Thực trạng đội ngũ cán bộ công chức của tỉnh

Một phần của tài liệu Đổi mới tổ chức và hoạt động của Uỷ ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế trong giai đoạn hiện nay (Trang 45 - 49)

- HĐND và UBND tỉnh ThừaThiên Huế.

2.5. Thực trạng đội ngũ cán bộ công chức của tỉnh

Công tác quản lý, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức Nhà nước là một lĩnh vực quan trọng trong việc tổ chức thi hành công vụ nhằm nâng cao hiệu

lực, hiệu quả của bộ máy quản lý Nhà nước. “Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức trong sạch, có năng lực” là một trong ba nội dung chủ yếu của công cuộc cải cách nền hành chính Nhà nước.

Tổng số cán bộ công chức của tỉnh Thừa Thiên Huế cho đến thời điểm tháng 8/2003 là 15.766 người.

Về chất lượng, theo kết quả điều tra, khảo sát đánh giá đên thời điểm 31/08/2003 thì:

- Số công chức có trình độ trên Đại học là: 152 người (chiếm ~ 1%) - Đại học và Cao đẳng : 8787 người (chiếm ~ 56%)

- Trung học chuyên nghiệp: 5013 người (chiếm ~ 32%) - Còn lại các trình độ khác: 1814 người (chiếm ~ 11%)

Nhìn chung việc quản lý, sử dụng công chức đã dần đi vào nề nếp. Đã tiến hành việc tổ chức tuyển dụng công chức qua thi tuyển, đảm bảo chọn những người có tài, có đức vào cơ quan nhà nước, thực hiện công bằng xã hội.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng đã được tỉnh quan tâm đúng mức, hàng năm có khoảng 2000 - 3000 cán bộ của tỉnh được cử đi đào tạo bối dưỡng các kiến thức về quản lý nhà nước, quản lý kinh tế, nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ tại các cơ sở đào tạo trong và ngoài tỉnh. Đội ngũ cán bộ công chức của tỉnh đã có bước chuyển ban đầu về kiến thức và năng lực thực tiễn quản lý kinh tế - xã hội, dần dần thích ứng với cơ chế thị trường và tình hình mới. Đại bộ phận cán bộ công chức có bản lĩnh chính trị vững vàng, trung thành với Tổ quốc và nhân dân, giữ vững phẩm chất đạo đức, lối sống lành mạnh, quan tâm chăm lo đến sự nghiệp chung và luôn phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Tuy nhiên bên cạnh những ưu điểm nêu trên, đội ngũ cán bộ của tỉnh cũng còn nhiều hạn chế, bất cập so với nhiệm vụ và tình hình mới.

- Đội ngũ cán bộ của tỉnh được hình thành và phát triển qua nhiều thời kỳ, được đào tạo, bồi dưỡng số lượng đông, nhưng vừa thừa, vừa thiếu, không đồng bộ, chưa có cán bộ hợp lý về ngành, lĩnh vực công tác. Hiện đang tồn tại

những bất hợp lý trong phân bổ đội ngũ cán bộ nhất là cán bộ khoa học kỹ thuật, tập trung nhiều ở thành phố, thị trấn, ở những cơ quan có thu nhập cao, còn ở cơ sở nông thôn, vùng núi, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số thì đội ngũ cán bộ vừa thiếu, vừa yếu về trình độ và năng lực.

- Việc quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng cán bộ chưa tốt, thiếu đồng bộ, chưa chủ động chuẩn bị đội ngũ cán bộ kế cận nên tình trạng bị hụt hẫng cán bộ vẫn còn kéo dài; trình độ cán bộ nhìn chung vẫn còn yếu, bất cập so với yêu cầu, nhiệm vụ chưa đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Chưa có những giải pháp tích cực và lâu dài để đào tạo cán bộ tại chỗ cho các huyện, xã miền núi, vùng sâu, vùng xa.

