Kiện toàn các cơ quan chuyên môn của UBND tỉnh ThừaThiên Huế

Một phần của tài liệu Đổi mới tổ chức và hoạt động của Uỷ ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế trong giai đoạn hiện nay (Trang 50)

- HĐND và UBND tỉnh ThừaThiên Huế.

3.2.Kiện toàn các cơ quan chuyên môn của UBND tỉnh ThừaThiên Huế

ngũ cán bộ công chức của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế trong thời gian gần đây là tiền đề cho việc đề xuất phương hướng, nội dung đổi mới tổ chức cũng như phương thức hoạt động của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế trong giai đoạn tiếp theo.

3.2. Kiện toàn các cơ quan chuyên môn của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Huế

Mục đích của việc sắp xếp lại các cơ quan chuyên môn là làm cho bộ máy bớt cồng kềnh, cắt bỏ được một số khâu trung gian, bộ phận không cần thiết và để bộ máy vận hành tốt hơn; hạn chế một số việc chồng chéo, trùng lắp chức năng, nhiệm vụ giữa các cơ quan với nhau trong cùng một cấp chính quyền. Để các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Thừa Thiên Huế gọn nhẹ, hoạt động có hiệu quả cần sắp xếp tổ chức và bổ sung điều chỉnh một số nhiệm vụ cho một số cơ quan theo hướng sau:

hợp với nhiệm vụ vừa tham mưu tổng hợp cho HĐND và UBND tỉnh.

- Chi cục kiểm lâm tỉnh hiện nay là một cơ quan chuyên môn trực thuộc UBND tỉnh (tổ chức theo Nghị định 39/CP của Chính phủ). Nhưng theo quy định của Luật bảo vệ và phát triển rừng thì: “Kiểm lâm là lực lượng chuyên trách có chức năng quản lý và bảo vệ rừng, được tổ chức thành hệ thống, đặt dưới sự lãnh đạo của thống nhất của Bộ Lâm nghiệp (nay là Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn) và sự chỉ đạo, kiểm tra của chính quyền địa phương”. Theo quy định này, Chi cục kiểm lâm tỉnh được tổ chức khác với các cơ quan chuyên môn khác của tỉnh. Chi cục kiểm lâm vừa giúp UBND tỉnh tổ chức và bảo vệ rừng ở địa phương, vừa là lực lượng chuyên trách thuộc hệ thống kiểm lâm thực hiện chức năng thừa hành pháp luật về quản lý và bảo vệ rừng đặt dưới sự chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Vì vậy, để tạo điều kiện cho cơ quan Kiểm lâm thực thi nhiệm vụ được thuận tiện, tránh sự chồng chéo, tăng cường hiệu lực của công tác thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm pháp luật, đồng thời nâng cao được trách nhiệm quản lý và bảo vệ rừng của UBND các cấp và chủ rừng theo quy định của pháp luật, nên sát nhập Chi cục kiểm lâm tỉnh vào Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn nhằm thống nhất mô hình: Cục kiểm lâm trực thuộc Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Do đặc thù riêng, tỉnh Thừa Thiên Huế đã được Trung ương cho phép thành lập các Sở: Ngoại vụ, Du lịch, Thể dục - Thể thao, Thủy sản, Ban Tôn giáo chính quyền tỉnh. Đối chiếu với điều kiện địa lý tự nhiên, địa lý kinh tế, trình độ quản lý, khả năng phát triển kinh tế - xã hội cũng như yêu cầu nhiệm vụ thực tế của địa phương thì việc tồn tại các Sở trên là cần thiết.

* Đối với Sở ngoại vụ: Như đã đề cập ở phần đầu, Thừa Thiên Huế vốn xưa kia là thủ phủ của xứ Đàng trong và là kinh đô của Triều Nguyễn, với một quần thể di tích được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới, tỉnh lại có thành phố Huế là đô thị loại 2 cùng với các khu công nghiệp lớn đã được Trung ương quy hoạch, vì vậy hàng năm có hàng trăm lượt đoàn khách đến thăm, làm việc và ký kết hợp đồng kinh tế. Việc mở rộng và đặt quan hệ giao lưu, hợp tác,

liên kết của tỉnh với các tổ chức phi Chính phủ cũng như với các thành phố khác trên thế giới ngày càng được mở rộng và phát triễn. Vì vây, cần phải có một cơ quan chuyên môn giúp UBND tỉnh quản lý Nhà nước trong lĩnh vực này.

