Đánh giá quá trình xây dựng chiến lược cạnh tranh tại công ty TNHH Vĩnh Giang:

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy trình xây dựng chiến lược cạnh tranh tại công ty TNHH Vĩnh Giang giai đoạn 2011 – 2015 (Trang 48 - 50)

b) Cơ sở vật chất:

1.5.3 Đánh giá quá trình xây dựng chiến lược cạnh tranh tại công ty TNHH Vĩnh Giang:

đồng loạt sử dụng toàn bộ hoặc một phần các phương pháp xây dựng chiến lược.

1.5.2.2 Thực trạng công cụ:

Trong quá trình phân tích, công ty TNHH Vĩnh Giang có sử dụng một cách cơ bản phân tích SWOT. Cụ thể, trong quá trình họp bàn phân tích tình hình giữa Giám đốc, PGĐ kinh doanh Unilever, kế toán, các thành viên cuộc họp có đưa ra các đánh giá về tình hình thực trạng. Trong đó có đánh giá về sức mạnh của công ty, những vấn đề công ty gặp phải, những cơ hội thuận lợi mà công ty đang có và những thách thức mà công ty sẽ phải vượt qua. Mặc dù chưa hệ thống và chính thức nhưng về nội dung, công ty đã sử dụng phân tích SWOT để đánh giá tình hình của mình.

1.5.3 Đánh giá quá trình xây dựng chiến lược cạnh tranh tại công ty TNHH Vĩnh Giang: Vĩnh Giang:

Qua quá trình xem xét quy trình xây dựng chiến lược cạnh tranh của công ty TNHH Vĩnh Giang, ta có thể đưa ra một số đánh giá như sau:

Quy trình xây dựng chiến lược:

Nhìn chung, quy trình xây dựng chiến lược của công ty Vĩnh Giang tương đối hoàn chỉnh, có các bước cơ bản từ nhận diện vấn đề > phân tích vấn đề > đưa ra giải pháp > triển khai giải pháp và tổng kết lại hoạt động. Đây là ưu điểm lớn nhất trong quy trình xây dựng chiến lược của công ty, điều này đảm bảo một chiến lược hoàn chỉnh về nội dung với các bước chính. Từ đó đảm bảo được chất lượng cơ bản của chiến lược.

Ngoài ra, với việc tập trung chỉ đạo quy trình vào một chức danh cụ thể ( Giám đốc) nên chiến lược được thống nhất từ đầu đến cuối, đảm bảo sự thông suốt trong quá trình triển khai chiến lược. Và việc tham gia toàn diện của tất cả các nhân viên vào quy trình xây dựng chiến lược giúp phát huy được hiệu quả sử dụng các nguồn lực cũng như đảm bảo quá trình truyền thông nội bộ. Nhờ vậy, toàn công ty đều thống nhất trong quá trình triển khai chiến lược.

Tuy nhiên, vấn đề lớn nhất mà công ty Vĩnh Giang gặp phải cũng là vấn đề tồn tại ở hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam. Đó là sự thiếu chuyên nghiệp trong hoạt động xây dựng chiến lược. Các hoạt động được công ty thực hiện chủ yếu dựa trên tư duy của cá nhân lãnh đạo công ty và từ những vấn đề thực tế. Công ty vẫn giải quyết các vấn đề theo hình thức thử - sai – sửa. Từ quy trình xây dựng chiến lược đến các hoạt động triển khai chưa mang tính quy chuẩn, đồng bộ và chuyên nghiệp. Vì vậy, nó chỉ phù hợp ở quy mô nhỏ, với các vấn đề đơn lẻ, tự phát. Và các giải pháp đưa ra thường chỉ mang tính tạm thời, không đồng nhất và hiệu quả lâu dài.

Đánh giá chung, công ty hiện đang sử dụng quy trình tự phát và vẫn tạm thời đáp ứng nhu cầu giải quyết một số vấn đề trong phạm vi nhỏ hẹp. Nhưng để có thể phát triển lâu dài thì công ty cần có một quy trình chuẩn mực với những chiến lược đồng bộ có tính lâu dài.

Phương pháp xây dựng chiến lược:

Tương tự với quy trình xây dựng chiến lược, phương pháp xây dựng chiến lược của công ty Vĩnh Giang cũng đang gặp những vấn đề cố hữu. Trên thực tế, công ty vẫn xây dựng chiến lược cho mình dựa trên kinh nghiệm cùng tư duy cá nhân. Do không được đào tạo bài bản nên các phương pháp không có sự đồng bộ và mang tính tạm thời, ngắn hạn. Mặc dù vẫn có những điểm giống với các phương pháp chính thống nhưng chỉ là sự trùng hợp. Do đó, khi nhìn vào bảng so sánh, ta

nhưng với một số phương pháp khác, công ty chỉ thực hiện một số bước. Cũng từ đó, ta có thể thấy sự lai tạp, không đồng nhất trong phương pháp xây dựng chiến lược của công ty. Từ đó, các hoạt động thực hiện chiến lược cũng thiếu sự đồng bộ và hệ thống, thường xuyên có các vấn đề phát sinh.

Công cụ chiến lược:

Cuối cùng, với việc sử dụng các công cụ chiến lược, công ty hầu như không sử dụng công cụ chiến lược nào. Duy chỉ có phân tích SWOT là mẫu phân tích cơ bản theo những nguyên tắc suy luận tự nhiên nên công ty đã sử dụng phân tích này. Nhưng cũng chính vì sự thiếu kiến thức trong quản trị chiến lược nên việc sử dụng SWOT cũng chỉ hạn chế ở mức độ phân tích chứ chưa nâng lên thành ma trận chiến lược SWOT. Và công ty cũng không sử dụng thêm bất kì công cụ hoạch định chiến lược nào. Vì vậy, các chiến lược của công ty thường không được coi là chiến lược vì nó không có tính đồng bộ và lâu dài. Các hoạt động công ty đưa ra chỉ dừng lại ở mức độ là giải pháp để giải quyết các vấn đề phát sinh hoặc để đạt được những mục tiêu nhất định.

Chương III. Định hướng và giải pháp hoàn thiện quá trình xây dựng chiến lược cạnh tranh của công ty TNHH Vĩnh Giang đến năm 2015

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy trình xây dựng chiến lược cạnh tranh tại công ty TNHH Vĩnh Giang giai đoạn 2011 – 2015 (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w