Thực trạng tổ chức của UBND tỉnh ThừaThiên Huế

Một phần của tài liệu Đổi mới tổ chức và hoạt động của Uỷ ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế trong giai đoạn hiện nay (Trang 28)

- HĐND và UBND tỉnh ThừaThiên Huế.

2.3.Thực trạng tổ chức của UBND tỉnh ThừaThiên Huế

Theo quy định tại điều 46 Luật tổ chức HĐND và UBND năm 1994 thì “UBND do HĐND cùng cấp bầu ra gồm có Chủ tịch, các Phó chủ tịch, và các Uỷ viên. Chủ tịch UBND là đại biểu HĐND. Các thành viên khác của UBND không nhất thiết phải là đại biểu của HĐND”.

Như vậy, theo quy định của Luật, UBND tỉnh do HĐND tỉnh bầu ra tại kỳ họp thứ nhất của mỗi khoá. UBND tỉnh là một khâu trong bộ máy hành chính Nhà nước, có mối quan hệ chặt chẽ theo chiều dọc, vì vậy kết quả bầu cử các thành viên của UBND cấp tỉnh phải được Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn (điều 46 Luật tổ chức HĐND và UBND năm 1994).

UBND cấp tỉnh có từ 9 đến 11 thành viên (điều 47 Luật tổ chức HĐND và UBND năm 1994). Về cơ cấu, Nghị định 174/CP ngày 29/09/1994 của Chính phủ hướng dẫn cụ thể: ”UBND cấp tỉnh gồm có 1 Chủ tịch, 3 Phó Chủ tịch, 5 Uỷ viên”. Theo quy định hiện hành, số lượng thành viên UBND đã được tinh giảm so với trước kia. Về mặt tổ chức thì số lượng giảm cũng đồng nghĩa với việc tăng chất lượng mới đáp ứng được yêu cầu công việc. Đó là một nét quan trọng trong việc nâng cao hiệu lực quản lý của UBND và tăng cường chất lượng công việc.

Mặt khác, theo Nghị định 174/CP ngày 29/09/1994 của Chính phủ thì các thành viên UBND đã được phân công nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể. Căn cứ vào việc phân công rõ ràng mà Chủ tịch UBND quản lý tốt hơn công việc của UBND, ngoài ra còn nâng cao tinh thần trách nhiệm trước công việc được giao,

tránh tình trạng công việc của UBND không rõ ràng, trách nhiệm không ai chịu. Theo quy định của pháp luật, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế được HĐND tỉnh bầu gồm 9 thành viên, các thành viên UBND tỉnh Thừa Thiên Huế được phân công phụ trách các lĩnh vực công việc như sau:

* Chủ tịch UBND tỉnh:

- Lãnh đạo, quản lý chung và toàn diện công tác của UBND tỉnh, các hoạt động đối nội và đối ngoại của UBND tỉnh, của các thành viên UBND tỉnh và thủ trưởng các cơ quan thuộc UBND tỉnh, của Chủ tịch UBND huyện, thành phố, qui hoạch đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, vay nợ và trả nợ trong nước và nước ngoài.

- Trực tiếp chỉ đạo các lĩnh vực an ninh, quốc phòng, đối ngoại, ngân sách, qui hoạch, kế hoạch, trực tiếp điều hành việc phân bổ, điều chỉnh kế hoạch ngân sách, tư pháp, thanh tra, chống tham nhũng, tổ chức cán bộ, cải cách hành chính và một số lĩnh vực kinh tế - xã hội quan trọng trong từng thời gian và chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia.

- Trực tiếp theo dõi các cơ quan: Ban chỉ huy quân sự tỉnh, Ban chỉ huy bộ đội biên phòng tỉnh, Công an tỉnh, các Sở: Tư pháp, Ngoại vụ, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính Vật giá, Cục Thống kê, Thanh tra nhà nước, Ban Tổ chức chính quyền tỉnh, Ban biên giới tỉnh.

- Quan hệ phối hơp giữa UBND tỉnh với Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, thường trực HĐND tỉnh, Toà án nhân dân tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh.

* Một Phó Chủ tịch thƣờng trực UBND tỉnh:

- Phụ trách và chỉ đạo các lĩnh vực: tài chính, ngân hàng, giá cả, hải quan, du lịch, bảo hiểm (trừ bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế), xây dựng cơ bản, xây dựng và quản lý đô thị bao gồm công tác nhà đất (phân phối, hoá giá quỹ nhà ở thuộc sở hữu nhà nước, đất ở thuộc các khu dân cư, đô thị theo quy hoạch), công tác chống buôn lậu, quản lý thị trường.

- Phụ trách các cơ quan, các Sở: Thương mại, Du lịch, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Ban quản lý các khu công nghiệp, Ngân hàng Nhà nước

tỉnh, Hải quan, Quỹ hỗ trợ phát triển, Kho bạc nhà nước, Cục thuế tỉnh, Bảo Việt, Bảo Minh.

