CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CẤU TRÚC TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VINCOM
3.2.2. Giải pháp về cấu trúc nguồn vốn
Qua những phân tích như ở trên đã đề cập, ta thấy Công ty có nợ phải trả cao và vốn chủ sở hữu thấp nên Công ty cần phải tái thiết lại cấu trúc nguồn vốn một cách hợp lý hơn.
Đối với tình trạng nợ phải trả chiếm một tỷ trọng lớn như vậy, Công ty cần có những giải pháp để cải thiện vấn đề này. Một khi Công ty nhận ra rằng mình không có đủ tiền để thanh toán các khoản nợ đến hạn phải trả, nhiệm vụ đầu tiên sẽ là giảm tỷ lệ xói mòn tiền mặt ngay lập tức bằng việc cắt giảm chi phí tới mức thấp nhất. Sau đó, chuẩn bị dự án tiền mặt ngắn hạn và chuẩn bị ngay những nhu cầu cấp thiết của Công ty. Bên cạnh đó là lên danh sách những khoản tiền đối tác nợ Công ty và đòi về càng nhiều càng tốt. Từ số tiền này, Công ty hãy ưu tiên chi trả cho những khoản cần thiết như thuế và các chi phí quan trọng, trong khi có thể hoãn chi trả những món nợ khác như với nhà cung cấp hay các chủ nợ lớn.
Vậy Công ty cần có những giải pháp như phát hành thêm cổ phiếu thường, trả cổ tức bằng cổ phiếu hay phát hành cổ phiếu ưu đãi, hoặc giữ lại nhiều lợi nhuận để tái đầu tư hơn. Vậy Công ty phải so sánh các chi phí sử dụng như chi phí sử dụng cổ phiếu thường, chi phí sử dụng cổ phiếu ưu đãi. Tuy nhiên khi phát hành cổ phiếu thường hay cổ phiếu ưu đãi Công ty cũng cần cân nhắc những thuận lợi và khó khăn nhất là trong điều kiện khủng hoảng như hiện nay.
3.2.2.1 Dự báo nhu cầu vốn lưu động
Để duy trì và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh thì cần phải có vốn, quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh nhỏ hay lớn tùy thuộc vào cơ cấu vốn, và để
đạt được một khoản doanh thu nào đó đòi hỏi phải có một lượng vốn thích hợp. Tuy nhiên, hiệu quả sử dụng vốn sẽ tác động mạnh đến mức doanh thu. Thực tế việc quản lý cấu trúc tài chính tại Công ty luôn nảy sinh nhu cầu về vốn, đòi hỏi nhà quản trị tài chính phải tìm kiếm các nguồn tài trợ cho Công ty một cách hợp lý nhất.
Xác định nhu cầu vốn lưu động chính xác, hợp lý có ý nghĩa vô cùng quan trọng: - Đảm bảo cho quá trình sản xuất và lưu thông của doanh nghiệp được diễn ra liên
tục đồng thời tránh được tình trạng ứ đọng và lãng phí vốn.
- Là cơ sở để tổ chức các nguồn vốn hợp lý, hợp pháp đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn lưu động đối với doanh nghiệp.
- Để sử dụng tiết kiệm, hợp lý và hiệu quả vốn lưu động, đồng thời là căn cứ để đánh giá kết quả công tác quản lý vốn lưu động trong nội bộ doanh nghiệp.
Mỗi doanh nghiệp tùy theo đặc điểm sản xuất kinh doanh, tùy hoàn cảnh cụ thể thực tế mà lựa chọn phương pháp xác định hợp lý với quy mô sản xuất kinh doanh của mình. Việc tính toán nhu cầu số vốn tối thiểu chủ yếu là nhằm giúp doanh nghiệp có căn cứ để quản lý trong nội bộ doanh nghiệp.
Hiện nay có rất nhiều phương pháp dự toán nhu cầu vốn lưu động tại doanh nghiệp, song phương pháp tỷ lệ phần trăm trên doanh thu là được sử dụng phổ biến nhất. Phương pháp này đơn giản, dễ tính toán và phù hợp cho các dự báo về khoản tiền, nợ phải thu. Việc xác định vốn tăng thêm theo phương pháp này sẽ giúp cho bộ máy lãnh đạo Công ty chủ động trong quá trình huy động vốn, tránh tình trạng huy động vốn quá mức làm ứ đọng vốn dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn thấp.
3.2.2.2. Xác định cơ cấu vốn tối ưu
Để xây dựng cơ cấu vốn tối ưu, nhà quản trị tài chính cần có một nguồn cơ sở dữ liệu đầy đủ. Bên cạnh việc thu thập số liệu từ các phòng ban trong Công ty, còn rất nhiều các dữ liệu từ bên ngoài. Đặc biệt phải gắn được các chỉ tiêu với sự biến động của các yếu tố trên thị trường.
