Mối quan hệ giữa đạo đức và pháp luật trong nhà nƣớc pháp quyền

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức, liên hệ vào lĩnh vực đảm bảo an toàn, vệ sinh thực phẩm (Trang 39 - 43)

Điều cốt lõi trong tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về pháp luật đó chính là cơ sở đạo đức của pháp luật. Trong nhà nước pháp quyền, pháp luật phải phù hợp với đạo đức và là điều kiện đảm bảo thực hành đạo đức. Tư tưởng đạo đức của Người là đạo đức trong hành động. Cơ sở triết lý của tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh đã được thể hiện trong mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức. Pháp luật không chỉ thể hiện quyền lợi công dân đơn thuần

mà còn nhằm mục đích xây dựng một nền đạo đức xã hội đảm bảo cho mọi người có cuộc sống lương thiện, hạnh phúc, kẻ ác phải bị trừng phạt. Đối với Người, "giữa pháp luật và đạo đức có mối quan hệ biện chứng như mối quan hệ giữa hình thức và nội dung, nội dung là đạo đức, pháp luật là hình thức". Người Việt nam vốn quan niệm về lẽ sống, sao cho hợp "lẽ ở đời", và phải với "đạo làm người". Pháp luật cũng là những quy định hợp với lẽ phải, những cái thuộc về quan niệm lẽ sống luôn luôn hướng Thiện và tiễu trừ cái Ác. Hồ Chủ tịch đã từng nói: Nghĩ cho cùng, vấn đề tư pháp cũng như mọi vấn đề khác, trong lúc này là vấn đề ở đời và làm người, ở đời và làm người là phải thương nước, thương dân, thương nhân loại đau khổ, bị áp bức. Người đã xác định nên kết hợp thuyết phục và cưỡng chế, vì ở mỗi con người đều có cái thiện, cái ác ở trong lòng, nên biết phát huy phần tốt thiện của con người và hạn chế diệt trừ phần xấu của con người. Đây là lời căn dặn có giá trị to lớn đối với chúng ta hôm nay trong công tác giáo dục, cảm hóa những người lầm lỡ, giúp họ trở về với cuộc sống lương thiện.

Thực chất của mối quan hệ này là các quyền và lợi ích hợp pháp của con người trong xã hội ngày càng được quan tâm mở rộng và bảo vệ.

Thực tế những năm qua, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn trong việc bảo đảm quyền con người trên tất cả các lĩnh vực dân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, và được cộng đồng quốc tế ghi nhận, đặc biệt trong công cuộc xóa đói giảm nghèo và thực hiện các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ của Liên hợp quốc.

Các quyền con người được thực thi cụ thể trong tất cả các lĩnh vực của cuộc sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, được luật hóa trong Hiến pháp của Nhà nước Việt Nam, được bảo đảm ngày càng đầy đủ hơn cùng với sự phát triển của đất nước trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Trong những năm vừa qua từ chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước; việc tuyên truyền, giáo dục để nâng cao nhận thức về vai

trò, trách nhiệm, quyền lợi và nghĩa vụ của người dân trong về vấn đề nhân quyền; việc xây dựng và từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật để đảm bảo nhân quyền... đến phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao mức sống của người dân đạt được những tiến bộ rõ rệt. Những năm qua, Nhà nước Việt Nam đã ban hành mới và bổ sung, sửa đổi một số lượng lớn văn bản quy phạm pháp luật có liên quan các quyền dân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quyền của nhóm các đối tượng dễ bị tổn thương. Trong đó có nhiều bộ luật lớn và cơ bản, như: Hiến pháp 1992 (sửa đổi năm 2001), Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng Hình sự, Bộ luật Dân sự, Luật Khiếu nại tố cáo, Luật Báo chí, Luật Giáo dục, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, Luật Bình đẳng giới, Luật Trợ giúp pháp lý, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, Luật Đặc xá, Luật Giám sát của Quốc hội, Luật Bồi thường Nhà nước, Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về bồi thường cho những người bị oan do người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự gây ra, Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo... Hệ thống văn bản pháp luật của cơ quan lập pháp và những chính sách của Nhà nước đã từng bước thể chế hóa các chủ trương của Đảng về quyền con người. Đến nay, Việt Nam đã có một hệ thống pháp luật khá đồng bộ, tương đối đầy đủ, tạo cơ pháp lý cho việc đảm bảo quyền con người trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội phù hợp với điều kiện cụ thể và các công ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia.

