan chức năng phải sử dụng nhiều biện pháp khác nhau, một trong những biện pháp đó là tăng cường việc thanh tra, kiểm tra để nhắc nhở, đôn đốc và xử lý kịp thời những trường hợp không tuân

thủ pháp luật, vi phạm pháp luật. Biện pháp này không chỉ được áp dụng trong lĩnh vực bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm mà còn được áp dụng trong nhiều lĩnh vực khác và đã đạt được những thành tựu nhất định. Biện pháp này không chỉ có chức năng bảo đảm thi hành pháp luật mà còn có chức năng tuyên truyền, giáo dục pháp luật, nó không chỉ tác động đến chính chủ thể bị thanh tra, kiểm tra mà còn tác động tới các chủ thể khác. Việc phát hiện và xử lý vi phạm của cơ quan thanh tra là biện pháp tuyên truyền pháp luật hiệu quả nhất, đồng thời nó cũng thể hiện được sức mạnh cưỡng chế của các quy phạm pháp luật.

* Tăng cường kiểm tra, thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm…

Như đã nói ở trên, công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm là công tác hết sức quan trọng, nó liên quan trực tiếp tới tính mạng, sức khỏe của con người vì vậy cần được chú trọng và thực hiện một cách nghiêm chỉnh. Trách nhiệm này thuộc về hệ thống các cơ quan y tế, quản lý thị trường, đo lường… Giữa các cơ quan này có sự phân công nhiệm vụ cụ thể theo chức năng riêng, tuy nhiên, chúng không tách biệt hoàn toàn với nhau mà luôn có mối liên hệ, phối hợp và tác động qua lại lẫn nhau để đạt được hiệu quả hoạt động tốt nhất. Hoạt động của cơ quan này là tiền đề, là cơ sở cho hoạt động của cơ quan khác, nếu thiếu đi một trong các cơ quan thì quy trình đảm bảo chất lượng sẽ không thể vận hành. Cơ quan y tế có nhiệm vụ đưa ra các tiêu chuẩn về đảm bảo chất lượng, trên cơ sở đó cơ quan quản lý thị trường tiến hành kiểm tra, thanh tra, phát hiện các cơ sở sản xuất kinh doanh không đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng, cơ quan đo lường tiến hành xác minh cụ thể về mức độ vi phạm để cơ quan quản lý thị trường có biện pháp xử lý phù hợp. Như vậy, các cơ quan này vận hành theo một dây chuyền, nên cần có sự phối hợp với nhau một cách chặt chẽ, cần phù hợp với nhau, tương thích với nhau. Sự khập khễnh, chênh lệch giữa hoạt động của các cơ quan sẽ khiến dây chuyền đó không thể hoạt động hoặc hoạt động kém hiệu quả.

Đảm bảo sự đồng bộ và phối kết hợp giữa các cơ quan hữu quan là một trong những vấn đề mấu chốt để công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đạt hiệu quả tốt. Bởi vậy, phải thường xuyên có sự kiểm tra, phát hiện những sai sót và điều chỉnh kịp thời để dây chuyền ấy vận hành một cách trôi chảy.

* Tích cực tuyên truyền, nâng cao ý thức của người tiêu dùng trong việc góp phần đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm:

Vấn đề đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm là vấn đề tác động trực tiếp tới người tiêu dùng, bởi vậy chủ thể này cũng cần có những đóng góp nhất định trong việc đảm bảo hiệu quả của công tác này. Chính thái độ và ý

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức, liên hệ vào lĩnh vực đảm bảo an toàn, vệ sinh thực phẩm (Trang 75 - 86)