- Chức năng nhiệm vụ của các Phòng Bảo hiểm nghiệp vụ (Hàng hoá, Phi hàng hải, Tầu Thuỷ, Xe cơ giới, Tài sản kỹ thuật, Con người):
30. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp
2.3.1 Môi trường vĩ mô
2.3.1.1 Môi trường kinh tế
Trong những năm qua nền kinh tế Việt Nam duy trì mức độ tăng trưởng GDP không ổn định, tỉ lệ lạm phát biến đổi không ngừng và tăng cao kỷ lục, chỉ số giá tiêu dùng tăng, thị trường ngoại tệ biến động mạnh, hoạt động xuất nhập khẩu- nhập siêu trong năm 2008 cụ thể được thể hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng Biểu 12: Mức độ biến động của nền kinh tế Việt Nam từ 2005-2008
Năm GDP Lạm phát Xuất nhập khẩu
2005 8,4% 7,6% 31 tỷ USD
2006 8,2% ~7% ~39 tỷ USD
2007 8,5% 12,63% ~50 tỷ USD
2008 6,23% ~23% -17,5 tỷ USD
(Nguồn : Thời báo kinh tế)
Năm 2005 là năm có mức độ tăng trưởng kinh tế đạt mức cao trong thời gian qua, hầu hết các chỉ tiêu đề ra đạt và vượt mức kế hoạch, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, chất lượng và hiệu quả được nâng lên, nhiều ngành và lĩnh vực phát triển khá, cơ cấu tiếp tục tiến bộ, huy động vốn cho đầu tư phát triển từ các thành phần kinh tế đạt khá, các thành phần kinh tế tiếp tục phát triển mạnh. Tỷ lệ lạm phát, lãi suất ngân hàng và tỷ giá hội đoái của nước ta tương đối ổn định trong nhiều năm, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh. Nhà nước có chính sách tiền tệ và giá cả giữ bình ổn nền kinh tế, đảm bảo cho các doanh nghiệp yên tâm khi bỏ vốn đầu tư kinh doanh..
Các số liệu của Việt Nam được thống kê và tổng hợp cho thấy như sau: GDP bình quân đầu người năm 2005 đạt 640USD; giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp tăng 5,2%; Giá trị sản xuất công nghiệp và xây dựng tăng 16,5%; giá trị ngành dịch vụ tăng 8,7%; chỉ số tiêu dùng tăng 8%; tổng kim ngạch xuất khẩu tăng 20%; Tổng nguồn vốn đầu tư toàn xã hội đạt 38,2%GDP; tạo việc làm mới cho 1,6 triệu người, giảm hộ nghèo (theo tiêu chuẩn cũ) xuống còn 7%.
Những chỉ tiêu chủ yếu của kế hoạch năm 2006: GDP tăng 8.2 %; GDP bình quân đầu người đạt khoảng 720USD; giá trị tăng thêm của ngành nông, lâm, ngư nghiệp tăng khoảng 3,8%; giá trị sản xuất công nghiệp và xây dựng tăng 10,2%;giá trị ngành dịch vụ tăng khoảng 8%; tổng kim ngạch xuất khẩu tăng16,4%; Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội đạt khoảng 38,6%GDP;
đặt ra cho năm 2006 là hoàn toàn có cơ sở và rất khả thi, chứng tỏ nền kinh tế Việt nam phát triển ổn định với tốc độ cao và ngày càng hội nhập vào kinh tế khu vực và thế giới.
Năm 2007 là năm đầu tiên Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), đánh dấu sự phát triển ở một tầm cao mới của Việt Nam trên cả phương diện chính trị, ngoại giao và kinh tế. Tốc độ tăng trưởng GDP đạt 8,5%- là mức tăng trưởng cao nhất trong vòng 10 năm qua. Đầu tư toà xã hội đạt 40% GDP, đầu tư trực tiếp nước ngoài tương đương 20 tỷ USD, xuất khẩu đạt gần 50 tỷ USD. Thị trường tài chính tiền tệ tiếp tục phát triển theo xu hướng ổn định sau một thời gian dài phát triển nóng như: tín dụng ngân hàng, quỹ đầu tư, bảo hiểm và đặc biệt là chứng khoán. Cũng trong năm Việt Nam cũng đã gặp nhiều thiên tai, tai nạn, dịch bệnh như: bão, lũ lụt tại miền Trung (trận lũ đầu tháng 8/2007 được đánh giá là trận lũ lịch sử, lớn nhất trong vòng 30 năm gần đây, triều cường gây ngập lụt tại đồng bằng sông Cửu Long từ tháng 10 đến cuối năm (cao nhất trong 40 năm qua), tai nạn sập cầu Cần Thơ; dịch tiêu chẩy, dịch lợn tai xanh, dịch cúm gia cầm... Lạm phát đạt mức kỷ lục trong vòng 10 năm trở lại đây- chỉ số giá tiêu dùng cả năm lên tới 12,63% bỏ xa mức tăng trưởng 8,5%.
