- HĐND và UBND tỉnh ThừaThiên Huế.
2.2. Vai trò của UBND tỉnh ThừaThiên Huế trong quản lý Nhà nƣớc tại địa phƣơng trong thời kỳ hiện nay
tại địa phƣơng trong thời kỳ hiện nay
UBND tỉnh Thừa Thiên Huế là cơ quan do HĐND tỉnh bầu ra là cơ quan chấp hành của HĐND tỉnh là cơ quan hành chính nhà nước ở phương ở Thừa Thiên Huế, chịu trách nhiệm trước HĐND tỉnh và các cơ quan Trung ương. UBND tỉnh Thừa Thiên Huế chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, pháp luật ,các văn bản của nhà nước cấp trên và Nghị quyết của HĐND tỉnh nhằm bảo đảm thực hiện chủ trương, biện pháp phát triễn kinh tế- xã hội, củng cố quốc phòng và thực hiện các chính sách khác trên địa bàn.
UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước vừa xuất phát từ lợi ích chung của quốc gia, vừa xuất phát từ lợi ích riêng của mỗi địa phương. Do vậy, UBND tỉnh đóng vai trò rất quan trong việc cụ thể hóa, chi tiết hóa các quy định của Nhà nước Trung ương trong lĩnh vực quản lý nhà nước đồng thời căn cứ vào điều kiện cụ thể của địa phương để hoạch định chương trình phát triển kinh tế, xã hội cho địa phương. Cơ chế thị trường đòi hỏi mỗi tỉnh cần có sự
chuyển đổi trong hoạch định phương hướng phát triển từ chiến lược tình thế sang chiến lược dài hạn, có cách nhìn xa hơn, tổng quát hơn về cách tiếp cận quy hoạch và nhiều lĩnh vực khác. Nắm bắt tinh thần này, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế không ngừng đổi mới quan điểm, nội dung, phương pháp tiếp cận các vấn đề trong quản lý vĩ mô nền kinh tế. Trên cơ sở xác định những lợi thế so sánh, những khó khăn và hạn chế, những thách thức mà tỉnh cần vượt qua, những cơ hội thuận lợi mà tỉnh cần nắm bắt và tranh thủ nhằm mục tiêu đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế của tỉnh, giải quyết những vấn đề xã hội, đảm bảo sự phát triển bền vững, hòa nhập vào xu thế chung của vùng, cả nước và khu vực.
Bên cạnh lĩnh vực phát triển kinh tế, vai trò của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế còn được thể hiện rõ nét trong những lĩnh vực sau:
- Phát triển sự nghiệp văn hóa, giáo dục, nâng cao đời sống của nhân dân. Chỉ đạo sự nghiệp giáo dục, đào tạo, bảo đảm các điều kiện vật chất, chăm lo xây dựng phát triển đội ngũ giáo viên phục vụ cho công tác giáo dục đào tạo; phát triển các loại hình trường lớp tạo điều kiện cho con em các thành phần xã hội; các dân tộc, đặc biệt là con em các dân tộc vùng sâu, vùng xa đến tuổi đi học được đến trường và đều có thể phát triển trí tuệ, tài năng của mình. Thực hiện kế hoạch chăm sóc sức khỏe nhân dân, chăm sóc sức khỏe người già, trẻ em, thực hiện quản lý Nhà nước về y tế, phòng chữa bệnh; chăm lo sự nghiệp y tế miền núi, tạo điều kiện cho mọi người dân đều được chăm lo sức khỏe. Xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa,xóa bỏ các tập tục lạc hậu, bảo vệ các tài sản, di sản văn hóa, nghệ thuật, danh lam thắng cảnh.
- Tổ chức chỉ đạo và thực hiện các chính sách dân tộc, bảo đảm quyền bình đẳng giữa các dân tộc, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau cùng phát triển, UBND tỉnh xây dựng các dự án hỗ trợ phát triển kinh tế cho các vùng cao,vùng dân tộc thiểu số có nhiều khó khăn.
- Tổ chức thực hiện các chính sách xã hội đối với các gia đình thương, liệt sĩ, gia đình có công với cách mạng, giúp đỡ các gia đình có hoàn cảnh khó
khăn về kinh tế nhằm xóa đói, giảm nghèo.
- Tổ chức xây dựng các biện pháp bảo đảm an ninh, quốc phòng, xây dựng nền quốc phòng toàn dân bảo đảm an toàn cho sản xuất và sinh hoạt phục vụ cho sự phát triển kinh tế.
- Vai trò quan trọng của UBND tỉnh còn được thể hiện ở nhiệm vụ xây dựng chính quyền địa phương không chỉ đối với cấp tỉnh mà còn đối với cả cấp huyện và xã.