Nâng cao tình độ chuyên môn nghiệp vụ

Một phần của tài liệu Phân tích và đề xuất chiến lược kinh doanh của Công ty cổ phần Bảo hiểm Petrolimex giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2020 (Trang 93 - 97)

- Thách thức

3.3.1.1Nâng cao tình độ chuyên môn nghiệp vụ

* Đội ngũ lãnh đạo cấp cao:

Đội ngũ lãnh đạo cấp cao của doanh nghiệp ảnh hưởng lớn đến các quyết định chiến lược và khả năng tổ chức thực hiện chiến lược. Đội ngũ lãnh đạo cấp cao cần có một chính sách rõ rệt về sự phân ranh giới giữa các loại công việc, phải xác định chính sách căn bản liên quan đến những hoạt động của Công ty và của từng đơn vị thành viên, có tầm nhìn trung dài hạn nhất định về lĩnh vực kinh doanh nhằm đạt được một thế thuận lợi trong cạnh tranh, đảm bảo sự phát triển bền vững của doanh nghiệp và tăng trưởng trong điều kiện nguồn lực hữu hạn của Công ty vào thời điểm hiện tại cũng như tương lai. Ngược lại, nếu đội ngũ lãnh đạo cấp cao của doanh nghiệp không đề ra được chính sách căn bản, rõ rệt mà để các biến cố diễn ra tự phát, đa dạng hóa một cách ngẫu nhiên thì kết cuộc sẽ là lãng phí tài nguyên nhân lực và vốn của doanh nghiệp.

* Đội ngũ nghiệp vụ chuyên môn:

Đây là đội ngũ tiên phong trong việc thực hiện các nghiệp vụ tác nghiệp để thực hiện chiến lược, bao gồm lãnh đạo và nhân viên các phòng ban chuyên môn, Chi nhánh của Công ty. Để nâng cao chất lượng của đội ngũ này, cơ chế

dụng được những cán bộ có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, phù hợp với nhiệm vụ chuyên môn của từng bộ phận chức năng và có phẩm chất tốt. Đối với những cán bộ hiện đang làm việc tại Công ty, nhằm đáp ứng được nhu cầu liên tục đổi mới và tổ chức đào tạo lại để nâng cao nghiệp vụ phù hợp với nhu cầu công việc, tổ chức các chương trình giao lưu, thăm quan học tập kinh nghiệm với các doang nghiệp, tập đoàn bảo hiểm nước ngoài có trình độ khoa học, kỹ thuật và quản lý hiệm đại.

Công ty cần có chính sách khuyến khích đội ngũ chuyên môn có ý thức nâng cao trình độ nghiệp vụ trong lĩnh vực mình phụ trách và có sự liên hệ với các phòng, Chi nhánh khác để tạo được một không khí cạnh tranh lành mạnh, thi đua cùng hoàn thành các chỉ tiêu bộ phận và có sự phối hợp chặt chẽ trong việc thực hiện các chiến lược chức năng. Văn hóa doanh nghiệp chủ yếu xuất phát từ chính đội ngũ cán bộ các phòng ban nghiệp vụ.

* Đội ngũ nhân viên, tư vấn viên:

Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ thể hiện sự lành nghề trong công việc mà họ được phân công đảm nhiệm nhằm nâng cao năng suất, hiệu quả sản xuất, chất lượng sản phẩm. Sự lành nghề thể hiện ở khả năng thuyết phục khách hàng, khai thác hợp đồng.

Đối với những nhân viên làm việc lâu năm, tâm huyết với nghề, kinh nghiệm và mối quan hệ được thể hiện khá rõ, còn với đội ngũ trẻ thì khả năng tiếp cận khách hàng còn hạn chế vì vậy sự kết hợp giữa hai lực lượng này rất quan trọng.

Các buổi học tập rút kinh nghiệm và phổ biến những kiến thức, trao đổi kinh nghiệm tại chỗ cần được tổ chức thường xuyên vì đây là hình thức tốt nhất để nâng cao trình độ cho cán bộ mới và nó tạo điều kiện cho các họ lành nghề phổ biến kinh nghiệm cho những nhân viên mới và tạo được sự gắn kết giữa họ với nhau. Qua đó PJICO cần:

 Đánh giá hiệu quả bộ máy hiện tại, xác định qui mô tổ chức bộ máy cấp Chi nhánh thành viên (hoặc Phòng bảo hiểm khu vực). Việc xác

định qui mô các Chi nhánh thành viên có thể sẽ không theo địa giới hành chính cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương như hiện nay mà căn cứ vào qui mô và tiềm năng phát triển kinh doanh trên địa bàn hoặc trong khu vực.