Hiện nay nhiều biến số để xác định cơ cấu vốn tối ưu chưa thể xác định một cách chính xác. Đối với chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu, căn cứ duy nhất hiện nay là tỷ suất sinh lời kỳ vọng của các cổ đông. Đây chưa phải là con số chính xác nó chưa hoàn toàn gắn với mức độ rủi ro của Công ty, chúng ta cần đánh giá mức độ rủi ro
của Công ty so với rủi ro chung của thị trường thông qua hệ số Beta. Hệ số beta được được tính bằng cách lấy hiệp phương sai giữa lợi tức của một chứng khoán với lợi tức của danh mục thị trường chia cho phương sai của danh mục thị trường:
3.2.2.3. Phát hành cổ phiếu thường mới
Khi phát hành cổ phiếu thường mới Công ty có những thuận lợi như sau: Trước hết phát hành cổ phiếu thường mới sẽ làm tăng vốn đầu tư dài hạn nhưng Công ty không có nghĩa vụ bắt buộc phải trả lợi tức cố định như sử dụng vốn vay, dẫn đến giảm bớt nguy cơ phải tổ chức lại hoặc phá sản Công ty. Hơn nữa, cổ phiếu thường không quy định mức cổ tức cố định, mà nó phụ thuộc vào kết quả kinh doanh, dẫn đến Công ty không có nghĩa vụ pháp lý phải trả lợi tức cố định, đúng hạn. Mặt khác, cổ phiếu thường không có thời gian đáo hạn vốn, nên Công ty không phải hoàn trả vốn gốc theo kỳ hạn cố định, điều này giúp Công ty chủ động sử dụng vốn linh hoạt trong kinh doanh không phải lo “gánh nặng” nợ nần. Ngoài ra khi phát hành cổ phiếu thường mới sẽ làm tăng hệ số vốn chủ sở hữu, tăng tỷ lệ đảm bảo nợ của Công ty, tăng thêm khả năng vay nợ và tăng mức độ tín nhiệm, giảm rủi ro tài chính. Trong một số trường hợp, chẳng hạn khi Công ty làm ăn phát đạt, lợi nhuận cao, cổ phiếu thường dễ bán hơn so với cổ phiếu ưu đãi và trái phiếu nên nhanh chóng hoàn thành đợt phát hành huy động vốn
3.2.2.4. Phát hành cổ phiếu ưu đãi
Khi phát hành cổ phiếu ưu đãi để huy động vốn, Công ty cũng không bắt buộc phải trả lợi tức cố định đúng hạn. Mặc dù phải trả lợi tức cố định, nhưng Công ty không có nghĩa vụ phải trả lợi tức đúng kì hạn, mà có thể hoãn trả sang kì sau. Điều này cho phép Công ty tránh khỏi nguy cơ phá sản khi hoạt động kinh doanh đang gặp khó khăn, không có khả năng trả cổ tức đúng hạn. Hơn nữa không bị chia sẻ quyền phân chia lợi nhuận cao cho cổ đông ưu đãi. Vì Công ty chỉ phải trả cho cổ đông ưu đãi một khoản cổ tức cố định và tránh được việc chia sẻ quyền quản lý và kiểm soát hoạt động kinh doanh cho các cổ đông ưu đãi. Không phải cầm cố, thế chấp tài sản, cũng như lập quỹ thanh toán vốn gốc (như với trái phiếu), dẫn đến việc
sử dụng cổ phiếu ưu đãi có tính chất linh hoạt, mềm dẻo hơn so với sử dụng trái phiếu dài hạn.
3.2.2.5. Lợi nhuận giữ lại
Công ty cổ phần cũng như các Công ty khác có thể sử dụng một phần lợi nhuận sau thuế để lại tái đầu tư. Đây là nguồn vốn chủ sở hữu nội sinh của Công ty. Xét về mặt kế toán, khi Công ty giữ lại lợi nhuận để tái đầu tư thì Công ty không phải trả một khoản chi phí nào cho việc sử dụng nguồn vốn này. Tuy nhiên, trên góc độ tài chính phải tính đến chi phí cơ hội của số lợi nhuận giữ lại. Lợi nhuận sau thuế của Công ty sau khi trả cổ tức cho cổ đông ưu đãi (nếu có) thuộc quyền sở hữu của cổ đông thường. Cổ đông có thể nhận toàn bộ số lợi nhuận đó dưới hình thức cổ tức và sau đó có thể sử dụng số tiền cổ tức nhận được để đầu tư vào nơi khác hoặc theo một cách khác, cổ đông nhận một phần lợi nhuận sau thuế dưới hình thức cổ tức, còn một phần để lại Công ty để tái đầu tư.
3.2.2.6. Quản lý tốt thời gian quay vòng của tiền
Cân bằng tài chính và đảm bảo an toàn tài chính là một trong những nhiệm vụ quan trọng của bất kỳ nhà quản trị tài chính nào bởi không những liên quan đến mức rủi ro, khả năng phát triển bền vững mà còn ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của Công ty. Trong phần này, học viên đề cập đến xây dựng một thước đo hiệu quả của cân bằng tài chính trong ngắn hạn đó là thời gian quay vòng của tiền.
Bước 1: Tính toán hiệu quả quản lý hàng tồn kho trong Công ty.
Điều này chỉ có thể thực hiện được khi Công ty thực hiện tốt chính sách bán hàng, phân cấp bán hàng hợp lý, áp dụng chính sách chiết khấu thương mại cùng sự phối hợp với các ngân hàng trong việc bán chéo sản phẩm, thực hiện chính sách tín dụng thương mại hợp lý … Nếu đạt được sự giảm mạnh về thời gian lưu kho như vậy sẽ giúp Công ty rút ngắn được chu kỳ kinh doanh và tăng khả năng thanh khoản cũng như tăng được an toàn bền vững về cân bằng tài chính
Bước 2: Xác định hiệu quả quản lý khoản phải thu
Để đo lường hiệu quả quản lý phải thu trong Công ty cần tính toán thời gian quay vòng khoản phải thu trung bình
Như vậy, nếu thực hiện đúng dự tính bán hàng, quản lý tốt các khoản phải thu và hàng tồn kho sẽ giúp Công ty rút ngắn được chu kỳ kinh doanh, giảm thời gian quay vòng của tiền và tăng khả năng sinh lời của Công ty do tiết kiệm được chi phí trong Công ty.