CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CẤU TRÚC TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VINCOM
2.2.2.1. Cấu trúc tài sản ngắn hạn
Phân tích cấu trúc tài sản cho phép đánh giá khái quát tình hình phân bổ và biến động của tài sản. Qua đó để thấy được tình sử dụng vốn của Công ty, từ đó đề ra những biện pháp thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
Hình 2.5. Cấu trúc tài sản ngắn hạn
(Nguồn: Bảng cân đối kế toán của Công ty cổ phần Vincom giai đoạn 2011-2013)
Nhìn vào biểu đồ cấu trúc tài sản ngắn hạn trên có thể thấy, chiếm tỉ trọng chủ đạo vẫn là hàng tồn kho của Công ty. Tài sản ngắn hạn của Công ty tăng nhanh
qua 3 năm mặc dù đây là giai đoạn kinh tế gặp nhiều khó khăn đối với thị trường bất động sản. Qua 3 năm hoạt động, Công ty đã cho thấy sự gia tăng nhanh của tiền và các khoản tương đương tiền, đặc biệt trong năm 2013 gần như không có một Công ty nào trên thị trường có thể làm được điều này giống như Vincom, duy trì khoản phải thu ở mức rất thấp, chỉ có 10% so với tổng tài sản ngắn hạn. Khoản mục đầu tư ngắn hạn không có nhiều sự tăng trưởng tuy nhiên, vẫn giữ ổn định ở mức 13% đến 14%. Khoản đặt cọc này là một phần của thỏa thuận ký giữa Công ty và Credit Suisse AG vào ngày 5 tháng 7 năm 2012 liên quan tới việc phát hành 115 triệu đô la Mỹ trái phiếu chuyển đổi với lãi suất 5%/năm và đáo hạn vào năm 2017 sử dụng như một khoản đảm bảo cho Credit Suisse liên quan đến các hợp đồng hoán đổi cổ phiếu mà Credit Suisse đã ký kết với một số trái chủ của đợt phát hành trái phiếu chuyển đổi sẽ hết hạn vào ngày 5 tháng 8 năm 2013. Vào ngày 13 tháng 8 năm 2013, Công ty đã được hoàn lại 20 triệu đô la từ khoản đặt cọc này và gia hạn số tiền đặt cọc còn lại tới ngày 3 tháng 4 năm 2014. Tỷ lệ các tài sản ngắn hạn gia tăng cũng vì Công ty còn đặt cọc để đảm bảo quyền được tham gia hợp tác thực hiện dự án khu đô thị trên diện tích 347 ha tại Văn Giang, Hưng Yên, hiện Công ty cũng đã nhận chuyển nhượng 40% và 20% cổ phần trong các Công ty liên kết để thực hiện thêm một số dự án Vinhomes Riversida tại Việt Hưng, Long Biên.
Tiền và các khoản tương đương tiền
Tiền là tài sản có tính lỏng nhất, tính thanh khoản cao nhất nên Công ty cần dự trữ tiền để đáp ứng cho nhu cầu giao dịch thường nhật như: trả tiền khi mua hàng, thanh toán nợ cho người bán, trả lương, thưởng, thuế...
(Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty cổ phần Vincom giai đoạn 2011 – 2013)
Theo bảng 2.5, tiền và các khoản tương đương của Công ty chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng tài sản. Năm 2011 lượng tiền và các khoản tương đương tiền là 1.231,73 tỷ đồng, chiếm 6,15% trong cơ cấu tổng tài sản, sang năm 2012 tiền và các khoản tương đương tăng nhẹ lên 385 tỷ đồng tương ứng tăng 31,3% chỉ còn chiếm 5,61% tài sản ngắn hạn. Trong năm 2012 này nhu cầu về tiền mặt của Công ty tăng mạnh so với năm 2011, đặc biệt là tiền chi trả cho hoạt động kinh doanh và hoạt động đầu tư tài chính trong đó: tiền chi trả cho người cung cấp hàng hóa dịch vụ, tiền cho vay mua các công cụ nợ của đơn vị khác theo báo cáo lưu chuyển tiền tệ của Vincom năm 2012.
Năm 2013, tiền và các khoản tương đương tiền là 7.534 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 18,19% tài sản ngắn hạn, tăng mạnh 5.917,19 tỷ đồng tương đương 366% so với năm 2012. Nhu cầu về tiền mặt cao giúp Công ty đáp ứng hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính tăng cao, giúp cho Công ty không rơi vào tình trạng khó khăn trong khả năng thanh toán, Công ty đã quyết định tăng cường dự trữ tiền mặt trong ngân quỹ. Dự trữ tiền mặt giúp đảm bảo chi phí nguyên vật liệu đầu vào tăng từ 164 tỷ tăng lên 271 tỷ, trong khi chi phí phát triển bất động sản để bán là 11.141 tỷ vào năm 2012 và 10.456 tỷ đồng năm 2013, hơn nữa, để hoàn thành đúng tiến độ các công trình của Vincom như Vinschool, Vinmec, chi phí nhân công, khấu hao, dịch vụ mua ngoài đều chứng kiến sự tăng lên với tốc độ chóng mặt, do vậy việc dự trữ tiền là rất cần thiết.