* Đối với Sở Du lịch: Do đặc điểm của điều kiện kiện địa lý, tự nhiên cùng với những danh lam thắng cảnh nghỉ mát, du lịch đẹp (bãi biển Thuận An, Lăng Cô, Vườn quốc gia Bạch Mã, lăng tẩm, chùa chiền) và những di tích lịch sử, nên tỉnh Thừa Thiên Huế là một trong những điểm hàng năm thu hút hàng triệu lượt khách đến thăm quan du lịch, thu về cho tỉnh một lượng ngân sách đáng kể, kèm theo đó là một loạt các hoạt động dịch vụ khác phục vụ cho công tác này. Trong kế hoạch phát triển kinh tê - văn hóa - xã hội, Đại hội Tỉnh Đảng bộ lần thứ XI đã xác định: “Du lịch là một ngành kinh tế mũi nhọn lâu dài của tỉnh, do đó cần phải tăng cường quản lý Nhà nước đối với hoạt động du lịch”. Vì vậy, cần thiết phải có Sở du lịch để tham mưu chu UBND tỉnh trong lĩnh vực này.

* Đối với Sở Thủy sản: Thừa Thiên Huế là một tỉnh có bờ biển dài 126 km tiếp cận với ngư trường biển Đông, cùng với một hệ thống đầm phá có diện tích 21.600 ha trải dài 68 km, đây là một trong những đầm phá thuộc loại lớn trong vùng Đông Nam Á, với hơn 162 loài cá, 12 loài tôm. Hiện nay, có hơn 30 vạn lao động thuộc 5 huyện của tỉnh làm nghề đánh bắt, nuôi trồng và chế biến thủy, hải sản. Hàng năm tỉnh đã xuất khẩu ra nước ngoài một số lượng lớn sản phẩm hàng thủy hải sản. Vì vậy, việc duy trì và củng cố Sở Thủy sản để giúp UBND tỉnh quản lý Nhà nước đối với lĩnh vực này là cần thiết.

* Đối với Sở Thể dục - Thể thao: Trong những năm qua, phong trào thể dục thể thao ở tỉnh phát triển khá tốt và đều khắp trong các vùng thuộc tỉnh. Tại các giải thi đấu quốc gia và quốc tế tỉnh Thừa Thiên Huế đều có vận động viên tham dự và đạt thành tích cao. Tỉnh có một sân vận động đạt tiêu chuẩn quốc gia và cũng là sân vận động duy nhất ở Việt nam có đường đua xe lòng chảo cùng một hệ thống các trung tâm đào tạo, bồi dưỡng năng khiếu, luyện tập, thi đấu. Cho nên, vẫn cần thiết duy trì Sở Thể dục - Thể thao như hiện nay.

* Đối với Ban Tôn giáo chính quyền tỉnh: Thừa Thiên Huế là một trong những trung tâm tôn giáo của cả nước với một lực lượng tăng ni, phật tử, giáo dân lên đến hàng chục vạn người với đủ các loại chức sắc tôn giáo. Vì vậy, nhiệm vụ quản lý, theo dõi những đối tượng này khá phức tạp đòi hỏi phải có Ban tôn giáo chính quyền chuyên trách giúp UBND tỉnh trong lĩnh vực này.

* Đối với công tác dân tộc - miền núi: Theo Thông tư liên tịch số 771/LT-UBDTMN-BTCCBCP ngày 20/10/1998 của Uy ban dân tộc và miền núi và Ban Tổ chức cán bộ Chính phủ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của cơ quan làm công tác dân tộc và miền núi ở các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương thì những tỉnh như Thừa Thiên Huế phải có số đồng bào dân tộc thiểu số từ 5 vạn người trở lên mới được thành lập Ban dân tộc và miền núi. Tuy nhiên , do tính đặc thù của tỉnh hiện có 45 xã thuộc vùng núi với số dân là 107.840 người, chiếm hơn 10% dân số toàn tỉnh, trong đó có 3,8 vạn người dân tộc thiểu số. Theo Quyết định số 42/UB-QĐ ngày 23/05/1997 của Uy ban dân tộc và miền núi về việc phân khu vực thì tỉnh Thừa Thiên Huế có cả ba khu vực:

+ Khu vực III có 18 xã, 2 bản (khu vực khó khăn nhất) + Khu vực II có 23 xã

+ Khu vực I có 2 xã

Vì vậy, để giúp UBND tỉnh quản lý tốt trong lĩnh vực này đề nghị nên thành lập Uy ban dân tộc và miền núi.

Để các cơ quan chuyên môn hoạt động thực sự có hiệu quả , tham mưu đắc lực cho UBND tỉnh trong việc quản lý Nhà nước tại địa phương, song song với việc đổi mới mô hình tổ chức thì việc điều chỉnh lại chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị cho phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội của tỉnh và của đất nước là một việc làm cần thiết.

