Tỷ trọng nợ ngắn hạn

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CẤU TRÚC TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VINCOM (Trang 54 - 67)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CẤU TRÚC TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VINCOM

2.2.3.1. Tỷ trọng nợ ngắn hạn

Tỷ trọng nợ ngắn hạn thể hiện phản ánh trong tổng nguồn vốn của Công ty hiện có được hình thành từ nợ ngắn hạn và chiếm bao nhiêu %. Qua bảng dưới đây, tỷ trọng nợ ngắn hạn của Vincom được thể hiện rất rõ qua các năm từ năm 2011 đến năm 2013:

Bảng 2.9. Cơ cấu nợ ngắn hạn giai đoạn 2011 – 2013

(Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty cổ phần Vincom)

giảm qua từng năm. Năm 2011 tỷ trọng nợ ngắn hạncủa Vincom là 60,9%. Nợ ngắn hạn năm 2011 là 21.630.198 tỷ đồng, tăng mạnh với các năm liền trước, trong khi đó tổng nguồn vốn của Công ty cũng tăng cao, dẫn đến nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn như vậy. Sang năm 2012, 2013, giá trị nợ ngắn hạn có sự tăng dần đều lên 26.675,27 tỷ đồng tuy nhiên, xét về tỷ trọng, xu hướng này càng ngày càng giảm dần, năm 2013, tỷ trọng đạt được là 35,2%.

Để nhận xét một cách chính xác về các khoản nợ ngắn hạn của Công ty cần đi sâu phân tích vào từng khoản mục trong cơ cấu nợ ngắn hạn, cụ thể trong khoản nợ ngắn hạn của Công ty bao gồm các khoản mục cơ bản như vay ngắn hạn, phải trả người bán, người mua ứng trước, thuế phải nộp cho nhà nước, phải trả khác. Trong số đó, các khoản vay ngắn hạn tuy chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng về giá trị tương ứng 3.066 tỷ năm 2013 và 4625 năm 2012, chủ đạo là các khoản vay chuyển đổi từ Credit Suisse International 40 triệu đô la Mỹ được hoàn trả trong năm 2012, các khoản vay từ Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam trị giá 7,5 tỷ đồng và 11,6 tỷ đồng với thời hạn ngắn từ 1 đến 6 tháng và được đảm bảo bởi chính tiền gửi tại ngân hàng này. Ngoài ra còn có các khoản vay từ các khách hàng không tiếp tục thực hiện hợp đồng mua căn hộ tại Dự án Times City.

Ngoài ra, đáng chú ý hơn trong khoản mục nợ ngắn hạn là khoản mục người mua ứng trước tăng mạnh qua các năm, điều này có thể lý giải rằng do đặc trưng của ngành bất động sản nên yêu cầu người mua đặt cọc trước tiền hợp đồng mua nhà là điều không tránh khỏi. Như vậy, tỷ trọng của khoản mục người mua ứng trước gia tăng qua các năm, và đặc biệt trong năm 2012 đạt 12.044 tỷ đồng, năm 2013, giá trị này đạt 17.800 tỷ đồng, chiếm hơn 50% cơ cấu khoản nợ ngắn hạn. Đây là các khoản mục thanh toán theo tiến độ hợp đồng của các dự án Royal city và Times city, dự án Vincom Village và các dự án khác, song chưa được ghi nhận doanh thu vào 31/12/2013 với tổng số tiền lên tới 17.690 tỷ đồng, ngoài ra Công ty còn nhận được khoản tạm ứng theo hợp đồng hợp tác đầu tư từ các nhà đầu tư của dự án Vincom Village.

mục trích trước chi phí xây dựng. Ngoài ra các khoản phải trả phải nộp khác có xu hướng giảm từ năm 2012 đến năm 2013, các khoản phải trả phải nộp khác chủ yếu trong Công ty là các khoản ứng vốn cho các dự án Royal city và Times city.

Tóm lại, qua phân tích về tỷ trọng nợ ngắn hạn trên đây, có thể thấy rằng với mức tỷ trọng nợ ngắn hạn cao và có xu hướng giảm dần qua các năm, đặc biệt là khoản vay ngắn hạn trong Công ty gia tăng sẽ khiến cho uy tín tài chính của Công ty có xu hướng giảm, rủi ro tài chính gia tăng, áp lực về thanh toán lớn. Tuy rằng với nguồn vốn ngắn hạn rẻ hơn so với nguồn vốn dài hạn, song với đặc trưng của Công ty xây dựng và kinh doanh bất động sản có chu kỳ kinh doanh tương đối dài có thể sẽ dẫn đến Công ty có khả năng mất cân bằng về tài chính.

