Việt Nam
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, sức cạnh tranh ngày càng trở nên mạnh mẽ, khốc liệt. Để tồn tại và phát triển đòi hỏi các doanh nghiệp phải không ngừng giảm giá thành sản phẩm. Nhằm thực hiện mục đích này, không ít các doanh nghiệp đã lựa chọn giải pháp giảm chất lượng sản phẩm thông qua việc giảm chất lượng nguyên liệu, cắt giảm bớt các khâu chế biến… Điều này đồng nghĩa với việc vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm bị coi nhẹ và không được bảo đảm. Trên thực tế đã có rất nhiều cơ sở sản xuất thực phẩm không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm bị phát hiện và xử lý. Nguyên nhân của vấn đề này không chỉ đơn thuần vì vấn đề lợi nhuận mà còn do nguyên nhân buông lỏng quản lý của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Ngày 26/07/2003, Quốc hội đã thông qua Pháp lệnh vệ sinh an toàn thực phẩm, để bảo vệ tính mạng, sức khỏe của con người, duy trì và phát triển nòi giống; tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm. Pháp lệnh ra đời không chỉ tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động của các cơ quan chức năng mà còn thể hiện sự quan tâm của nhà nước ta đối với vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Tuy nhiên, trên thực tế, Pháp lệnh này chưa phát huy được nhiều tác dụng. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh dù biết nhưng lại không chấp hành theo đúng quy định của pháp luật. Bản thân sự tồn tại và hoạt động của họ cũng không được pháp luật thừa nhận, bởi vậy việc quản lý về chất lượng sản phẩm càng trở nên khó khăn hơn với cơ quan thanh tra. Đa
số các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đều không có giấy phép sản xuất, kinh doanh. Để phát hiện và xử lý được các cơ sở này đều phải nhờ vào sự giúp đỡ của người dân địa phương. Vậy vai trò của chính quyền địa phương với những vụ việc này ở vị trí nào? Thực tế này đặt ra đòi hỏi cần nâng cao hơn nữa vai trò quản lý của chính quyền địa phương, nâng cao sự phối hợp giữa các cấp chính quyền và các cơ quan quản lý thị trường.
Thời gian qua, tại Hà Nội đã liên tục phát hiện những cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, gây ra tâm lý hoang mang cho người tiêu dùng và như một hồi chuông cảnh tỉnh đối với các cơ quan chức năng về công tác quản lý, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Có thể kể đến một số vụ việc điển hình như: cơ sở sản xuất ngô cay, sản xuất dầu, mỡ không đảm bảo chất lượng …
Sáng ngày 03/12/2009, lực lượng nghiệp vụ thuộc Đội 2.2 Phòng Cảnh sát môi trường, phối hợp với Đội Quản lý thị trường số 17 đã bất ngờ kiểm tra các cơ sở chế biến, thu mua dầu, mỡ "bẩn" tại La Phù, Hoài Đức (Hà Nội). Tại cơ sở chuyên chế biến ngô chiên do ông Nguyễn Văn Hải làm chủ, cơ quan chức năng phát hiện 1 chảo mỡ loại lớn đang bốc khói đen nghi ngút. Sau mỗi 3 phút lại có một mẻ ngô chiên được vớt ra từ chảo mỡ đen ngòm, bốc mùi tanh nồng này, sau đó ngô được sao tẩm qua nhiều loại gia vị như đường, muối, ớt… rồi đóng gói bán ra thị trường. Dù được che đậy kỹ càng thế nào, từ những đụn ngô chiên ấy vẫn quẩn quanh thứ mùi khét lẹt lưu lại từ loại mỡ "siêu bẩn".
