Thực trạng hoạt động của UBND tỉnh ThừaThiên Huế

Một phần của tài liệu Đổi mới tổ chức và hoạt động của Uỷ ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế trong giai đoạn hiện nay (Trang 35 - 45)

- HĐND và UBND tỉnh ThừaThiên Huế.

2.4. Thực trạng hoạt động của UBND tỉnh ThừaThiên Huế

Hoạt động của UBND tỉnh được thể hiện trong việc sử dụng quyền lực Nhà nước để tổ chức, chỉ đạo, điều hành hoạt động các cơ quan, đơn vị thuộc quyền và UBND các huyện, thành phố thuộc tỉnh; có biện pháp thích hợp để triển khai các nhiệm vụ được giao. UBND tỉnh nhân danh nhà nước để ban hành các Quyết định, Chỉ thị, những mệnh lệnh cụ thể có tính chất bắt buộc thi hành đối với các cơ quan, đơn vị.

Điều 124 Hiến pháp 1992 quy định UBND hoạt động dưới hai hình thức: Hội nghị tập thể của UBND và hoạt động của Chủ tịch UBND. Như vậy, UBND tỉnh là cơ quan có thẩm quyền chung và riêng. Trong hoạt động của mình UBND tỉnh phải tôn trọng nguyên tắc tập trung dân chủ, thực hiện kết hợp giữa chế độ làm việc tập thể và chế độ thủ trưởng. Tập thể UBND tỉnh giải quyết một số công việc theo luật định và theo quy chế làm việc của UBND tỉnh (thẩm quyền chung). Chủ tịch UBND tỉnh là người đứng đầu UBND tỉnh có chức năng thủ trưởng cơ quan trong một số công việc (thẩm quyền riêng).

Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của tập thể UBND, Chủ tịch và các thành viên khác của UBND, quan hệ của Chủ tịch UBND được quy định tại các điều 48 đến điều 52 Luật tổ chức HĐND và UBND năm 1994.

Điều 48 Luật tổ chức HĐND và UBND năm 1994 quy định về hình thức làm việc của UBND là thông qua họp UBND tỉnh mỗi tháng một lần hoặc cũng có thể nhiều hơn tuỳ theo yêu cầu công tác tại địa phương. Sau khi tập thể UBND tỉnh quyết định các công việc cần giải quyết, Chủ tịch UBND tỉnh căn cứ vào đó để phân công cho các thành viên Ủy ban tổ chức thực hiện. Các thành viên được phân công chịu trách nhiệm về kết quả công tác trước tập thể UBND và trước Chủ tịch UBND tỉnh. Chủ tịch UBND tỉnh chịu trách nhiệm điều hoà, phối hợp giữa các thành viên để hoàn thành công việc, đồng thời chịu trách

nhiệm trước HĐND tỉnh và cơ quan nhà nước Trung ương trong việc thực hiện nhiệm vụ của UBND tỉnh.

Căn cứ quy định của pháp luật, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã cụ thể hóa chương trình làm việc trong quy chế làm việc của UBND. Theo đó, UBND tỉnh thảo luận tập thể và quyết định theo đa số các vấn đề sau đây:

- Chương trình công tác hàng năm của UBND tỉnh.

- Chương trình hành động của UBND tỉnh triển khai thực hiện các Nghị quyết của Chính phủ, Tỉnh uỷ, HĐND tỉnh.

- Các dự án, chương trình, báo cáo của UBND tỉnh trình Chính phủ, Tỉnh uỷ và HĐND tỉnh.

- Chiến lược kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội dài hạn 5 năm, 10 năm, các công trình trọng điểm của tỉnh.

- Dự toán ngân sách, quyết toán ngân sách hàng năm và quỹ dự trữ của tỉnh.

- Các vấn đề về thành lập, sáp nhập, chia tách, giải thể, các sở, cơ quan, ban ngành thuộc UBND tỉnh, doanh nghiệp nhà nước. Thành lập, sáp nhập, chia tách, đề nghị điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính địa phương.

- Những vấn đề mà pháp luật quy định thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh. Các quyết định tập thể của UBND tỉnh giải quyết những vấn đề trên phải được quá nửa tổng số thành viên UBND tỉnh biểu quyết tán thành.

Đối với một số vấn đề không nhất thiết phải tổ chức thảo luận tập thể hoặc vấn đề UBND tỉnh cần quyết định gấp, nhưng không có điều kiện tổ chức họp UBND tỉnh thì theo chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh, cơ quan chủ trì đề án hoặc Văn phòng HĐND và UBND tỉnh gửi toàn bộ hồ sơ đề án và phiếu lấy ý kiến đến từng thành viên UBND. Nếu quá nửa tổng số thành viên UBND tỉnh tán thành thì Văn phòng HĐND và UBND tỉnh trình Chủ tịch UBND tỉnh quyết định và báo cáo trước UBND trong phiên họp gần nhất.