Năm 2008, sau một năm gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), nền kinh tế Việt Nam đã bộc lộ những điểm yếu và hạn chế sau những thành công của những năm qua. Chịu ảnh hưởng chung của suy thoái kinh tế toàn cầu, tốc độ tăng trưởng GDP đạt 6,23%- mức thấp nhất trong vòng 9 năm trở lại đây và thấp hơn so với kế hoạch, nhập siêu 17,5 tỷ USD cao nhất từ trước đến nay. Lạm phát cao đạt mức kỷ lục, chỉ số giá tiêu dùng tăng ~23%. Thị trường ngoại tệ biến động liên tục, thị trường chứng khoán sụt giảm sâu kéo dài. Ngân hàng gặp khó khăn trong việc huy động vốn và cho vay, doanh nghiệp không thu xếp được vốn để tái sản xuất mở rộng… cho thấy đây là một năm đầy khó khăn và ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của Nghành bảo hiểm.
Năm 2007, chế độ quản lý Nhà nước về hoạt động kinh doanh bảo hiểm được hoàn thiện thêm một bước với việc ban hành Nghị định số 45, 46/NĐ- CP ngày 27/03/2007, Thông tư 155, 156/ TT-BTC hướng dẫn thi hành nghị định 45, 46 ngày 20/12/2007, Thông tư liên tịch Bộ Công An- Bộ Tài chính số 16 và quyết định 23 ngày 09/4/2007 về bảo hiểm bắt buộc Trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới, Thông tư liên tịch Bộ Công An- Bộ Tài chính số 41 và quyết định số 28 ngày 14/4/2007 về bảo hiểm cháy nổ bắt buộc. Việc ban hành các Nghị định, Thông tư trên đảm bảo việc thực hiện cam kết WTO, mở cửa thị trường bảo hiểm, tạo ra môi trường pháp lý hoàn thiện hơn, điều chỉnh theo hướng đua ra những chuẩn mực tiên tiến mang tính quốc tế về quản lý hoạt động kinh doanh bảo hiểm, công khai minh bạch chế độ quản lý, tăng tính chủ động tự chịu trách nhiệm của các DNBH, đảm bảo lợi ích chính đáng của người tham gia bảo hiểm và góp phần tích cực phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam
Năm 2008 Bộ Tài chính đã cấp phép hoạt động cho một số công ty bảo hiểm mới đưa tổng số doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ có mặt tại Thị trường Bảo hiểm Việt Nam lên 26 doanh nghiệp. Bên cạnh đó, các công ty bảo hiểm nước ngoài (theo cam kết khi gia nhập WTO) sẽ được bán các sản phẩm bảo hiểm bắt buộc theo quy định của luật pháp Việt nam làm cho việc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp bảo hiểm để chiếm lĩnh thị phần ngày càng trở nên quyết liệt. Doanh thu phí tăng trưởng cao nhưng hiệu quả kinh doanh sụt giảm. Nguyên nhân là do chi bồi thường cao do tổn thất tăng, hoạt động đầu tư tài chính gặp nhiều khó khăn do khủng hoảng tài chính, cạnh tranh gay gắt dẫn đến giảm phí bảo hiểm, tăng phần trợ cấp cho đại lý đã làm giảm hiệu quả kinh doanh của nhiều doanh nghiệp bảo hiểm.
2.3.1.2 Môi trường công nghệ
Đối với ngành Tài chính - Bảo hiểm, kinh doanh sản phẩm vô hinh. Vì vậy về cơ bản các công nghệ hiện đang sử dụng không như các công ty thuộc lĩnh vực sản xuất. Tuy nhiên việc đổi mới công nghệ, dù lớn hay nhỏ, đều có
ảnh hưởng đến quá trình kinh doanh của mỗi công ty. Môi trường công nghệ ngành bảo hiểm chủ yếu là Công nghệ tin học, quản lý, phục vụ khách hàng.
Hiện nay, ngày càng có nhiều công ty nước ngoài với bề dày kinh nghiệm tham gia vào thị trường Bảo hiểm, điều thuận lợi đã đem đến nhiều công nghệ hiện đại. Sự xuất hiện của các công ty với công nghệ mới đã nghiên cứu nhiều loại hình sản phẩm bảo hiểm đa dạng, mức phí cạnh tranh hơn nữa.
Mặt khác, mô hình quản lý với các chỉ tiêu quản lý được thực hiện theo tiêu chuẩn quốc tế. Chương trình quản lý mới (on-line) được áp dụng...