Xung quanh xưởng sản xuất có rất nhiều thùng phuy, loại 200 lít cáu cạnh đựng đầy mỡ thải đượm một màu đen. Quá trình kiểm tra, chủ cơ sở không xuất trình được giấy đăng ký kinh doanh; cam kết bảo vệ môi trường; giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm; đăng ký chất lượng sản phẩm. Ông Hải cho biết, số mỡ thải cơ sở ông đang sử dụng để chế biến
thực phẩm được mua từ đại lý của ông Ngô Văn Dũng với giá 11.000 đồng/kg. Trung bình, mỗi ngày cơ sở của anh Hải bán ra thị trường từ 100 - 300kg sản phẩm ngô chiên, mỳ nui, quẩy…
Ngay sau đó, một tổ công tác khác thuộc Phòng Cảnh sát môi trường đã tiến hành kiểm tra tại cơ sở thu mua, chế biến dầu mỡ ăn thải loại của gia đình ông Ngô Văn Dũng (xóm Mới, La Phù, Hoài Đức). Một cán bộ trinh sát cho biết, chỉ cần đứng cách nhà ông Dũng mấy chục mét đã có thể cảm nhận được thứ mùi tanh hôi rất đặc trưng của các loại mỡ, dầu ăn thải loại. Tiến hành kiểm tra, trong nhà kho của ông Dũng có khoảng 60 thùng phuy mỡ đen kịt, 4,5 tấn dầu ăn thải, 2,5 tấn dầu thực vật thải loại, chưa kể tới hàng chục bao tải đựng mỡ vụn động vật chưa sơ chế vứt ngổn ngang, rất mất vệ sinh…
Theo tài liệu điều tra, cơ sở của ông Dũng thường thu mua mỡ, dầu ăn thải từ các nhà hàng, quán ăn, khách sạn trên địa bàn Hà Nội với giá khoảng 4.000 đồng/kg. Sau đó số mỡ trên được đổ vào bể chứa, lọc cặn qua lớp lưới vải để lấy mỡ trong (tạm gọi là mỡ loại 1). Số mỡ này sẽ được dồn vào chiếc thùng sắt lớn và các thùng phuy, sau đó chiết dần ra can nhựa để bán cho các cơ sở chế biến thực phẩm. Mỡ loại 2 được bán lại cho các cơ sở khác dùng để chế biến thức ăn gia súc... Tại thời điểm kiểm tra, cơ sở thu mua mỡ, dầu thải loại của ông Ngô Văn Dũng chỉ xuất trình được giấy phép đăng ký kinh doanh ngành hàng mua bán hàng nông sản, dầu thực vật. Cơ sở này không xuất trình được giấy đăng ký vệ sinh an toàn thực phẩm, giấy công bố chất lượng sản phẩm, cam kết bảo vệ môi trường. Toàn bộ nước thải, mỡ thải trong quá trình sản xuất, lọc mỡ đều được thải thẳng ra môi trường.
Vụ việc trên đã gây xôn xao dư luận và tạo ra mối lo ngại không nhỏ cho người dân sinh sống tại Hà Nội. Với mật độ dân cư dày đặc, trong đó chủ yếu là người dân lao động ngoại tỉnh và sinh viên, những người chủ yếu sử dụng nguồn thực phẩm từ các quán ăn, nhà hàng nhưng vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm lại không được đảm bảo, điều này gây ảnh hưởng rất lớn tới đời
sống của một bộ phận lớn dân số thủ đô. Ngoài vụ việc trên, còn có hàng loạt các vụ việc khác bị phát hiện như:
Ngày 30/11/2009, bất ngờ ập vào kiểm tra hai cơ sở sản xuất hành phi tại phường Trảng Dài, thành phố Biên Hòa, Phòng Cảnh sát môi trường (PC 36), Công an tỉnh Đồng Nai. Đó là cơ sở sản xuất của ông Nguyễn Đức Đông, khu phố 5, phường Trảng Dài và cơ sở của ông Phạm Tuấn Đông, cùng khu phố. Qua kiểm tra cơ sở của ông Nguyễn Đức Đông, PC36 đã phát hiện nhiều sai phạm về kinh doanh và điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm. Khi làm việc với đoàn kiểm tra, ông Nguyễn Đức Đông không xuất trình được giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm. Tại hiện trường, hàng chục bao hành phi thành phẩm nằm lăn lóc dưới nền nhà, những chảo dầu chiên hành đã đen kịt. Khu vực sản xuất nằm ngay cạnh nhà vệ sinh, một đường ống thoát nước không qua khâu xử lý, chạy dài xả thẳng ra suối Li. Theo thống kê của PC36, cơ sở sản xuất này đang chứa tới gần 700 kg hành (bao gồm hành tươi nguyên liệu, hành chiên thành phẩm). Kiểm tra trong kho phát hiện 18 can dầu loại 20 lít không rõ nguồn gốc. Theo lời khai của ông Đông, cơ sở làm hành của ông đã hoạt động khoảng 2 năm nay, nguồn hành tươi nguyên liệu thu mua trôi nổi ngoài thị trường, còn nguồn dầu chiên hành chủ yếu là dùng dầu không mùi. Nguồn dầu sau khi sử dụng để chiên hành được gom lại rồi đem đổi cho các hộ làm bánh ướt tại thành phố Biên Hòa.