2.2.3.2. Tỷ trọng nợ dài hạn

Bảng 2.10. Tỷ trọng các khoản nợ so với vốn chủ sở hữu giai đoạn 2011 - 2013

(Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty cổ phần Vincom)

Theo bảng 2.10, Tỷ trọng nợ dài hạn thể hiện nợ dài hạn chiếm bao nhiêu % trong tổng nguồn vốn của Công ty trong bảng 2.10 cho thấy tỷ trọng nợ dài hạn của Công ty biến động và ngày càng tăng qua từng năm. Năm 2011 tỷ trọng nợ dài hạn của Vincom là 15,85%. Nợ dài hạn năm 2011 là 5.630,2 tỷ đồng, trong khi đó tổng nguồn vốn của Công ty cũng thấp, dẫn đến nợ dài hạn chiếm tỷ trọng nhỏ như vậy. Sang năm 2012, 2013, giá trị nợ dài hạn có sự tăng dần đều lên 19.307,1 tỷ đồng và 30.480,8 tỷ đồng. Xét về tỷ trọng, xu hướng này càng ngày càng tăng dần, năm 2013, tỷ trọng đạt được là 40,23%.

Mặt khác, do nhu cầu nhà ở, bất động sản trong năm 2012 tăng và do các công trình nhà ở của Vincom tại Royal City và Times City đang trong giai đoạn thi công nên các khoản đặt cọc dài hạn của khách hàng tăng lên đáng kể, cụ thể là năm 2012 tăng tới 194% so với năm 2011 tương đương tăng 160 tỷ đồng, năm 2013 tăng nhẹ khoảng 14% so với năm 2012 do thị trường bất động sản đi xuống. Tuy nhiên tỷ trọng khoản đặt cọc dài hạn của khách hàng lại chiếm phần nhỏ trong nợ dài hạn. Tiếp đến là doanh thu chưa thực hiện dài hạn tăng liên tục qua các năm 2011, 2012, 2013. Nếu như năm 2012 chỉ tăng 119 tỷ đồng so với năm 2011 (tương ứng mức tăng là 325%) thì phải kể đến doanh thu chưa thực hiện dài hạn trong năm 2013 với mức tăng vượt bậc là 3533,4% so với các năm trước, nghĩa là tăng 5.503

tỷ đồng. Mức tăng này chiếm tới 18% tỷ trọng trong nợ dài hạn.

Các khoản nợ dài hạn khác tuy chiếm một phần nhỏ trong khoản nợ dài hạn nhưng cũng có xu hướng tăng giảm biến động qua các năm. Cụ thể, năm 2012 Công ty đã giảm thiểu tối đa các khoản nợ dài hạn khác xuống còn 395 tỷ đồng, giảm 70% so với năm 2011, tuy nhiên đến năm 2013 khoản này lại tăng trở lại do nhu cầu vốn cho các dự án Royal city và Times city với mức tăng là 142,5%.

Tóm lại, với quy mô nợ dài hạn lớn trong Công ty là một điều dễ hiểu vì sản phẩm chính của Công ty là bất động sản, thời gian thu hồi vốn lâu, chu kỳ kinh doanh dài nên để tài trợ cho các dự án bất động sản này, Công ty cần huy động nguồn vốn dài hạn để đảm bảo được nguyên tắc tương thích giữa kỳ hạn chuyển đổi thành tiền và kỳ hạn thanh toán trong Công ty.

2.2.3.3. Tỷ trọng nợ phải trả

Tỷ trọng nợ phải trả tính dựa trên hệ số nợ của doanh nghệp. Hệ số nợ thể hiện trong tổng nguồn vốn mà Công ty hiện có thì được hình thành từ nợ phải trả là bao nhiêu %. Qua bảng sau đây, tỷ trọng nợ phải trả của Công ty được thể hiện rất rõ:

Bảng 2.11. Tỷ trọng nợ phải trả giai đoạn 2011 - 2013

Chỉ tiêu

Năm, lần

2011 2012 2013

Nợ phải trả/Tổng nguồn 0,77 0,81 0,75

(Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty cổ phần Vincom)

