Xây dựng đội ngũ cán bộ công chức trong sạch, có năng lực, chế độ thu hút nhân tài và sử dụng nhân tài.

Một phần của tài liệu Đổi mới tổ chức và hoạt động của Uỷ ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế trong giai đoạn hiện nay (Trang 60)

- HĐND và UBND tỉnh ThừaThiên Huế.

3.4.Xây dựng đội ngũ cán bộ công chức trong sạch, có năng lực, chế độ thu hút nhân tài và sử dụng nhân tài.

độ thu hút nhân tài và sử dụng nhân tài.

Chất lượng và hiệu qủa hoạt động của các cơ quan Nhà nước nói chung và UBND tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng, suy cho cùng phụ thuộc vào chất lượng hoạt động của từng cán bộ, công chức. Trong những năm qua, công tác quy hoạch, đào tạo,bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công chức nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp chính quyền còn thiếu đồng bộ , trình độ cán bộ nhìn chung vẫn còn yếu, bất cập so với yêu cầu, nhiệm vụ, chưa có nhiều biện pháp tích cực và

lâu dài để đào tạo cán bộ tại chỗ cho các huyện , xã miền núi, vùng sâu, vùng xa hoặc phân bổ đội ngũ cán bộ, công chức một cách hợp lý nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý hành chính nhà nước trên địa bàn, lãnh thổ.

Bên cạnh đó , đội ngũ cán bộ công chức của chính quyền địa phương chưa được đào tạo đầy đủ về kỹ năng quản lý hành chính nhà nước, chất lượng và kết quả đào tạo còn thấp, một bộ phận cán bộ, công chức nhà nước còn vi phạm pháp luật, tham nhũng, quan liêu gây phiền hà cho nhân dân, làm giảm lòng tin của nhân dân với chính quyền nhà nước.

Do vậy, cần tiếp tục đổi mới công tác quản lý cán bộ, công chức phù hợp với quá trình phát triển kinh tế - xã hội và cải cách hành chính. Đội ngũ cán bộ phải được đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch, bố trí, sắp xếp hợp lý và có chế độ đãi ngộ, thu hút thoả đáng. Cần xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đối với từng loại công chức, thực hiện phương thức đào tạo theo quy trình thống nhất thực sự nâng cao được trình độ, tiết kiệm thời gian, ngân sách, không trùng lặp, bảo đảm cho cán bộ công chức nắm vững các kiến thức chính trị, quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước, kiến thức hành chính, pháp luật, ngoại ngữ tin học hỗ trợ và đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

- Đổi mới cơ chế quản lý công tác đào tạo bồi dưỡng theo hướng tập trung một đầu mối để nâng cao hiệu quả công tác đào tạo và khắc phục tình trạng cử cán bộ, công chức đi đào tạo không theo quy hoạch, không gắn với yêu cầu công tác . Coi trọng cả đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ đầu đàn, cán bộ khoa học kỹ thuật, công nhân lành nghề, đáp ứng yêu cầu đòi hỏi ngày càng cao của xã hội.

- Tiến hành quy hoạch và lập kế hoạch phát triển đội ngũ cán bộ công chức đồng thời với việc tổng điều tra và đánh giá đội ngũ công chức. Thông qua việc đánh giá rà soát và phân loại công chức, xác định trong từng cơ quan nơi nào thiếu, nơi nào thừa và những công việc không đúng với chức năng nhiệm vụ của đơn vị để điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp. Trong quy hoạch đội ngũ cán bộ phải từng bước gắn quy hoạch, đào tạo với bố trí, sử dụng cán bộ. Vận dụng

đúng đắn chính sách đối với cán bộ, thực hiện cơ chế bổ nhiệm và bổ nhiệm lại cán bộ lãnh đạo có thời hạn, từng bước thực hiện kế hoạch luân chuyển cán bộ trong bộ máy Nhà nước.

- Đổi mới, nâng cao năng lực của các cơ quan và cán bộ làm nhiệm vụ quản lý cán bộ công chức, công vụ phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ của thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá . Tiếp tục hoàn thiện cơ sở dữ liệu cán bộ công chức, kiện toàn cơ quan quản lý công chức để từng bước chuyển sang quản lý cán bộ , công chức bằng hệ thống tin học ở cấp tỉnh và cấp huyện .

- Thực hiện tốt Pháp lệnh cán bộ công chức, Pháp lệnh chống tham nhũng, Pháp lệnh thực hành tiết kiệm , chống lãng phí và các Nghị định của Chính phủ, hướng dẫn thực hiện các Pháp lệnh này trong đội ngũ cán bộ công chức toàn tỉnh.

- Bên cạnh đó cũng cần rà soát lại chức năng, nhiệm vụ của các Sở, ngành cấp tỉnh, UBND các huyện, thành phố để xác định hạn chế của từng cơ quan trên cơ sở vị trí, tầm quan trọng, khối lượng, độ phức tạp của công việc và hướng sắp xếp tổ chức lại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh để phân bổ biên chế hợp lý. Đánh giá năng lực và kết quả công tác thực tế của từng cán bộ, công chức theo tiêu chuẩn chức danh nghiệp vụ các ngạch do nhà nước ban hành nhằm lựa chọn để giữ lại làm việc ổn định lâu dài đối với những người có trình độ kiến thức, năng lực, phẩm chất đạo đức tốt đáp ứng với từng vị trí công tác được phân công.

- Tạo điều kiện để công dân thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo về các hành vi vi phạm của công chức khi thi hành công vụ, có biện pháp xử lý nghiêm khắc đối với các công chức Nhà nước vi phạm.

- Từng cơ quan, tổ chức trên cơ sở xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền tổ chức bộ máy để đề ra kế hoạch tinh giảm biên chế của cơ quan, tổ chức mình. Đối tượng giảm biên chế là cán bộ, công chức trong các cơ quan hành chính sự nghiệp gồm:

môn nghiệp vụ, nợ nhiều về tiêu chuẩn chức danh, ngạch bậc, không còn khả năng đào tạo, bồi dưỡng để đảm bảo đủ các tiêu chuẩn nhà nước quy định , kể cả cán bộ công chức không đủ sức khoẻ và các điều kiện khác .

+ Những công chức loại C, D, những người làm việc trong các bộ phận phục vụ, dịch vụ và những người đang hợp đồng lao động trong chỉ tiêu biên chế.

+ Những người có nguyện vọng chuyển sang các tổ chức không sử dụng biên chế và kinh phí hành chính sự nghiệp trong ngân sách nhà nước cấp .

Việc tinh giảm biên chế tuân thủ theo nguyên tắc: Không định tỉ lệ giảm biên chế theo bình quân, máy móc, cào bằng. Phân định rõ biên chế trong các cơ quan hành chính với biên chế trong các đơn vị sự nghiệp, kinh tế, dịch vụ công để có kế hoạch giảm biên chế cho phù hợp với từng loại tổ chức .

- Thực hiện nghiêm túc việc thi tuyển cán bộ, công chức, bố trí sử dụng cán bộ, công chức theo đúng tiêu chuẩn chức danh và giải quyết chế độ nghỉ hưu đúng tuổi quy định của nhà nước .

Một phần của tài liệu Đổi mới tổ chức và hoạt động của Uỷ ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế trong giai đoạn hiện nay (Trang 60)