Khi biểu quyết tại phiên họp cũng như khi dùng phiếu lấy ý kiến, nếu số phiếu tán thành và không tán thành ngang nhau thì quyết định theo bên có ý

kiến của Chủ tịch.

Điều 52 Luật tổ chức HĐND và UBND năm 1994 cũng quy định, nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch UBND tỉnh là lãnh đạo và điều hành công tác của UBND. Triệu tập và chủ toạ các kỳ họp của UBND. Bảo đảm việc chấp hành các Nghị quyết của HĐND tỉnh, chỉ thị, quyết định của UBND tỉnh, các Nghị định, nghị quyết, chỉ thị, thông tư, pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên. Với tư cách là người đứng đầu cơ quan nhà nước cấp tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh có quyền phê chuẩn kết quả bầu Chủ tịch, Phó Chủ tịch, uỷ viên UBND huyện. Đình chỉ hay huỷ bỏ các văn bản trái pháp luật của các cơ quan chuyên môn trực thuộc UBND tỉnh và của UBND, Chủ tịch UBND huyện. Đình chỉ việc thi hành các Nghị quyết sai trái của HĐND các huyện và đề nghị HĐND tỉnh bãi bỏ các Nghị quyết đó. Phê chuẩn việc miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND các huyện, được quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, cách chức thủ trưởng, phó thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh.

Những quy định này bảo đảm tính cơ động trong hoạt động quản lý của UBND tỉnh. Đảm bảo tính thống nhất trong lãnh đạo, điều hành giúp xử lý nhanh chóng các tình huống nảy sinh.

Trong thực hiện chế độ làm việc tập thê, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã đảm bảo đúng yêu cầu phát huy dân chủ trong bàn bạc, công khai trong quyết định, tranh thủ được sự tham gia, đóng góp xây dựng của các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể trong tỉnh. Trong các kỳ họp khi bàn bạc, quyết định các vấn đề quan trọng, UBND tỉnh mời Chủ tịch UBMTTQ tỉnh và những người đứng đầu các đoàn thể nhân dân trong tỉnh đến tham dự để tập hợp, thu hút quần chúng vào việc bàn bạc, quyết định các vấn đề quản lý nhà nước và giám sát các hoạt động của UBND tỉnh, cũng như tham gia vào việc xây dựng chính quyền vững mạnh theo quan điểm của Đảng và chính sách pháp luật của nhà nước. UBND tỉnh đã phối hợp chặt chẽ với Thường trực HĐND tỉnh để chuẩn bị tốt nội dung các kỳ họp HĐND, từng bước nâng cao hiệu lực, hiệu quả của HĐND trong việc quyết định những vấn đề quan trọng thuộc thẩm quyền địa phương.

Tuy vậy, trong hoạt động quản lý, điều hành của UBND tỉnh nhiều khi còn nguyên tắc chung chung, nhiều quy định của pháp luật chưa được thực hiện kịp thời và nghiêm túc. Chế độ làm việc tập thể, chế độ làm việc thủ trưởng, quan hệ công việc trong chế độ lãnh đạo tập thể, cá nhân phụ trách nhiều lúc chưa được hiểu đúng, dẫn đến tình trạng quá coi nặng chế độ làm việc tập thể, việc gì cũng đưa ra tập thể bàn bạc, do tập thể quyết định và cuối cùng là tập thể chịu trách nhiệm tất cả. Thực chất đây là sự né tránh và lạm dụng quá mức chế độ làm việc tập thể.

Trong những năm qua, thực tế công tác chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh được thể hiện trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng có thể đánh giá như sau:

* Lĩnh vực kinh tế:

UBND tỉnh đã bám sát chức năng nhiệm vụ quản lý nhà nước về kinh tế do Trung ương phân cấp, tổ chức chỉ đạo và tạo điều kiện cho tất cả các thành phần kinh tế đầu tư để phát triển sản xuất. Đối với các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế quốc doanh, UBND tỉnh đã tổ chức sắp xếp lại, phát huy quyền tự chủ, tăng cường quản lý nhà nước, hướng dẫn tạo điều kiện cho tất cả các đơn vị kinh tế làm ăn có lãi, làm nghĩa vụ đầy đủ đối với nhà nước. Trong những năm qua, sản xuất công nghiệp, du lịch, thương mại, dịch vụ đều đạt mức tăng trưởng khá. Cơ cấu các ngành sản xuất có bước chuyển biến rõ rệt theo hướng tích cực. Kế hoạch xây dựng cơ bản và các chương trình trọng điểm được chỉ đạo thực hiện đạt kết quả như: Chương trình xây dựng cầu cảng số 1 Chân Mây, chương trình di dân lòng hồ Tả Trạch, ... Đã chú ý hơn việc vận dụng các chính sách kinh tế - xã hội và các biện pháp tích cực đồng bộ khác để thúc đẩy hoàn thành nhiệm vụ kinh tế xã hội như: ban hành chính sách hấp dẫn đầu tư vào Khu công nghiệp Phú Bài, Khu du lịch Bạch Mã, thực hiện một số phương án đổi đất lấy hạ tầng...

Kết quả thực hiện chỉ tiêu trong lĩnh vực kinh tế năm 2002 . - Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP): 9,1% (KH 9 - 10%)

- Giá trị sản xuất công nghiệp, xây dựng tăng 16,5% (KH 23%) - Giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp tăng 4,6 % (KH 4,6%) - Gía trị các ngành dịch vụ tăng 7,2 % (KH 7%)

- Sản lượng lương thực có hạt 208,3 ngàn tấn (KH 213 ngàn tấn)

- Kim ngạch xuất khẩu 34,8 triệu đô la (KH 35 triệu đô la) 9

.

Thực hiện Luật ngân sách Nhà nước, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã tiến hành tháo gỡ những vướng mắc trong quản lý ngân sách, nhằm ổn định nhiệm vụ thu, chi, phát huy tính chủ động của địa phương trong công tác tài chính, khai thác tốt hơn các nguồn thu trên địa bàn.

Tuy nhiên, bên cạnh đó công tác chỉ đạo trong lĩnh vực này cũng còn một số tồn tại như:

- Công tác chỉ đạo điều hành ở một số lĩnh vực chưa thực sự năng động, chưa sâu, có mặt còn buông lỏng, chưa tạo được sự phát triển đồng đều giữa các địa phương, cơ quan, đơn vị. Tính chủ động của một số cơ quan chuyên môn trong việc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ chung của tỉnh chưa cao, chưa tạo được sự phôi hợp đồng bộ giữa các ngành và lãnh thổ. Các ngành kinh tế mũi nhọn như du lịch, thuỷ sản chưa được quan tâm đúng mức. Vai trò của một số cơ quan chuyên môn trực thuộc UBND còn nhiều hạn chế.

- Chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ quản lý, giám sát chất lượng các công trình xây dựng cơ bản, công tác xây dựng và quản lý đô thị, công tác quy hoạch kế hoạch, chính sách thu hút đầu tư, tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm công tác cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước chưa kịp thời. Một số công trình khắc phục hậu quả lũ lụt về thuỷ lợi, về xây dựng các khu định cư tiến hành còn chậm.

- Chất lượng tăng trưởng, hiệu quả của nền sản xuất xã hội chưa cao, chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm có mặt còn lúng túng. Sản xuất công nghiệp vẫn còn nhiều khó khăn, khả năng cạnh tranh của sản phẩm và mức tăng trưởng còn thấp so với quy mô đầu tư, việc khôi phục và phát triển các ngành

9[ 2, 1 ]

nghề truyền thống còn hạn chế.

- Chậm khắc phục mặt yếu về công tác điều tra cơ bản phục vụ cho việc nghiên cứu lập các dự án khả thi, công tác thông tin kinh tế còn chậm.

* Lĩnh vực văn hoá xã hội:

Trong những năm vừa qua UBND Thừa Thiên Huế đã chỉ đạo thực hiện tốt các chính sách của Đảng và nhà nước trong lĩnh vực văn hóa - xã hội.

Số lượng học sinh huy động vào các cấp học phổ thông năm sau tăng hơn so với năm trước. Chất lượng hoạt động dạy và học được nâng lên. Số lượng học sinh giỏi tăng so với các năm trước. Kết quả kỳ thi tốt nghiệp các cấp đều đạt khá cao. Toàn tỉnh hiện có 38 trường đạt chuẩn quốc gia. Chương trình xoá mù và phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở được chú trọng bằng các biện pháp tích cực như mở các lớp ghép, lớp phổ cập, tích cực huy động trẻ trong độ tuổi tiểu học đến trường.