Qua bảng 2.11 có thể nhận thấy rằng xu hướng sử dụng nợ của Công ty gia tăng qua các năm, mức độ sử dụng nợ về quy mô lẫn tỷ trọng biến động qua các năm, song về tỷ trọng tăng vào năm 2012 và tiếp tục giảm đi vào cuối năm 2013 với mức nợ từ 27.260 tỷ đồng lên tới hơn 57.000 tỷ đồng năm 2013, như vậy chi phí tài chính và áp lực trả nợ ngày càng gia tăng đối với Vincom, nếu theo ước tính thì cho đến khi trái phiếu đến hạn thì hàng năm ít nhất Vincom phải trả khoản lãi khoảng 2.000 tỷ đồng từ năm 2012 đến năm 2015, các khoản nợ gốc trái phiếu của Công ty cổ phần Vincom sẽ đáo hạn vào năm 2014 và khoản nợ vay dài hạn của BIDV sẽ

đáo hạn vào năm 2019, điều này sẽ tạo sức ép về thanh toán gốc trong tương lai của Vincom là khá lớn, rủi ro về tài chính, thanh toán trong tương lai là cao, bởi tính đến thời điểm cuối năm 2011 đến 2013, thị trường bất động sản đóng băng, kèm theo lãi suất thị trường thay đổi liên tục, dẫn đến rủi ro kinh doanh của Công ty là khá lớn.

Tóm lại, cùng với việc đầu tư vào các dự án bất động sản lớn từ năm 2011 đến năm 2013 thì Công ty có tỷ số nợ trung bình khoảng 54%, chỉ có một số ít các Công ty có tỷ số nợ vượt trên 75% có khoảng 11 Công ty ngành bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Như vậy, mức độ sử dụng nợ của Công ty cổ phần Vincom là khá lớn, điều này làm cho rủi ro tăng, áp lực về việc trả lãi và gốc lớn, tuy nhiên mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính cao làm tăng khả năng sinh lời của Công ty.

Hình 2.9. Thống kê tỷ số nợ của các Công ty bất động sản niêm yết trên TTCK Việt Nam năm 2013

(Nguồn: HNX và HSX)

2.2.3.4. Tỷ trọng vốn chủ sở hữu

Tỷ trọng vốn chủ sở hữu hay được gọi là hệ số tự tài trợ của Công ty. Hệ số tự tài trợ thể hiện khả năng tự chủ về mặt tài chính của Công ty, hệ số này phản ánh trong tổng nguồn vốn mà Công ty hiện có được hình thành từ vốn chủ sở hữu chiếm bao nhiêu %[1,tr45]. Trong đó, sự biến động của Vốn cổ phần đã góp và thặng dư vốn cổ phần là nhiều nhất. Vào ngày 17 tháng 1 năm 2012, Công ty đã hoàn tất việc sáp nhập với Công ty cổ phần Vinpearl. Việc sáp nhập này được thực hiện thông qua việc Công ty đã phát hành thêm 158.233.412 cổ phần để hoán đổi lấy toàn bộ 205.498.489 cổ phần của Công ty cổ phần Vinpearl và qua đó, làm tăng vốn cổ phần của Công ty thêm 1.582.334.120.000 đồng Việt Nam (tương ứng với 158.233.412 cổ phiếu theo mệnh giá 10.000 đồng Việt Nam/cổ phiếu) và làm thặng dư vốn cổ phần tăng thêm 13.920.924.598.183 đồng Việt Nam. Ngoài ra, Công ty cũng ghi nhận khoản chênh lệch giữa giá phí hợp nhất và giá trị ghi sổ của tài sản

thuần của Công ty cổ phần Vinpearl, với giá trị là 12.524.194.495.619 đồng Việt Nam, vào tài khoản “thặng dư vốn cổ phần”. Việc sáp nhập này cũng làm tăng cổ phiếu quỹ của Công ty thêm 1.712.520.574.501 đồng Việt Nam do đây là giá trị số cổ phiếu của Công ty do các Công ty con của Công ty cổ phần Vinpearl nắm giữ tại thời điểm nhận sáp nhập… Năm 2013, với phương án phát hành cổ phiếu để tăng vốn cổ phần từ nguồn thặng dự vốn cho các cổ đông hiện hữu theo tỷ lệ sở hữu là 1.000.325 với tổng số vốn điều lệ tăng thêm là 2.276.481.600.000 Việt Nam đồng. Ngoài ra, năm 2013, các trái chủ đã chuyển đổi 2 triệu đô la Mỹ trái phiếu thành 696.664 cổ phiếu phổ thông của Công ty, theo đó, vốn điều lệ của Công ty tăng thêm 6,966 tỷ đồng và thặng dư vốn cổ phần tăng thêm 34.833 triệu đồng.