Đối với lĩnh vực an toàn vệ sinh thực phẩm: An toàn thực phẩm là một trong những vấn đề mà Đảng, Nhà nước Việt Nam từ lâu đã đặc biệt quan tâm và coi đây là một vấn đề có ý nghĩa lớn về kinh tế - xã hội, về an toàn xã hội, sức khỏe cộng động, về bảo vệ môi trường và cũng là vấn đề có ảnh hưởng lớn đến tiến trình hội nhập của Việt Nam. Do vậy, Đảng và Nhà nước ta thường xuyên chỉ đạo và đưa ra các giải pháp nhằm không ngừng nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm, bảo vệ sức khỏe nhân dân. Nghị quyết số 46-NQ/TW ngày 25 tháng 02 năm 2005 của Bộ Chính trị về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân

dân trong tình hình mới, Kết luận số 43-KL/TW của Bộ Chính trị về 03 năm thực hiện Nghị quyết số 46-NQ-TW, Nghị quyết số 34/2009/NQ-QH12 ngày 19 tháng 6 năm 2009 của Quốc hội về đẩy mạnh thực hiện chính sách pháp luật về quản lý chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm là những văn bản quan trọng, tiêu biểu của Đảng và Nhà nước để chỉ đạo, đưa ra những biện pháp quan trọng nhằm bảo đảm thực hiện có hiệu quả công tác an toàn thực phẩm trong toàn xã hội.

Đánh giá đúng đắn về vai trò quan trọng của công tác bảo đảm an toàn thực phẩm đối với sức khỏe nhân dân, một trong những yếu tố quan trọng góp phần nâng cao tầm vóc và thể chất của con người Việt Nam, góp phần tích cực vào sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm, chỉ đạo và đầu tư các nguồn lực cho lĩnh vực này. Tuy nhiên, công tác bảo đảm an toàn thực phẩm vẫn còn nhiều yếu kém, trong đó có công tác thông tin, giáo dục, truyền thông thay đổi hành vi sức khỏe đã có đổi mới bước đầu, song chưa đáp ứng yêu cầu, đặc biệt trong lĩnh vực y tế dự phòng, an toàn thực phẩm. Nguyên nhân chính của các yếu kém đó là do quản lý Nhà nước trong lĩnh vực y tế còn nhiều bất cập, một số chính sách về y tế không còn phù hợp nhưng chậm được sửa đổi hoặc bổ sung. Một bộ phận nhân dân chưa hình thành được ý thức và thói quen tự bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe. Vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm chưa được kiểm soát chặt chẽ". Từ nhận định trên, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra nhiệm vụ và giải pháp để phát triển sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân nói chung và lĩnh vực an toàn thực phẩm nói riêng, một trong những nhiệm vụ đó là "Triển khai mạnh mẽ các biện pháp kiểm soát vệ sinh, an toàn thực phẩm" và "Tăng cường quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm".

Như vậy, Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định rõ sự cần thiết phải tăng cường quản lý, kiểm soát chặt chẽ, có hiệu quả hơn về an toàn thực phẩm và từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật về an toàn thực phẩm. Luật An toàn

thực phẩm đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam thông qua tại kỳ họp thứ 7 năm 2010.

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức, liên hệ vào lĩnh vực đảm bảo an toàn, vệ sinh thực phẩm (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)