Cạnh tranh cùng ngành:

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy trình xây dựng chiến lược cạnh tranh tại công ty TNHH Vĩnh Giang giai đoạn 2011 – 2015 (Trang 37 - 39)

Như đã nói ở trên, do là doanh nghiệp phân phối độc quyền nên sự cạnh tranh cùng ngành không quá mạnh. Công ty luôn tận dụng vị thế của mình để củng cố hơn nữa uy tín cũng như gia tăng doanh thu. Để nói về đối thủ cạnh tranh lớn cùng ngành thì Vĩnh Giang không có đối thủ nhưng sự cạnh tranh cùng ngành lại có những diễn biến phức tạp.

Về cơ bản, các đối thủ cạnh tranh cùng ngành của Vĩnh Giang thường là đối thủ không chính thống. Có thể phân ra các nhóm đối thủ chính như: các nhà cung cấp lân cận, các nhà cung cấp nhỏ lẻ. Với các nhà cung cấp lân cận, đây là cuộc chiến giành địa bàn hết sức phức tạp. Mặc dù trên lý thuyết, các nhà phân phối có khu vực riêng của mình nhưng thực tế, tình trạng lấn vùng, cướp khách ở các khu vực giáp ranh rất phức tạp. Do đây là hoạt động không chính thống nên khó có thể xử lý một cách minh bạch. Đây là thách thức không nhỏ với Vĩnh Giang. Ngoài ra, do đặc thù ở giáp Hà Nội, nơi tập trung các siêu thị, các nhà phân phối lớn nên Vĩnh Giang còn chịu sức ép từ khu vực này. Với sự chênh lệch chiết khấu giữa 2 thị trường nên các nhà phân phối lớn tại Hà Nội như Big C, Metro,… có những chính sách giá rất hấp dẫn. Điều này đã thu hút một lượng lớn khách hàng đổ ra Hà Nội mua hàng. Đây là áp lực rất lớn và khó xử lý vì đây là hoạt động chính đáng, không thể cản được của các đối thủ. Không những thế, nhóm các nhà cung cấp nhỏ lẻ cũng rất đáng quan tâm. Do sức hấp dẫn của ngành nên rất nhiều đơn vị, cá nhân cũng nhảy vào tranh giành thị phần. Đặc điểm chính của các đối thủ này là hoạt động nhỏ lẻ, không

thường xuyên, thường xuất hiện mạnh khi có khuyến mại hoặc giảm giá từ các khu vực lân cận. Mặc dù đây là nhóm đối thủ yếu hơn hẳn về sức mạnh nhưng với số lượng đông đảo thì đây cũng là nhóm nguy cơ với Vĩnh Giang. Việc quấy nhiễu thị trường sẽ gia tăng sức ép từ khách hàng lên công ty, từ đó làm tăng chi phí, giảm doanh thu và gây thiệt hại cho công ty.

1.4.6.2 Phân tích các nguồn lực của công ty TNHH Vĩnh Giang:a) Nhân lực: a) Nhân lực:

Hiện nay, trong mảng nhân sự kinh doanh các mặt hàng Unilever, Vĩnh Giang có: Quản lý Kế toán Thủ quỹ Thủ kho Tiếp thị Giao hàng Lái xe Phụ kho Tổng 1 4 1 2 9 6 6 3 32

Trong đó, trình độ nhân viên hành chính (kế toán, thủ quỹ) là đại học (1 người) và cao đẳng (4 người). Còn lại, trình độ chỉ dừng lại ở tốt nghiệp THPT.

Mức lương cơ bản cho các bộ phận khá cao. Cụ thể như sau:

Quản lý Kế toán Thủquỹ Thủkho Tiếp thị Giaohàng Lái xe Phụ kho

5 triệu 3 triệu 2,5 triệu 2,5 triệu

3,6 triệu + lương kinh doanh 3 triệu + lương kinh doanh 3 triệu 2 triệu

Về cơ bản, số lượng nhân sự đáp ứng được nhu cầu hiện tại của công ty. Tuy nhiên, do trình độ nhân sự còn thấp nên công ty gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận các quy trình làm việc của Unilever. Đặc biệt là trong các hoạt động hiện đại hóa hệ thống phân phối. Tuy nhiên, phần lớn nhân viên đã gắn bó với công ty từ khá lâu, trung bình là 2-3 năm nên họ đã có kinh nghiệm và am hiểu công việc. Vì vậy, trình độ nhân sự không ảnh hưởng lớn đến doanh thu của công ty.

Để đáp ứng nhu cầu mở rộng, công ty đang có kế hoạch tuyển thêm nhân sự ở các bộ phận kinh doanh và kho. Dự kiến sau mở rộng, công ty sẽ có 50 nhân viên ở tất cả các bộ phận.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy trình xây dựng chiến lược cạnh tranh tại công ty TNHH Vĩnh Giang giai đoạn 2011 – 2015 (Trang 37 - 39)