Nhóm giải pháp hoàn thiện phương pháp xây dựng chiến lược:

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy trình xây dựng chiến lược cạnh tranh tại công ty TNHH Vĩnh Giang giai đoạn 2011 – 2015 (Trang 54 - 58)

b) Cơ sở vật chất:

1.7.2.1 Nhóm giải pháp hoàn thiện phương pháp xây dựng chiến lược:

Như phân tích ở trên, công ty Vĩnh Giang hiện đang có tình trạng là phương pháp xây dựng chiến lược mang tính nhỏ lẻ, manh mún. Vì vậy, trước khi đưa ra nhóm giải pháp, ta sẽ đưa ra mục tiêu cho việc sử dụng phương pháp xây dựng chiến lược.

Mục đích là hoàn thiện phương pháp xây dựng chiến lược cho công ty Vĩnh Giang. Mục tiêu là trong 3 tháng, xây dựng phương pháp xây dựng chiến lược tiêu chuẩn, phù hợp với tình hình của công ty.

Từ tình hình hoạt động thực tế của công ty, ta đưa ra 3 phương pháp áp dụng cho 3 loại chiến lược như sau:

• Chiến lược dài hạn (5 năm):

Với chiến lược dài hạn, ta sử dụng phương pháp xây dựng chiến lược cơ bản. Đây là phương pháp đơn giản, dễ áp dụng, phù hợp với tình trạng thiếu nhân sự, chất lượng quản trị chiến lược chưa cao và quy mô công ty còn nhỏ. Và theo phương pháp cơ bản này, ta có chuỗi hoạt động như trong phần quy trình tiêu chuẩn đã đưa ra ở trên. Vấn đề chính của phương pháp này là việc xác định được mục tiêu rõ ràng, chính xác và phù hợp. Và từ đó, mọi hoạt động, mọi chiến lược đưa ra đều phải bám sát vào sứ mệnh và mục tiêu đã đề ra. • Chiến lược ngắn hạn (1 năm):

Do thời gian ngắn hơn nên mức độ yêu cầu của chiến lược cũng đơn giản hơn. Với chiến lược ngắn hạn, ta sẽ bỏ qua sứ mệnh mà tập trung vào mục tiêu đặt ra. Do đã có chiến lược dài hạn nên chiến lược ngắn hạn chỉ làm rõ hơn chiến lược dài hạn. Vì vậy, chiến lược ngắn hạn sẽ sử dụng phương pháp xây dựng chiến lược dựa trên vấn đề ( hoặc mục tiêu) là phương pháp chủ đạo. Về các bước thực hiện của phương pháp này đã nêu ở phần lý thuyết. Tuy nhiên, khi áp dụng phương pháp này cùng với quy trình tiêu chuẩn đã đề ra thì có một số điểm thay đổi. Quy trình lúc này sẽ như sau:

Hình 8: Quy trình xây dựng chiến lược cạnh tranh ngắn hạn tại công ty TNHH Vĩnh Giang

Điểm khác biệt lớn nhất của phương pháp này so với phương pháp lập chiến lược dài hạn chính là sự tập trung nhiều hơn vào mục tiêu. Ngoài ra, với phương pháp này, các chiến lược ngắn hạn sẽ nối tiếp nhau, năm sau hoàn thiện và phát triển tiếp tục kết quả của năm trước. Vì vậy, nó rất phù hợp với các chiến lược cạnh tranh từng năm.

• Chiến lược ứng phó (vấn đề phát sinh)

Đây là chiến lược đòi hỏi sự linh động cao, đơn giản hóa thủ tục và vẫn đáp ứng cơ bản yêu cầu chiến lược. Vì vậy, khuyến nghị công ty sử dụng phương pháp 4 là phương pháp dựa trên tình huống. Với phương pháp này, quy trình xây dựng chiến lược cũng sẽ giản lược bớt với mục đích chính là đưa ra chiến lược ứng phó một cách nhanh nhất có thể

Hình 9: Chiến lược ứng phó

Với phương pháp này, công ty tập trung đến sự phản ứng nhanh chóng trước sự thay đổi của môi trường, có như vậy, chiến lược cạnh tranh mới thật sự có hiệu quả cao.

Vậy, để có thể thực hiện được các phương pháp xây dựng chiến lược ở trên, công ty Vĩnh Giang cần thực hiện các giải pháp sau:

• Xây dựng bộ phận quản lý chiến lược:

Với nhu cầu đòi hỏi sự thích ứng nhanh chóng của các chiến lược cạnh tranh, công ty cần tạo cho mình một đội ngũ phản ứng nhanh để có thể nhanh chóng đưa ra các chính sách hợp lý. Việc này không những giúp công ty phòng thủ tốt hơn trước sự cạnh tranh của các đối thủ mà còn giúp giảm tải cho các bộ

phận khác và nâng cao chất lượng chiến lược cạnh tranh. Vì vậy, công ty cần xây dựng cho mình một đội ngũ quản lý chiến lược. Bộ phận này có thể thuê từ bên tư vấn hoặc thành lập một bộ phận mới trong công ty. Mỗi phương án lại có những ưu và nhược khác nhau. Tuy nhiên, do sự phát triển mạnh mẽ của công ty và việc nhân sự kém chất lượng, công ty nên thuê tư vấn quản lý chiến lược, đặc biệt là các chiến lược cạnh tranh trong thời gian tới. Điều này giúp công ty có những chiến lược chất lượng và cũng tạo ra phong cách làm việc cho nhân viên công ty, để sau khi chấm dứt quá trình tư vấn, công ty có nguồn nhân lực đảm đương được công việc quản lý chiến lược.

• Xây dựng quy trình quản lý chiến lược:

Song song với việc xây dựng bộ phận quản lý chiến lược, công ty cũng cần xây dựng cho mình một quy trình quản lý tiêu chuẩn. Cụ thể là quy định rõ ràng các phương án xây dựng chiến lược ở trên về điều kiện triển khai, nội dung triển khai, phạm vi triển khai và nhân lực triển khai. Điều này sẽ giúp cho công ty tiết kiệm được thời gian trong việc phản ứng, phòng thủ trước sự tấn công của đối thủ. Ngoài ra, việc quy chuẩn hóa quy trình quản lý chiến lược cũng giúp hệ thống hóa và chuẩn mực hóa các hoạt động chiến lược. Từ đó tạo ra sự đồng bộ trong quy trình xây dựng chiến lược.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy trình xây dựng chiến lược cạnh tranh tại công ty TNHH Vĩnh Giang giai đoạn 2011 – 2015 (Trang 54 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w