Chính sách về cấu trúc tài chính

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CẤU TRÚC TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VINCOM (Trang 42 - 44)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CẤU TRÚC TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VINCOM

2.2.1. Chính sách về cấu trúc tài chính

Bảng 2.4. Thống kê tài sản giai đoạn 2011 – 2013

Hình 2.3. Cơ cấu tài sản giai đoạn 2011 - 2013

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán của Công ty cổ phần Vincom năm 2011-2013)

Đối với cấu trúc tài sản

Nhìn biểu đồ 2.3 ta thấy tình hình tài sản trong ba năm 2011, 2012 và 2013 của Công ty không có nhiều biến động.Tài sản ngắn hạn chiếm đa số trong tổng tài sản của Công ty với tỷ trọng lên tới 56% ở năm 2011 tương ứng 20.039 tỷ đồng. So với năm 2012 thì tỷ trọng tài sản ngắn hạn giảm 43,7% tương ứng giảm 8.756 tỷ đồng. Năm 2013, tỷ trọng tài sản ngắn hạn của Công ty lại có xu hướng tăng tuy nhiên không nhiều chiếm 53% tổng tài sản tương đương 39.844,68 tỷ đồng. Trong khi tỉ trọng tài sản dài hạn tương đối đồng đều giữa các năm và không nhiều sự biến động, mức trung bình vào khoảng 47% qua các năm.

Năm 2013, Công ty triển khai một số dự án mới như các dự án trung tâm thương mại cao cấp và cho thuê trung tâm Hà Nội, dự án cụm cao ốc văn phòng và căn hộ cao cấp tại quận 1 TP. HCM, dự án Vincom hải phòng khiến cho các khoản mục tài sản ngắn hạn liên quan đến các dự án gia tăng như sự gia tăng về các khoản ứng trước cho người bán, sự gia tăng về các khoản mục hàng tồn kho gồm sự gia tăng về bất động sản để bán đã hoàn thành của các dự án và bất động sản để bán đang xây dựng. Qua hình 2.3 cũng có thể nhận xét rằng chiến lược quản lý tài sản ngắn hạn của Công ty thay đổi qua các năm, tuy nhiên đa số Công ty sử dụng chiến lược quản lý tài sản cấp tiến (tuy tỷ lệ tài sản ngắn hạn và dài hạn trong Công ty xấp xỉ bằng nhau) tức là duy trì tài sản ngắn hạn ở mức thấp, điều này là do đặc trưng của ngành bất động sản có khoản mục bất động sản đầu tư lớn, khiến cho tỷ trọng tài sản ngắn hạn thấp hơn so với tài sản dài hạn, việc Công ty sử dụng chiến lược quản lý tài sản cấp tiến sẽ khiến cho thời gian quay vòng của tiền ngắn hơn, giảm chi phí sử dụng vốn tăng khả năng sinh lời của vốn.

Đối với nguồn vốn

Qua bảng trên có thể thấy đối với nợ phải trả, ta thấy năm 2013, nợ phải trả cao nhất trong 3 năm là 39.844 tỷ đồng. Tốc độ tăng nợ phải trả trong các năm khá

dao động, năm 2012 nợ phải trả tăng lên 64,9% so với năm liền trước. Điều này thể hiện các khoản nợ phải trả của Công ty tăng mạnh từ năm 2011. Năm 2011 nợ phải trả của là gần 27.260 tỷ đồng. Nhưng đến năm 2012 con số này tăng lên gấp rưỡi so với năm trước đó, đạt hơn 44.000 tỷ đồng. Trong hơn 44.000 tỷ đồng các khoản nợ phải trả của Công ty thì các khoản vay và nợ dài hạn đã chiếm tới 3/4. Trong các khoản vay này thì có 10,000 tỷ đồng là Công ty phát hành trái phiếu dài hạn và 165,8 tỷ đồng là khoản vay trung hạn của từ Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) với thời hạn 2 năm. Lãi suất khoản vay từ BIDV lên tới 21%/năm và lãi suất của trái phiếu phát hành lần lượt là 10.3%/năm với 1000 tỷ đồng và 16%/năm với 2000 tỷ đồng. Cả hai khoản phát hành trái phiếu này đều có thời hạn là 5 năm. Rõ ràng so với thời điểm hiện tại thì mức lãi suất như trên là cao hơn rất nhiều và điều này cũng là một bất lợi không nhỏ đối với Công ty. Năm 2013 nợ phải trả tăng 27% so với năm 2012, điều này chứng tỏ nợ phải trả của Công ty ngày càng cao. Điều nay do Công ty ngày càng mở rộng quy mô, đầu tư thêm nhiều dự án và tăng số trái phiếu phát hành trên thị trường.

Hình 2.4. Cơ cấu nguồn vốn giai đoạn 2011 - 2013

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán của Công ty cổ phần Vincom năm 2011-2013)

2.2.2. Cấu trúc tài sản

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CẤU TRÚC TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VINCOM (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(92 trang)
w