Cơ sở vật chất trường học được quan tâm đầu tư. Ngoài việc tăng cường sách, thiết bị, đã tranh thủ nhiều nguồn vốn để kiên cố hóa, tầng hoá nhiều trường học, xây dựng thêm phòng học, cơ bản giải quyết tình trạng thiếu trường thiếu lớp. Mạng lưới trường, lớp được bố trí theo quy hoạch cho các vùng đảm bảo cho sự phát triển quy mô, ngành học, cấp học. Chỉ đạo triển khai tốt Nghị quyết trung ương 5 về:”Xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc”. Chú trọng việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể. Cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư và công tác đưa văn hoá về cơ sở được triển khai tích cực.

Công tác quản lý nhà nước về văn hoá được tăng cường, các hoạt động văn hóa thông tin có nhiều tiến bộ, tổ chức nhiều hoạt động văn hoá thể thao. Chất lượng và thời lượng phát thanh, truyền hình được nâng cao. Các cơ quan đài, báo đã phản ánh kịp thời các hoạt động kinh tế - xã hội trên địa bàn và góp phần tích cực phổ biến các chủ trướng chính sách của Đảng và Nhà nước.

Công tác trùng tu, tôn tạo các di tích lịch sử cách mạng, di tích văn hoá được coi trọng.

Các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế được triển khai có kết quả, không để các dịch bệnh lớn xảy ra. Các chương trình truyền thông được đẩy mạnh, cuộc vận động thanh toán bệnh xã hội, bệnh dịch nguy hiểm được phát động rộng rãi trong nhân dân với nhiều hình thức và nội dung phong phú đã đem lại nhiều kết quả tích cực.

Chỉ đạo thực hiện tốt công tác đền ơn đáp nghĩa và chương trình xoá đói giảm nghèo.

Tuy nhiên, công tác xã hội hoá giáo dục chuyển biến chậm, tỷ lệ huy động học sinh phổ thông trung học ngoài công lập đạt thấp, việc phân luồng giáo dục phổ thông và dạy nghề còn nhiều bất cập, giải quyết một số vấn đề cấp bách khác đạt hiệu quả chưa cao.

* Lĩnh vực an ninh, quốc phòng:

UBND tỉnh đã tập trung chỉ đạo tốt công tác quốc phòng toàn dân, công tác động viên tuyển quân, đẩy mạnh củng cố xây dựng lực lượng dự bị động viên, dân quân tự vệ. Có kế hoạch xử lý những “điểm nóng” từ cơ sở, không để xảy ra tình hình phức tạp, bảo đảm trật tự an toàn xã hội. Công tác chống tham nhũng, buôn lậu được quan tâm chỉ đạo thường xuyên.

Nhìn chung, tình hình an ninh chính trị trên địa bàn tỉnh ổn định; tình hình trật tự an toàn xã hội có nhiều tiến bộ, có tác dụng tốt cho việc mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế phát triển. Tuy nhiên tình hình an ninh, chính trị và trật tự an toàn xã hội vẫn còn những nhân tố gây mất ổn định.

* Lĩnh vực lập quy:

Điều 124 Hiến pháp 1992 và điều 41 Luật tổ chức HĐND và UBND năm 1994 quy định: “UBND trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn do pháp luật quy định ra Quyết định, Chỉ thị để cụ thể hóa và thực hiện các văn bản pháp luật của Nhà nước và Nghị quyết của HĐND”. Như vậy, việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật là hoạt động quan trọng và thường xuyên của UBND tỉnh nhằm quy định những vấn đề cụ thể trong phạm vi địa phương, đồng thời điều chỉnh

các quan hệ xã hội thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau.

Hằng năm, UBND tỉnh đã ban hành hàng nghìn văn bản các loại, riêng trong năm 2002, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban hành 6.817 văn bản, gồm:132 báo cáo 40 chỉ thị, 3486 quyết định, 2736 công văn, 19 công điện và các....trong đó có hơn 250 văn bản pháp quy. Đồng thời, cùng các cơ quan chuyên môn của UBND tỉnh đã có những cố gắng to lớn khắc phục những thiếu thốn về vật chất, hạn chế về chuyên môn để hoàn thành tốt việc xây dựng pháp luật.

Từ khi tách tỉnh (tháng 7 năm 1989) đến nay, các cơ quan Nhà nước của tỉnh đã ban hành một khối lượng lớn các văn bản trên tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội. Mặc dù vậy, dưới góc độ khoa học pháp lý thì hoạt động ban hành

Một phần của tài liệu Đổi mới tổ chức và hoạt động của Uỷ ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế trong giai đoạn hiện nay (Trang 35 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)