Qua nghiên cứu thấy rằng, bên cạnh những chức năng, nhiệm vụ của các Sở, ban, ngành đã được quy định khá cụ thể, vẫn còn có một số nhiệm vụ chưa rõ trách nhiệm thuộc về cơ quan nào; có nhiệm vụ còn chồng chéo, do

đó cần phải tiếp tục điều chỉnh, bổ sung. * Đối với Sở Địa chính:

- Hiện nay, Sở Địa chính là cơ quan chuyên môn tham mưu giúp việc cho UBND tỉnh chứ không có quyền quyết định những vấn đề thuộc pháp lý trong quản lý Nhà nước về đất đai như: vấn đề giao đất, thu hồi đất, ...vì thế tạo nên một cơ chế cồng kềnh, phức tạp, giải quyết công việc chậm và kém hiệu qủa. Để khắc phục tình trạng này, UBND tỉnh nên ủy quyền cho Sở Địa chính quyết định một số nội dung trong quản lý Nhà nước về đất đai như giao đất, thu hồi đất, chuyển quyền sử dụng đất.

- Nhiệm vụ quản lý đầm phá hiện nay chưa có văn bản giao cho cơ quan nào chịu trách nhiệm. Các cơ quan UBND huyện,UBND xã, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở khoa học Công nghệ và Môi trường, Sở Địa chính, Sở Thủy sản đều có liên quan trong lĩnh vực này, không rõ cơ quan nào là cơ quan chịu trách nhiệm chính. Vì vậy, cần giao cho Sở Địa chính nhiệm vụ này, các đơn vị khác có nghĩa vụ thuê sử dụng, khai thác bảo vệ. Đồng thời, chuyển phần quản lý môi trường do Sở Khoa học công nghệ và Môi trường quản lý trước đây về cho Sở Địa chính theo dõi quản lý và lấy tên là Sở Tài nguyên và Môi trường trực thuộc UBND tỉnh nhằm giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, môi trường, khí twongj thuỷ văn, đo đạt và bản đồ trên địa bàn tỉnh. Sở Khoa hoc công nghệ và Môi trường trước đây đã chuyển phần Môi trường về Sở Địa chính, chỉ còn phần khoa hoc và công nghệ nên gọi là Sở Khoa học và Công nghệ giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hoạt động khoa học và công nghệ, phát triễn tiềm lực khoa học và công nghệ, tiêu chuẩn đo lường chất lượng sản phẩm, sở hữu trí tuệ, năng lượng, an toàn năng lượng và trước mắt quản lý về công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnhđúng theo quyết định số 45/QĐ-TTG ngày 02/4/2003 của Thủ tướng Chính phủ.

* Đối với Sở Lao động Thƣơng binh và Xã hội:

nhiệm vụ của Sở. Song kể từ năm 1995, khi tổ chức BHXH ra đời công tác này chưa được thực hiện một cách đầy đủ do có sự chồng chéo nhiệm vụ giữa hai cơ quan (tổ chức BHXH cũng có chức năng quản lý Nhà nước về công tác BHXH). - Việc phân định chức năng quản lý Nhà nước về công tác hướng nghiệp - dạy nghề và chức năng quản lý Nhà nước về đào tạo nghề giữa 2 Sở Giáo dục - Đào tạo và Sở Lao động - TBXH chưa rõ, nên tỉnh rất khó thực hiện. Bởi vì, hiện nay ở tỉnh có các Trung tâm giáo dục kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp dạy nghề. Các Trung tâm này vừa dạy văn hóa, vừa hướng nghiệp, vừa dạy nghề cho cùng một đối tượng, nên các Trung tâm này phải chịu sự quản lý Nhà nước và hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ của cả 2 Sở Giáo dục - Đào tạo và Lao động - TBXH. Đề nghị Trung ương có văn bản hương dẫn cụ thể, tráng chồng chéo chức năng nhiệm vụ giữa 2 cơ quan.

* Đối với Chi cục kiểm lâm tỉnh: Trong việc quản lý Nhà nước về công tác bảo vệ và phát triển rừng có sự chồng chéo nhiệm vụ giữa Chi cục kiểm lâm và Chi cục phát triển lâm nghiệp thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Công tác trồng rừng do Chi cục phát triển lâm nghiệp giao và chỉ đạo, nhưng người thực hiện lại là các Hạt kiểm lâm. Như vậy, trên cùng một địa bàn 2 đơn vị cùng có trách nhiệm quản lý Nhà nước và thực thi công tác bảo vệ pháp luật về rừng. Do đó, cần giao cho Chi cục kiểm lâm nhiệm vụ thực thi công tác bảo vệ pháp luật về rừng, còn Chi cục phát triển lâm nghiệp tập trung chủ yếu vào việc phát triển rừng.