 Dưới Chi nhánh thành viên là các Văn phòng khu vực phục vụ khách hàng, không có tư cách pháp nhân và con dấu riêng, chỉ là đầu mối quản lý trung gian, tiếp nhận thông tin, giải quyết quyền lợi khách hàng, hỗ trợ khách hành, đại lý trên địa bàn.

 Việc tổ chức lại theo hướng trên sẽ khắc phục được nhược điểm của mô hình tổ chức hiện nay, giảm chi phí quản lý về bộ máy, có cơ sở để nâng cao hiệu quả kinh doanh.

 Xây dựng các quy chế quản lý cán bộ như: qui chế tuyển dụng, qui chế đào tạo, quy chế bổ nhiệm, qui chế lương, phân cấp quản lý cán bộ hợp lý theo hướng thu hút và trọng dụng nhân tài.

 Phân tích đánh giá công việc, đánh giá cán bộ; sắp xếp lại đội ngũ cán bộ nhân viên phù hợp với mô hình tổ chức bộ máy; xác định nhu cầu đội ngũ cán bộ nhân viên phù hợp với nhiệm vụ kinh doanh.

 Nâng cao chất lượng tuyển dụng cán bộ, có cơ chế hợp lý để khuyến khích thu hút nguồn nhân lực giỏi, có kinh nghiệm.

 Xây dựng và tổ chức kế hoạch đào tạo cụ thể trên cơ sở qui hoạch, yêu cầu công việc, trình độ năng lực cán bộ. Chú trọng đào tạo kỹ năng nghề nghiệp và cán bộ Actuary, tin học. Đánh giá hiệu quả sau đào tạo thông qua hiệu quả công việc, bố trí cán bộ.

 Xây dựng lại chính sách thù lao, thăng tiến, đánh giá theo hướng phù hợp và phục vụ tích cực cho mục tiêu kinh doanh, xóa bỏ chính sách tiền lương bình quân- đánh giá đồng đều và thăng tiến theo thâm niên.

 Tạo điều kiện cho cán bộ nhân viên phát huy tối đa năng lực cá nhân, phát huy sánh kiến, phát huy quyền dân chủ trong doanh nghiệp.

 Thực hiện và giải quyết đúng, đủ chế độ và quyền lợi cho cán bộ nhân viên theo qui định của pháp luật và của PJICO, nhanh chóng ứng dụng phần mềm trong quản lý nguồn nhân lực.

Bảng Biểu 26: Tiêu chuẩn cán bộ cao cấp, quản lý của PJICO đến 2015

TT Tiêu chuẩn Cán bộ cao cấp Quản lý trung

gian

1 Tuồi, sức khoẻ 30 – 45; tốt 28-45; tốt

2 Đào tạo chuyên môn ngành Đại học Đại học 3 Đào tạo trình độ quản lý KD Thạc sỹ, Đại học Đại học 4 Thâm niên ngành (kinh nghiệm) > 3 năm > 2 năm

5 Năng lực Qlý, tổ chức, điều phối + + + +

6 Khả năng quyết đoán, bản lĩnh, có tầm nhìn chiến lược

+ + +

7 Khả năng giao tiếp, nhạy cảm + +

8 Có tinh thần trách nhiệm + + + + (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

9 Trình độ ngoại ngữ, tin học C C

10 Hiểu biết về văn bản, pháp luật + + +

Bảng Biểu 27: Mục tiêu cơ cấu chất lượng cán bộ của PJICO đến 2015

TT Trình độ Năm 2008 Năm 2015

1 Trên Đại Học 5% 20%

2 Đại học, cao đẳng 85% 80%

Một phần của tài liệu Phân tích và đề xuất chiến lược kinh doanh của Công ty cổ phần Bảo hiểm Petrolimex giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2020 (Trang 93 - 97)