Hình 2.6. Cơ cấu các khoản tiền và tương đương tiền của Công ty cổ phần Vincom
(Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty cổ phần Vincom giai đoạn 2011 – 2013)
Qua hình 2.6 ta thấy được lượng tiền gửi tại ngân hàng biến động mạnh trong 3 năm. Năm 2011 lượng tiền gửi chiếm đến hơn 60% tương đương với 653,27 tỷ đồng, năm 2012 giảm xuống chỉ còn 195,3 tỷ đồng, giảm tới 70%, Công ty giảm mạnh lượng tiền gửi ngân hàng để chuyển tiền vào thực hiện các công trình thi công và chuyển sang đầu tư tài chính. Năm 2013, lượng tiền gửi ngân hàng lại tăng lên tới 323% tương đương mức 826 tỷ đồng. Vincom là một Công ty có thế mạnh về đầu tư tài chính, vì vậy Công ty ít có các hoạt động gửi tiền tại ngân hàng để thu về tiền lãi. Tiền gửi ở đây chủ yếu là các khách hàng đóng tiền trả góp bất động sản. Vì vậy Công ty hầu hết dự trữ tiền mặt để đáp ứng nhu cầu chi trả trong Công ty như tiền lương, mua bán hàng hóa, vật liệu…
Về các khoản tương đương tiền, các khoản này bao gồm các khoản tiền gửi bằng đồng Việt Nam có kỳ hạn từ 1 tuần đến 3 tháng với lãi suất từ 2%/năm đến 9%/năm (ngày 31 tháng 12 năm 2011: các khoản tiền gửi bằng đồng Việt Nam có kỳ hạn từ 1 tuần đến 1 tháng với lãi suất từ 6%/năm đến 14%/năm). Trong 3 năm, Công ty đã tăng đột biến lượng tiền này tư 575 tỷ đồng lên 6703 tỷ đồng để Công ty có thể chủ động trong việc sử dụng nguồn tiền của mình đáp ứng các dự án lớn, hơn nữa, những khoản này sẽ giúp Công ty kiếm thêm được nguồn lợi nhuận cho doanh thu hoạt động tài chính
Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn của Công ty trong suốt 3 năm có sự sụt giảm và có xu hướng giữ đều ở mức 13,84%. Tuy chiếm giá trị không lớn nhưng có thể thấy hoạt động đầu tư tài chính cả về ngắn hạn và dài hạn của Công ty tương đối phong phú, đa dạng. Năm 2012, lượng tiền đầu tư là 3.865 tỷ đồng giảm 310 tỷ đồng so với năm 2011, nhưng sang năm 2013, lượng đầu tư tài chính ngắn hạn này lại tăng lên thành 5512 tỷ đồng, tăng 42,6 % so với 2012
Khoản phải thu
tỷ lệ bao nhiêu % trong tổng tài sản của Công ty, hay tỷ trọng phần vốn của Công ty khác bị các đối tượng khác chiếm dụng trong Công ty. Tỷ trọng khoản phải thu ngắn hạn của Công ty cổ phần Vincom từ năm 2011 đến 2013 như sau:
Hình 2.7. Tỷ trọng các khoản phải thu giai đoạn 2011 - 2013
(Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty cổ phần Vincom)
Qua biểu đồ trên có thể thấy tỷ trọng các khoản phải thu của Vincom chiếm một tỷ trọng không nhỏ trong hoạt động kinh doanh của Công ty, tuy nhiên, tỷ trọng này đang có xu hướng giảm dần. Riêng khoản phải thu khách hàng của Công ty gồm khoản phải thu từ chuyển nhượng bất động sản và phải thu cho thuê gian hàng, cho thuê văn phòng và các dịch vụ khác liên quan, trong đó chiếm chủ yếu là phải thu từ chuyển nhượng bất động sản. Năm 2013, con số này là 906 tỷ đồng, giảm
hơn 326,26 tỷ đồng so với năm 2012. Năm 2012, tỷ trọng của các khoản phải thu từ
chuyển nhượng bất động sản là 1058 tỷ đồng chiếm tới hơn 90% tổng số các khoản phải thu.