* Một Phó Chủ tịch UBND tỉnh:

- Phụ trách và chỉ đạo các lĩnh vực: nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản, thuỷ lợi, phòng chống bão lụt, công tác dân tộc và miền núi, khí tượng thuỷ văn, khoa học và công nghệ, bưu điện, đổi mới và cổ phần hoá doanh nghiệp, đổi mới hợp tác xã, kinh tế trang trại.

- Quy hoạch xây dựng phát triển nông thôn mới, công nghiệp hoá nông nghiệp, phát triển ngành nghề và giải quyết việc làm trong nông thôn, nông nghiệp.

- Phụ trách các cơ quan, các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thuỷ sản, Công nghiệp và Tiểu thủ công nghiệp, Giao thông vận tải, Khoa học và Công nghệ , Chi cục kiểm lâm, Bưu điện, Liên minh HTX, Ban phòng chống lụt bão, Trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn, Hiệp hội các Hội khoa học và kỹ thuật.

* Một Phó Chủ tịch UBND tỉnh:

- Phụ trách và chỉ đạo các lĩnh vực: văn hóa thông tin, y tế, giáo dục và đào tạo, báo chí xuất bản, dân số, kế hoạch hoá gia đình, bảo vệ chăm sóc trẻ em, các vấn đề về xã hội, xoá đói giảm nghèo, công nghệ thông tin, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, tôn giáo, thể dục thể thao, nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, các xã nghèo và các xã đặc biệt khó khăn.

- Trực tiếp theo dõi các chương tình mục tiêu được phân công phụ trách và theo dõi công tác đối ngoại nhân dân, quan hệ phối hợp giữa UBND với UBMTTQ tỉnh và các đoàn thể nhân dân.

- Phụ trách các cơ quan, các Sở: Lao động - Thương binh và xã hội,

Văn hóa thông tin, Giáo dục và Đào tạo, Y tế, Thể dục thể thao, Ban Tôn giáo chính quyền tỉnh, Uỷ ban dân số gia đình và trẻ em, Ngân hàng phục vụ người nghèo, Trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế, Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Đài truyền hình Huế, Đài Phát thanh và truyền hình Thừa Thiên Huế, Trường

cán bộ Nguyễn Chí Thanh, Báo Thừa Thiên Huế và các cơ quan thông tấn báo chí trên địa bàn tỉnh, Liên hiệp các hội hữu nghị.

* Năm Uy viên UBND tỉnh gồm:

- Chánh Văn phòng HĐND và UBND tỉnh phụ trách công tác tham mưu, tổng hợp trực tiếp của HĐND và UBND.

- Chỉ huy trưởng BCH Quân sự tỉnh phụ trách công tác quân sự, quốc phòng.

- Giám đốc Công an tỉnh phụ trách công tác an ninh và trật tư xã hội. - Trưởng ban Tổ chức chính quyền tỉnh phụ trách công tác cán bộ, công chức và tổ chức các cơ quan chính quyền.

- Giám đốc Sở Tài chính - Vật giá phụ trách công tác tài chính.

Tất cả các thành viên UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về chuyên môn đều có trình độ đại học; về chính trị đều đã qua đào tạo cử nhân chính trị. Mặc dù khối lượng công việc lớn, số lượng thành viên UBND giảm so với nhiệm kỳ trước, nhưng UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Nói đến tổ chức của UBND tỉnh thì không thể không đề cập đến các cơ quan chuyên môn của UBND tỉnh. Các cơ quan chuyên môn này giúp cho UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương và thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước trên một số lĩnh vực công tác theo sự uỷ quyền hoặc phân cấp của UBND tỉnh và đảm bảo sự quản lý, lãnh đạo thống nhất của ngành hoặc lĩnh vực công tác từ Trung ương đến cơ sở. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các cơ quan này chịu sự chỉ đạo và quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của UBND tỉnh, chịu sự chỉ đạo về chuyên môn, nghiệp vụ của cơ quan chuyên môn ở Trung ương. Thực chất đa phần các cơ quan này được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc:”song trùng trực thuộc”. Theo chiều ngang là cơ quan chuyên môn giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương. UBND tỉnh muốn thực hiện được nhiệm vụ quản lý toàn diện các lĩnh vực kinh tế - xã hội trên địa bàn lãnh thổ của mình thì phải có các cơ quan chuyên môn phù hợp với đặc điểm của địa phương mình. Thủ trưởng cơ quan

chuyên môn chịu trách nhiệm báo cáo công tác trước UBND tỉnh và khi cần thiết phải chịu trách nhiệm báo cáo công tác trước HĐND tỉnh. Theo chiều dọc cơ quan chuyên môn chịu sự chỉ đạo, đồng thời chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Thủ trưởng cơ quan chuyên môn cấp trên.