- Việc bố trí, sắp xếp đề bạt cán bộ công chức chưa thật khoa học. Nhiều đơn vị còn hữu khuynh, người làm tốt chưa được động viên khích lệ, những người sức khoẻ, năng lực yếu chưa được sắp xếp lại, một số người đã quá tuổi nghỉ hưu theo quy định của Chính phủ nhưng vẫn nằm trong biên chế, gây ra tình trạng vừa thừa, vừa thiếu. Trong bố trí công chức thiếu chú trọng đến cơ cấu hợp lý của tổ chức, đơn vị, việc xác định biên chế từng đơn vị còn cảm tính, thiếu cơ sở khoa học.

Tóm lại:

Thứ nhất: Thực tiễn tổ chức và hoạt động của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho thấy số lượng thành viên UBND như hiện nay cơ bản là phù hợp; chất lượng thành viên UBND đã được lựa chọn một bước qua bầu cử, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ quản lý hành chính được nâng lên.

Thứ hai: UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã xây dựng được quy chế làm

việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách; duy trì chế độ họp định kỳ hàng tháng của UBND, góp phần đưa hoạt động của UBND đi vào nề nếp, đạt hiệu quả. Tuy nhiên, sự phối hợp hoạt động của UBND hiệu quả chưa cao, vai trò trách nhiệm của tập thể và cá nhân chưa rõ; điều hành công việc còn nặng về hành chính sự vụ. Tình trạng họp hành nhiều nhưng hiệu quả công việc đạt thấp vẫn xảy ra.

Thứ ba: Hoạt động của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh hiện nay mặc dù đã có một số đổi mới nhất định. Nhưng nhìn chung cách thức làm việc còn chịu ảnh hưởng của thời kỳ bao cấp trước đây, chức năng còn chống chéo, trình độ năng lực còn hạn chế, bố trí công tác chưa phù hợp, chế độ trách nhiệm chưa rõ ràng. Các thủ tục pháp lý còn nhiều tầng nấc, phiền hà, nhiều việc không cần thiết, nhưng nhiều việc lại thiếu, chưa chặt chẽ. Sự phối kết hợp giữa các cơ quan chưa đồng bộ, có lúc, có việc không có người chịu trách nhiệm, nhưng lại có việc có quá nhiều người làm.

Thứ tư: Trong công tác cán bộ việc quy hoạch cán bộ ở một số cơ quan chưa được làm thường xuyên và định hướng lâu dài. Vấn đề đào tạo và đào tạo lại còn nhiều hạn chế. Trong tuyển dụng một số đơn vị chưa coi trọng chất lượng mà còn tình cảm, nể nang. Trình độ và năng lực của đội ngũ công chức chưa ngang tầm với yêu cầu và nhiệm vụ, nhiều mặt còn bị hụt hẫng: Tri thức và năng lực quản lý nền kinh tế thị trường, về luật pháp, về hành chính và kỹ năng hành chính, ngoại ngữ, tin học, cũng như tri thức chuyên môn, nghiệp vụ, khoa học công nghệ hiện đại ở các bộ phận công chức tương ứng chưa đáp ứng được yêu cầu của tình hình và nhiệm vụ mới. Để cấp tỉnh mạnh thật sự là phải có một đội ngũ cán bộ giỏi về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, có đạo đức phẩm chất, lối sống tốt và đặc biệt phải được quy hoạch, đào tạo cơ bản.

Thứ năm: Việc cải tiến thủ tục hành chính phải được quan tâm và tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa. Hiện nay, trình tự, thủ tục giải quyết các vụ việc thuộc thẩm quyền cấp tỉnh còn chưa rõ ràng, nhiều khâu trung gian.

Thứ sáu: Sự phối kết hợp giữa UBND tỉnh với Uy ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể quần chúng đã được tăng cường nhằm tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi của công dân. Tuy vậy, các cấp chính quyền chưa tạo đủ điều kiện và chưa có cơ chế cụ thể để các đoàn thể tập hợp được ý kiến, nguyện vọng của nhân dân; tham gia giám sát trong việc xây dựng chính quyền trong sạch, vững mạnh, chính quyền thực sự là chính quyền của dân, do dân và vì dân.

CHƢƠNG 3:

Một phần của tài liệu Đổi mới tổ chức và hoạt động của Uỷ ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế trong giai đoạn hiện nay (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)