Tại cơ sở của ông Phạm Tuấn Đông cơ quan chức năng phát hiện hàng chục bao hành phi và đậu phộng muối đang được bày la liệt trên nền gạch dơ bẩn, nhiều chảo dầu chiên hành đã đen quánh lại. Nhà vệ sinh cũng được đặt ngay trong cơ sở sản xuất này. Hành và đậu phộng nguyên liệu được được rải đầy dưới nền gạch ngay cạnh nhà vệ sinh.
Điều đáng nói hơn, khi phát hiện sự có mặt của cơ quan chức năng, nhiều công nhân trong cơ sở này đã có hành vi tẩu tán các bao hành để phi
tang. Cũng như ông Nguyễn Đức Đông, chủ cơ sở sản xuất này không xuất trình được giấy tờ hợp pháp.
Đoàn kiểm tra đã lấy mẫu dầu nguyên liệu, hành chiên và đậu phộng để đư đi xét nghiệm, đồng thời niêm phong 10 can dầu (loại 20 lít) và đình chỉ hoạt động 2 cơ sở này.
Qua những vụ việc trên, có thể thấy vấn đề không đảm bảo vệ sinh thực phẩm đang là vấn nạn xảy ra ở nhiều tỉnh, thành phố trên địa bàn cả nước và đa dạng về hành vi vi phạm, dạng vi phạm. Để giải quyết triệt để được vấn đề này đòi hỏi sự phối kết hợp giữa các cơ quan chức năng trong một thời gian dài và đặc biệt là sự phối hợp của người tiêu dùng. Khi nói đến vấn đề đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đã có ý kiến cho rằng chính người tiêu dùng đã tiếp tay cho vấn nạn này. Chính thói quen ăn uống, sinh hoạt của người tiêu dùng như: ăn uống tại các quán ăn vỉa hè, ăn vặt tại các hàng rong, ăn các đồ ăn sống như gỏi, tiết canh… làm xuất hiện ngày càng nhiều và khắp mọi nơi các hàng quán bán rong, vỉa hè. Nói về vấn đề này cũng cần bàn tới trách nhiệm của chính quyền địa phương và cơ quan quản lý đô thị, chưa thực sự có biện pháp hữu hiệu để hạn chế và dẹp bỏ được các hàng quán trên. Trả lời về vấn đề đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tại Việt Nam, ông Nguyễn Thanh Phong - Phó cụ trưởng Cục an toàn vệ sinh thực phẩm cho rằng: Vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm được xã hội hết sức quan tâm, không chỉ nóng ở dư luận xã hội mà nóng cả trong nghị trường của Quốc hội. Vì nó ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe con người, ảnh hưởng lâu dài tới giống nòi. Để tồn tại tình trạng này, có những nguyên nhân khách quan như an toàn thực phẩm là vấn đề lớn, rủi ro sử dụng thực phẩm là rủi ro khó tránh. Ở đất nước chúng ta, đến mùa giáp hạt, nhiều nơi vẫn còn thiếu ăn nên việc quan tâm đến an toàn thực phẩm luôn được đặt sau việc quan tâm đến số lượng.
Ngoài ra, có những phong tục tập quán trong ăn uống, sinh hoạt rất lạc hậu, tồn tại hàng trăm năm chưa thể thay đổi ngay một lúc như ăn tiết canh,
ăn gỏi cá... Tuy nhiên phải thấy được, bên cạnh những vụ việc đã phát hiện, đã xử lý... cũng có nhiều thành tích về an toàn vệ sinh thực phẩm mà chúng ta đạt được trong thời gian qua.
Ngày 13/1, Thủ tướng Chính phủ đã có công điện về bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm trong dịp Tết Nguyên đán Canh Dần 2010. Thủ tướng yêu cầu Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành chỉ đạo và hướng dẫn triển khai công tác an toàn vệ sinh thực phẩm, kiểm tra, thanh tra toàn diện về an toàn vệ sinh thực phẩm tại các tỉnh, thành phố trọng điểm.