Tính đến thời điểm hiện nay toàn tỉnh Thừa Thiên Huế có 25 cơ quan chuyên môn trực thuộc UBND, cụ thể:

1. Văn phòng HĐND và UBND tỉnh 2. Ban Tổ chức chính quyền tỉnh

3. Sở Công nghiệp và Tiểu thủ công nghiệp 4. Chi cục kiểm lâm tỉnh

5. Sở Du lịch 6. Sở Địa chính

7. Sở Giáo dục và Đào tạo 8. Sở Giao thông vận tải

9. Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường

10. Sở Kế hoạch và Đầu tư

11. Sở Lao động Thương binh và Xã hội 12. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 13. Sơ Ngoại vụ 14. Sở Tài chính - Vật giá 15. Sở Thuỷ sản 16. Sở Thương mại 17. Thanh tra tỉnh 18. Sở Thể dục thể thao 19. Sở Tư pháp

20. Ban Tôn giáo chính quyền tỉnh 21. Uỷ ban dân số gia đình và trẻ em tỉnh 22. Sở Văn hóa thông tin

24. Sở Y tế

25. Ban quản lý Dự án các khu công nghiệp tỉnh.

Ngoài ra, còn có một số đơn vị và đơn vị hành chính trực thuộc:

* Ba đơn vị sự nghiệp:

1. Trường Chính trị Nguyễn Chí Thanh

2. Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô Huế 3. Đài Phát thanh Truyền hình tỉnh

* Hai Ban quản lý dự án:

1. BQLDA Sông Hương 2. BQL Đô thị mới Chân Mây

* Chín đơn vị hành chính:

1. Huyện Phong Điền

2. Huyện Quảng Điền

3. Huyện Hương Trà

4. Huyện A Lưới (huyện miền núi)

5. Huyện Nam Đông (huyện miền núi)

6. Huyện Phú Lộc

7. Huyện Hương Thủy

8. Huyện Phú Vang

9. Thành phố Huế (đô thị loại 2)

Căn cứ vào các văn bản hướng dẫn của Trung ương, trên cơ sở tình hình thực tế của địa phương, hầu hết các cơ quan chuyên môn của tỉnh đều được UBND tỉnh ban hành quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong những năm qua tổ chức và hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước của tỉnh đã được điều chỉnh, đổi mới một bước trên cơ sở các văn bản quy phạm pháp luật nhà nước cũng như các Thông tư hướng dẫn của các Bộ, Liên bộ. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của các cơ quan chuyên môn trong việc quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực đã dần sửa đổi, bổ sung và quy

định rõ hơn, đã có sự phân định giữa chức năng quản lý nhà nước với quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh, kết hợp quản lý theo ngành và lãnh thổ, phù hợp với đặc điểm tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh. Từng bước khắc phục dần sự can thiệp trực tiếp của nhà nước vào điều hành sản xuất kinh doanh của đơn vị, vì vậy hoạt động của các cơ quan quản lý ngày càng có hiệu quả hơn trước.

Song nhìn một cách tổng thể tổ chức của các cơ quan chuyên môn của tỉnh tuy đã được sắp xếp lại một bước theo hướng gọn nhẹ, bớt đầu mối nhưng vẫn còn cồng kềnh, chưa phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và khối lượng công việc được giao. Một số cơ quan chưa làm hết chức năng, nhiệm vụ được giao hoặc có cơ quan đã thấy nhiệm vụ mà vẫn bỏ sót hoặc không triển khai, điều đó đã ảnh hưởng phần nào đến công tác tham mưu giúp UBND tỉnh chỉ đạo điều hành công việc nhất là trong lĩnh vực quản lý nhà nước đối với mọi hoạt động của các tổ chức, cá nhân, các thành phần kinh tế, các hoạt động xã hội, xây dựng cơ bản...

Một số nhiệm vụ của các cơ quan chuyên môn còn chồng chéo, trùng lặp, một công việc có hai ba cơ quan cùng chịu trách nhiệm. Sự phân định kết hợp giữa quản lý ngành và lãnh thổ nhất là giữa các Bộ, ngành Trung ương với UBND tỉnh, giữa các cơ sở với UBND các huyện, thành phố có lúc chưa rõ nên phần nào đã ảnh hưởng đến sự phối kết hợp cũng như đến công tác quản lý, chỉ đạo.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên một mặt do hướng dẫn của một số bộ, ngành Trung ương đã có sự trùng lặp, mà tỉnh chỉ là cơ quan tổ chức thực hiện theo văn bản hướng dẫn đó. Mặt khác, việc thẩm định đề án xin thành lập, bổ sung chức năng, nhiệm vụ đôi lúc thiếu chặt chẽ, còn nể nang. Ngoài ra, chưa thống nhất được nguyên tắc:”Không nhất thiết ở Trung ương có bộ nào, ngành nào thì ở địa phương nhất thiết phải có sở, ban, ngành chuyên môn đó”. Vì vậy, ngay sau khi có văn bản hướng dẫn của Trung ương là các ngành, các cấp đều đề nghị xin thành lập cho được tổ chức mới.

Thừa Thiên Huế còn cồng kềnh, chưa gọn nhẹ. Chưa có mô hình cụ thể để đổi mới về tổ chức bộ máy. Còn nhập, tách, thành lập mới, xoá bỏ các cơ quan chưa có căn cứ khoa học, chưa tính đến đặc điểm cụ thể của địa phương.

Một phần của tài liệu Đổi mới tổ chức và hoạt động của Uỷ ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế trong giai đoạn hiện nay (Trang 28)