Đối với các khoản phải thu khác có sự biến động mạnh qua 3 năm, từ 488 tỷ đồng năm 2012 tăng lên thành 1848 tỷ đồng năm 2013. Các khoản phải thu từ Công ty điện tử Hà Nội vẫn giữ nguyên qua 3 năm, khoản tiền 205,2 tỷ đồng là khoản tạm ứng cổ tức cho Công ty điện tử Hà Nội, một cổ đông lớn của Công ty TNHH Sài Đồng, Công ty con của Vincom.
Hàng tồn kho
Chỉ tiêu hàng tồn kho thể hiện hàng tồn kho chiếm tỉ lệ bao nhiêu % trong tổng tài sản của Công ty. Tỷ trọng hàng tồn kho của Công ty cổ phần Vincom từ năm 2011 đến năm 2013 được thể hiện như sau:
(Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty cổ phần Vincom)
Hàng tồn kho của Vincom chủ yếu gồm 4 khoản mục chính là bất động sản để bán đã hoàn thành, bất động sản để bán đang xây dựng, các nguyên vật liệu xây dựng khác và các công cụ, dụng cụ, trong khoản mục này thì hai khoản mục bất động sản để bán đã hoàn thành và bất động sản để bán đang xây dựng chiếm tỷ trọng lớn đến hơn 95%. Nhưng xét về tỉ trọng hàng tồn kho trong tổng tài sản thì hàng tồn kho có xu hướng tăng giảm không ổn định, Năm 2012, tỷ trọng này tăng từ 46,32% trong năm 2011, tương ứng 9,295 tỷ đồng lên mức 61,76%, tuy nhiên, mặc dù vẫn tăng về giá trị nhưng tỉ trọng hàng tồn kho lại có xu hướng giảm mạnh trong năm 2013 về 47,47%.
Qua bảng 2.6 có thể thấy tỷ trọng hàng tồn khotăng mạnh trong 3 năm 2011 - 2013. Tóm lại, đặc thù kinh doanh của Vincom là bất động sản nên hàng tồn kho của Công ty thường là bất động sản để bán. Đó là những bất động sản được mua hoặc được xây dựng để bán trong quá trình hoạt động bình thường của Công ty nhưng không phải để cho thuê hoặc chờ tăng giá. Hàng tồn kho của Vincom chiếm một tỷ trọng khá lớn trong tổng tài sản của Công ty, đặc biệt là các năm gần đây. Đặc biệt hơn trong năm 2012 và xu hướng của năm 2013 là cực kỳ khó khăn với thị trường bất động sản. Giá đất nhiều nơi giảm mạnh, thị trường đóng băng trên diện rộng và giới kinh doanh bất động sản kết thúc bị đát nhất trong khoảng thời gian 10 năm trở lại đây. Như vậy, trong hoàn cảnh thị trường biến động, áp lực tài chính gia tăng và tính thanh khoản kém như hiện nay, việc gia tăng tỷ trọng đầu tư vào hàng
tồn kho của Vincom tạo nên một áp lực rất lớn đối với nguồn tài chính của Công ty. Tỷ trọng này quá lớn có thể gây ứ đọng vốn làm giảm vòng quay vốn lưu động, làm tăng chi phí bảo quản dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn thấp. Vì thế Công ty cần có những chính sách quản lý hàng tồn kho một cách hiệu quả.
2.2.2.2. Cấu trúc tài sản dài hạn
Cấu trúc tài sản dài hạn cho biết cơ cấu của từng loại tài sản dài hạn hoạt động bên trong doanh nghiệp, nó phản ánh đặc trưng của từng ngành kinh doanh trong các lĩnh vực xây dựng, bất động sản hay kinh doanh dịch vụ. Bảng 2.7 cho thấy trong số tất cả các giá trị tài sản dài hạn, tài sản cố định luôn chiếm tỉ trọng lớn nhất với mức hơn 40% trong suốt 3 năm, tài sản này được giữ ổn định gần như trong 3 năm với cùng mức tỉ trọng, mặc dù xét về mặt giá trị, tài sản cố định có sự tăng trưởng mạnh theo bảng cân đối kế toán. Sự tăng trưởng mạnh và có xu hướng chiếm tỉ trọng tăng dần với tốc độ tương đối lớn chính là bất động sản đầu tư, là những khoản bất động sản mà Công ty mua về để đầu tư, cho thuê.
