- HĐND và UBND tỉnh ThừaThiên Huế.
3.3. Đổi mới phƣơng thức hoạt động, chế độ làm việc của UBND tỉnh để nâng cao hiệu lực quản lý, cải cách thủ tục hành chính
để nâng cao hiệu lực quản lý, cải cách thủ tục hành chính
Trong những năm qua, công tác lãnh, chỉ đạo điều hành của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế trên một số lĩnh vực chưa thực sự năng động, chưa sâu, có mặt
còn buông lỏng. Vai trò tham mưu của một số cơ quan chuyên môn trực thuộc UBND tỉnh còn hạn chế. Do đó cần phải tiếp tục cải tiến lề lối làm việc của UBND tỉnh và các cơ quan thuộc UBND tỉnh, khắc phục bệnh quan liêu, xa dân, hướng mạnh tới cơ sở, tăng cường đi sâu, đi sát làm việc với cơ sở, với dân, nắm được tâm tư nguyện vọng của dân để cùng với cơ sở giải quyết những khó khăn vướng mắc và các vụ việc phát sinh.
- Cần giảm bớt họp hành, giảm bớt các thủ tục hành chính không cần thiết, có quy định cụ thể về thời gian làm việc tại cơ sở, giảm bớt sự chỉ đạo bằng giấy tờ và triệu tập cán bộ cơ sở lên cấp trên họp nhiều lần không cần thiết. Xúc tiến việc sử dụng công nghệ thông tin trong công việc chỉ đạo, điều hành để nâng cao chất lượng và hiệu quả quản lý của UBND tỉnh. Thực hiện có nề nếp công tác tổ chức tiếp dân, giải quyết đơn thư khiếu nại của công dân. Tiếp tục triển khai thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, Quy chế dân chủ trong hoạt động của cơ quan và doanh nghiệp nhằm phát huy hơn nữa quyền làm chủ của nhân dân, để nhân dân tham gia quản lý Nhà nước, nhất là việc giám sát của nhân dân đối với hoạt động của các cơ quan và cán bộ, công chức.
- Cần thiết phải làm rõ trách nhiệm của Chủ tịch UBND và tập thể UBND. Pháp luật hiện hành chỉ mới quy định nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ tịch UBND và của UBND mà chưa đề cập đến trách nhiệm cụ thể. Thực tế cho thấy tình trạng đùn đẩy trách nhiệm giữa các cấp, giữa tập thể và cá nhân trong hoạt động quản lý Nhà nước còn diễn ra phổ biến. Để đảm bảo tính thống nhất của bộ máy hành chính Nhà nước, tính hiệu quả trong hoạt động của UBND, trên nguyên tắc tập trung dân chủ cần tăng cường chế độ làm việc, chế độ trách nhiệm tập thể, đề cao vai trò và trách nhiệm cá nhân trong chỉ đạo điều hành hoạt động của UBND tỉnh.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, đôn đốc các cấp, các ngành trong việc tổ chức thực hiện các chủ trương chính sách, pháp luật của nhà nước, các quy định của UBND tỉnh nhằm phát hiện, ngăn ngừa, xử lý các vi phạm trong quản lý, những yếu kém trong hoạt động của các đơn vị, địa
phương. Kịp thời đề ra các biện pháp khắc phục, sửa đổi bổ sung những thiếu sót trong việc quản lý, điều hành ở địa phương. Tăng cường kiểm tra, đôn đốc các ngành thực hiện nghiêm quy chế làm việc của UBND tỉnh.
- Tiếp tục rà soát các thủ tục hành chính, cải tiến quy trình các thủ tục hành chính, loại bỏ những thủ tục rườm rà, cải tiến quan hệ công tác giữa các ngành liên quan, tăng cường phân công, phân cấp cho các ngành, huyện, niêm yết công khai các quy định về thủ tục, phí và lệ phí, quy định thời gian cụ thể giải quyết từng thủ tục. Mẫu hoá thống nhất các loại giấy tờ mà công dân và doanh nghiệp cần làm khi có yêu cầu giải quyết công việc về sản xuất, kinh doanh và đời sống. Tiếp tục thực hiện đề án cải cách hành chính theo mô hình một cửa trong thụ lý, giải quyết các yêu cầu của tổ chức về công dân, triển khai ra diện rộng ở cấp huyện và các ngành trong tỉnh.
- Tiến hành thí điểm một số cơ chế tài chính mới như khoán biên chế và chi phí hành chính tại một số Sở, huyện, thành phố để từng bước tiến tới xoá bỏ chế độ cấp kinh phí theo số lượng biên chế, thay thế bằng cách tính toán kinh phí căn cứ vào kết quả hoạt động và chất lượng hoạt động. Thực hiện cơ chế hợp đồng một số dịch vụ trong cơ quan hành chính .
- Phải tiến hành giáo dục công chức, những người có trách nhiệm với tư cách chủ thể thực hiện hoạt động thủ tục hành, chính ý thức công dân khi được đại diện cho quyền lực Nhà nước giải quyết vấn đề thủ tục hành chính, có quan hệ tốt với mọi công dân khác khi tham gia thủ tục hành chính.