Một số kiến nghị đối với Trung ƣơng

Một phần của tài liệu Đổi mới tổ chức và hoạt động của Uỷ ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế trong giai đoạn hiện nay (Trang 64 - 67)

- HĐND và UBND tỉnh ThừaThiên Huế.

3.6. Một số kiến nghị đối với Trung ƣơng

- Cần ban hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương, trong đó có các quy định xác định rõ nhiệm vụ, quyền hạn, vai trò của Sở Tư pháp trong việc thẩm định xây dựng dự thảo văn bản quy phạm pháp luật. Phải coi đây là một khâu quan trọng (bắt buộc) của quá trình soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật.

- Về quy định khi thành lập mới hoặc sáp nhập, giải thể một cơ quan chuyên môn nào đó, UBND tỉnh phải báo cáo với Chính phủ và chỉ khi nào Chính phủ chấp thuận thì mới được thực hiện, cách làm như vậy là chặt chẽ, tránh được việc thành lập các tổ chức không cần thiết. Tuy nhiên, điều đó cũng làm cho địa phương bị động trong việc này. Vì vậy đề nghị Chính phủ sớm ban hành Nghị định của Chính phủ về việc tổ chức và hoạt động của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND các cấp. Trong đó nên quy định tổ chức bộ máy các cơ quan chuyên môn cơ cấu “cứng” và “mềm”. Cơ cấu “cứng” là một số cơ quan chuyên môn mà tỉnh nào cũng phải thành lập. Cơ cấu “mềm” là một số cơ quan chuyên môn mà UBND tỉnh tùy theo tình hình, đặc điểm cụ thể trong việc phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội ở địa phương mình để thành lập.

- Về phân cấp thẩm quyền giao đất để sử dụng vào mục đích không phải là sản xuất nông, lâm nghiệp trên cơ sở kế hoạch giao đất hàng năm đã được

duyệt, nên giao cho UBND tỉnh quyền quyết định cả quy mô diện tích trên 10 ha đối với đất trống, đồi núi trọc cho mỗi công trình xây dựng (hiện nay thuộc quyền quyết định của Chính phủ).

- Về quản lý xây dựng trong khu vực di tích triều Nguyễn theo quy định của nhà nước, Bộ Văn hóa - Thông tin quản ý quy mô xây dựng và cấp giấy phép xây dựng trong khu vực I của di tích. Do vậy, các thủ tục sửa chữa, cải tạo, xậy dựng mới nhà dân trong khu vực I di tích rất phiền hà. Để tiếp tục cải cách các thủ tục hành chính trong việc giải quyết công việc của công dân và tổ chức theo Nghị quyết 38/CP của Chính phủ, đề nghị Chính phủ chỉ đạo Bộ Văn hóa - Thông tin thỏa thuận trên nguyên tắc và phân cấp cho tỉnh quản lý xây dụng các công trình dân dụng; các công trình di tích vẫn do Bộ Văn hóa - Thông tin quản lý.

KẾT LUẬN

Cải cách, đổi mới bộ máy Nhà nước là yêu cầu khách quan đặt ra đối với mỗi Nhà nước. Đây là cuộc cách mạng diễn ra thường xuyên, nhưng đòi hỏi phải thận trọng, vừa làm vừa rút kinh nghiệm và tuân thủ nghiêm ngặt nguyên tắc cơ bản của nó. Đổi mới nhưng cần giữ lại những điểm hợp lý và phải xuất phát từ nguyên tắc: Tất cả quyền lực Nhà nước đều thuộc về nhân dân, nguyên tắc tập quyền XHCN. Ngoài những nguyên tắc chung, thì việc đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương luôn phải chú ý đến những đặc thù riêng của mỗi địa phương. Đổi mới tổ chức và kiện toàn đội ngũ cán bộ phải tiến hành đồng bộ, gắn với đổi mới phương thức hoạt động trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được phân công, phân cấp. Việc đổi mới tổ chức và hoạt động của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cũng không nằm ngoài nguyên tắc này.

Nhìn lại tổ chức và hoạt động của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế trong thời kỳ vừa qua đã có nhiều nỗ lực phấn đấu thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình, góp phần tích cực vào công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và đã đạt được kết quả trong phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng.

Tuy nhiên, cải cách hành chính là nhiệm vụ lâu dài, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế phải được tiếp tục kiện toàn để có đủ năng lực, hoạt động có hiệu quả, góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh”.

Một phần của tài liệu Đổi mới tổ chức và hoạt động của Uỷ ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế trong giai đoạn hiện nay (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)