* Đối với Ban Tôn giáo chính quyền tỉnh: Thực tiễn hoạt động cho thấy, trong công tác tôn giáo có một số chức năng, nhiệm vụ chưa rõ, còn chồng chéo. Ví dụ như việc xuất nhập văn hóa phẩm có nội dung tôn giáo và liên quan đến tôn giáo do 2 cơ quan là Ban Tôn giáo chính quyền tỉnh và Sở Văn hóa thông tin cùng chịu trách nhiệm; Ban Tôn giáo cùng với Sở Xây dựng tham mưu cho UBND tỉnh cho phép xây dựng, sửa chữa nơi thờ tự của tôn giáo; cùng với Công an tỉnh xem xét và làm thủ tục cho các chức sắc tôn giáo đi nước ngoài. Vì vậy, các Bộ, ngành ở Trung ương cần có Thông tư liên bộ giữa Ban

Tôn giáo Chính phủ với các Bộ, ngành liên quan hướng dẫn cụ thể việc này. * Đối với cơ quan Thanh tra Nhà nƣớc tỉnh: Qua thực tiễn hoạt động thanh tra cho thấy chức năng thanh tra việc thực hiện chính sách pháp luật, nhiệm vụ kế hoạch Nhà nước của các cơ quan đơn vị, doanh nghiệp hoặc cá nhân trên địa bàn còn chồng chéo với chức năng kiểm tra của Công an kinh tế, thậm chí có sự chồng chéo ngay trong nội bộ ngành thanh tra như giữa Thanh tra tỉnh với Thanh tra tài chính, Thanh tra thuế,... Ngược lại một số lĩnh vực chưa được thanh tra, kiểm tra thường xuyên như doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các tổ chức nước ngoài hoạt động tại Việt nam, các doanh nghiệp Trung ương đóng trên địa bàn,... Vì vậy, phải xác định Thanh tra tỉnh có nhiệm vụ xây dựng, tổ chức lực lượng thanh tra, đồng thời hướng dẫn nghiệp vụ thanh tra giúp lãnh đạo Sở, ngành về lĩnh vực này. Mặt khác, Thanh tra tỉnh có quyền thanh tra Giám đốc Sở, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố trong việc thực hiện chính sách pháp luật, nhiệm vụ kế hoạch của Nhà nước; giải quyết những việc có liên quan đến nhiều Sở, nhiều huyện.

* Đối với Sở Kế hoạch - Đầu tƣ: Ngày 07/01/1998 UBND tỉnh mới điều chỉnh, bổ sung chức năng, nhiệm vụ của Sở cho phù hợp với tình hình nhiệm vụ mới, nhưng qua hoạt động thấy rằng nhiệm vụ của Sở còn chung chung chưa cụ thể. Cần xác định rõ hơn Sở kế hoạch - Đầu tư là cơ quan tham mưu cho UBND tỉnh quản lý Nhà nước mọi nguồn viện trợ của nước ngoài trên địa bàn tỉnh; là cơ quan đầu mối, chịu trách nhiệm chính trong việc điều phối và quản lý các chương trình, dự án do nước ngoài tài trợ và tổng hợp tình hình viện trợ nước ngoài để báo cáo UBND tỉnh và cấp trên. Nên giao cho Giám đốc Sở được quyền phê duyệt các dự án đầu tư trong nước, kể cả việc chỉ định thầu, phê duyệt kết quả đấu thầu, phê duyệt quyết toán công trình đối với những dự án có mức vốn dưới 500 triệu VNĐ (việc này hiện nay do UBND tỉnh làm, nhưng dự án loại này quá nhiều nên dẫn đến tình trạng giải quyết không kịp thời).

* Đối với Sở xây dựng: Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được UBND tỉnh quy định và tình hình thực tế tại địa phương thấy cần điều chỉnh một số nhiệm

vụ cho phù hợp. Nên chuyển giao toàn bộ công tác qủan lý nhà sang cho Sở Địa chính. Bổ sung thêm nhiệm vụ kiểm tra, giám sát việc thực hiện giấy phép xây dựng đối với các khu công nghiệp được thành lập theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ hoặc UBND tỉnh; phối hợp với Ban quản lý nhằm tổ chức tốt công tác quản lý xây dựng trên địa bàn tỉnh.

* Đối với Sở Tƣ pháp:Hiện nay vẫn còn một số nhiệm vụ chồng chéo

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Đổi mới tổ chức và hoạt động của Uỷ ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế trong giai đoạn hiện nay (Trang 50)