Hình 2.8. Cơ cấu tài sản dài hạn tại Công ty cổ phần Vincom giai đoạn 2011 – 2013
(Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty cổ phần Vincom giai đoạn 2011 – 2013)
Tỷ trọng tài sản cố định
Qua bảng này có thể thấy tài sản cố định của Công ty có một tỷ trọng lớn trong tổng tài sản Công ty. Tài sản cố định của Vincom bao gồm tài sản cố định hữu hình và tài sản cố định vô hình, chi phí xây dựng cơ bản dở dang. Trong số đó tài sản cố định hữu hình chiếm vai trò chủ đạo tới hơn 90% trong tổng tài sản cố định của Công ty, sự chiếm lĩnh này được thể hiện rõ qua cả 3 năm trong khi tài sản cố định vô hình chỉ rơi vào khoản 8,2% đến 11,3% của tài sản cố định nhỏ hơn so với tốc độ tăng của tổng tài sản trong Công ty. Năm 2012, tỷ trọng tài sản cố định hữu hình của Vincom là 88,7%, giảm chút ít với năm 2011. Tỷ trọng tài sản cố định năm 2012 giảm chủ yếu là do tốc độ tăng n mục tài sản cố định của Công ty đều có xu hướng so với năm 2010, cụ thể tài sản cố định hữu hình tăng từ 163 tỷ đồng năm 2010 lên tới 1799 tỷ đồng năm 2011, tài sản cố định hữu hình tăng trong năm chủ
yếu liên quan đến nhà cửa và máy móc, thiết bị của bệnh viện đa khoa Vimec mà Công ty vừa thành lập trong năm 2011. Trong năm 2011, Công ty hoàn thành cơ bản mốt số dự án như dự án Viettronics, dự án Savinco, dự án Vincom Village, khiến cho chi phí xây dựng cơ bản dở dang liên quan đến khoản mục này giảm xuống, tuy nhiên do phát sinh các dự án mới trong năm 2011, nên chi phí xây dựng cơ bản dở dang cho khoản mục này tăng vọt như các dự án Vincom center A TP HCM, dự án Times city và Royal cities cũng đang trong quá trình thực hiện. Sang năm 2013, khi các công trình hạng mục chính của Vincom đã hoàn thành trong đó chủ đạo là vinhomes thì nhà cửa, vật kiến trúc của Công ty lại càng tăng lên từ 893 tỷ đồng năm 2011 lên 2.768 tỷ đồng năm 2012 và 3.797 tỷ đồng năm 2013. Máy móc thiết bị phục vụ cho thi công công trình tăng từ 835 tỷ đồng năm 2011 đã nhanh chóng tăng lên qua 3 năm để đảm bảo tiến độ thực hiện công trình, sang năm 2012, con số này là 1.384 tỷ đồng và 2013 là 3.798 tỷ đồng. Đây là hai chỉ tiêu có nhiều sự biến động nhất trong 3 năm đối với tài sản cố định hữu hình.
Tóm lại, với lĩnh vực kinh doanh đặc thù là bất động sản nên tài sản cố định của Vincom chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản của Công ty là điều tất yếu, do đó Công ty cần đẩy nhanh tiến độ hoàn thành công trình nhằm tăng tốc độ luân chuyển của vốn cố định và nâng cao khả năng sinh lời, nhất là trong điều kiện khủng hoảng kinh tế như hiện nay.
(Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty cổ phần Vincom)
Tỷ trọng bất động sản đầu tư
Tỷ trọng bất động sản đầu tư thể hiện Công ty đã đầu tư bất động sản chiếm tỉ lệ bao nhiêu % trong tổng tài sản Công ty. Qua bảng dưới đây, tỷ trọng bất động sản đầu tư của Vincom được thể hiện rất rõ qua các năm từ 2011 đến 2013:
Bảng 2.8. Tỷ trọng bất động sản đầu tư giai đoạn 2011 - 2013
Bảng 2.8 đã thể hiện rõ sự biến động của tỷ trọng bất động sản đầu tư của Công ty. Bất động sản đầu tư ở đây được hiểu là quyền sử dụng đất hay nhà cửa, máy móc và thiết bị. Số liệu trong bảng trên cho thấy tỷ trọng bất động sản đầu tư có sự chênh lệch qua từng năm, từ 2011 đến 2013. Năm 2012, giá trị bất động sản đầu tư này đến từ quyền sử dụng đất và các tài sản gắn liền trên diện tích đất của khu trung tâm thương mại của Tòa nhà Vincom Center Bà Triệu - Tòa tháp A và B tại số 191, phố Bà Triệu, phường Lê Đại Hành, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội; giá trị quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền trên diện tích đất của cấu phần trung tâm thương mại của tòa nhà Vincom Center Bà Triệu - Tòa tháp C tại số 114, đường Mai Hắc Đế, phường Lê Đại Hành, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Sang năm 2013, bất động sản đầu tư của Vincom đã tăng lên gấp đôi so với 2012, tương ứng 13.628