Ví dụ như năm 2008, chúng ta xuất khẩu hơn 11 tỉ đô la nông sản và thực phẩm đến 160 nước ở vùng lãnh thổ, trong đó có những thị trường rất "khó tính" như Mỹ, Nhật Bản, EU... thì không thể nói thực phẩm của chúng ta không an toàn. Một bất cập được nói đến từ khá lâu nay là sự chồng chéo trong việc quản lý, dẫn đến việc quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm chưa tốt. Tại diễn đàn Quốc hội đã có ý kiến cho rằng, có tới 5 bộ "quản" một mâm cơm nhưng cuối cùng là chẳng ai quản cả? Trong lĩnh vực an toàn vệ sinh thực phẩm, việc phối hợp liên ngành được thể hiện bằng văn bản pháp luật, phân công trách nhiệm rất rõ ràng. Vấn đề là công cụ để thực hiện và chế tài xử phạt còn chưa phù hợp. Chúng ta xây dựng pháp lệnh, ban hành chế tài, nhưng trên thực tế đến giờ có những nội dung không còn phù hợp.
Như vậy, bản thân những người có trách nhiệm và cơ quan chức năng cũng đã nhìn ra được những vướng mắc của vấn đề đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm ở nước ta nhưng lại chưa có được giải pháp để giải quyết vấn đề một cách triệt để.
Ngoài yếu tố thiếu về văn bản pháp luật, hệ thống chế tài, thói quen sinh hoạt của người tiêu dùng… theo chúng tôi, một yếu tố khác có tầm ảnh hưởng rất lớn đối với thực trạng vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm ở nước ta hiện nay đó là vấn đề đạo đức và vấn đề ý thức pháp luật.
Để giải quyết được hai vấn đề này cần tăng cường giáo dục, tuyên truyền pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm, tác dụng, vai trò của việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đối với người sản xuất kinh doanh và người tiêu dùng. Vấn đề đạo đức kinh doanh cũng là vấn đề rất cần được quan tâm. Vì lợi nhuận, các cơ sở sản xuất kinh doanh đã bỏ qua lợi ích, sức khỏe của người tiêu dùng, đạo đức kinh doanh đã bị dẹp qua một bên để nhường chỗ cho những toan tính, những thủ đoạn. Vì bộn bề của cuộc sống, người tiêu dùng có thể bỏ qua, im lặng trước những hành vi thương mại trái lương tâm của các cơ sở sản xuất. Dừng lại và suy nghĩ, có bao giờ những người sản xuất, kinh doanh và những người tiêu dùng kia suy nghĩ tới việc những người thân hay chính bản thân mình sử dụng phải những sản phẩm kém chất lượng ấy?. Mỗi ngày, hàng trăm người phải nhập viện do ngộ độc thực phẩm, biết bao căn bệnh hiểm nghèo đang tiềm ẩn. Tất cả những điều đó sẽ trở thành gánh nặng cho các gia đình, gánh nặng cho xã hội.
Với vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, đã có các văn bản pháp luật để điều chỉnh, cũng đã có đạo đức kinh doanh làm chuẩn mực hành động cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất. Tuy nhiên, dường như cả hai công cụ này chưa đủ sức mạnh để giải quyết vấn đề và dường như hai công cụ này cũng chưa có sự phối hợp chặt chẽ, chưa phát huy được tác dụng của mối quan hệ giữa chúng. Với các cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm tại Việt Nam nói riêng và các doanh nghiệp nói chung, khái niệm đạo đức kinh doanh còn rất mờ mịt và xa vời.
Đạo đức kinh doanh là một khái niệm không cũ mà cũng không mới. Với tư cách là một khía cạnh luân lý trong hoạt động thương mại, đạo đức kinh doanh đã lâu đời như chính thương mại vậy. Trong bộ luật Hammurabi từ khoảng 1700 TCN, đã có quy định về giá cả, thuế quan, cách thức hoạt động thương mại và cả hình phạt hà khắc cho những kẻ không tuân thủ. Đó có thể được coi là bằng chứng cho sự nỗ lực đầu tiên của xã hội loài người để
phân định ranh giới đạo đức cho các hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, với tư cách là một khái niệm mang tính hàn lâm, đạo đức kinh doanh cũng mới chỉ tồn tại được khoảng bốn chục năm trở lại đây. Nhà nghiên cứu đạo đức kinh doanh nổi tiếng Norman Bowie là người đầu tiên đã đưa ra khái niệm này trong một Hội nghị Khoa học vào năm 1974. Kể từ đó, đạo đức kinh doanh đã trở thành một chủ đề phổ biến trong các cuộc tranh luận của các lãnh đạo