2.2.3.5. Tỷ trọng nợ dài hạn và vốn chủ sở hữu

Tuy Công ty cổ phần Vincom có tỷ số nợ cao và tỷ số vôn chủ sở hữu thấp, nhưng để xem xét chính xác hơn tính ổn định của nguồn tài trợ, cần xem xét mối tương quan giữa nợ dài hạn, vốn chủ sở hữu và tổng nguồn vốn trong Công ty, cụ thể:

Bảng 2.12. Tỷ trọng nợ dài hạn và vốn chủ sở hữu giai đoạn 2011 - 2013

TT

Các chỉ tiêu

Năm (Tỷ đồng)

2011 2012 2013

1 (Nợ dài hạn +vốn chủ sở hữu)/ vốn chủ sở hữu 1,68 2,78 2,64

2 (nợ dài hạn +)/ vốn chủ sở hữu)/tổng tài sản 0,39 0,54 0,65

(Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty cổ phần Vincom)

Qua bảng trên dễ nhận thấy tỷ trọng nợ dài hạn và vốn chủ sở hữu so với vốn chủ sở hữu của Công ty có xu hướng biến động theo từng năm. Năm 2011 tỷ trọng này là 1,68 lần. Sang năm 2012, Công ty đã có sự điều chỉnh mạnh về các khoản nợ dài hạn trong Công ty tỷ trọng này đang chuyển mạnh lên 2,78 lần. Và chỉ giảm đi một lượng nhỏ vào năm 2013 về mốc 2,64 lần nhưng xét về giá trị thì các khoản mục này không hề giảm. Như vậy Công ty sẽ ít gặp áp lực về khả năng thanh toán các khoản nợ trong ngắn hạn nhưng lại là vấn đề lớn trong dài hạn. Nếu nhìn vào hệ số nợ dài hạn và vốn chủ sở hữu so với tổng tài sản thì nội dung này càng cho thấy rõ vai trò của các khoản mục vốn có giá trị lớn trong dài hạn so với tổng tài sản của

Công ty ngày càng mạnh. Qua 3 năm, tỉ trọng này tăng trưởng rất mạnh từ 0,39 lần tăng mạnh lên thành 0,65 lần, có nghĩa, trong 100 đồng vốn hay tổng tài sản của Vincom, có tới 65 đồng là nợ dài hạn và vốn chủ sở hữu, có nghĩa Công ty rất chủ động trong nguồn vốn của mình, nhưng đây sẽ là những khoản nợ khổng lồ là gánh nặng trả nợ cả gốc và lãi trong tương lai tới của Vincom. Công ty cần hết sức cẩn thận với những hoạch định tài chính trong thời gian sắp tới của mình để tránh thiệt hại, làm mất khả năng thanh toán của mình trong ngắn hạn.

2.2.3.6. Chiến lược quản lý vốn

Bảng 2.13. Chiến lược quản lý vốn giai đoạn 2011 – 2013 TT Các chỉ tiêu m, % 2011 2012 2013 1 Nguồn vốn dài hạn 89,75 79,92 39,09 2 Nợ ngắn hạn 10,25 20,08 60,91 3 Tài sản dài hạn 46,79 49,03 43,57 4 Tài sản ngắn hạn 52,60 50,97 56,43

(Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty cổ phần Vincom)

Qua bảng phân tích trên có thể nhận thấy rằng từ năm 2011 đến năm 2013, Vincom theo đuổi chiến lược quản lý vốn cấp tiến điều này giúp cho Vincom cân bằng được khả năng thanh toán và khả năng chuyển đổi thành tiền của tài sản, nhưng cũng cần lưu ý rằng trong khoản mục tài sản ngắn hạn của Công ty có khoản mục hàng tồn kho là bất động sản đầu tư để bán, đây là một loại hàng hóa đặc biệt phụ thuộc lớn vào tình hình nền kinh tế cũng như tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng, vì vậy việc sử dụng nguồn vốn dài hạn để tài trợ cho loại tài sản ngắn hạn này là hoàn toàn hợp lý, tuy chi phí cao nhưng có khả năng đảm bảo an toàn tài chính trong Công ty. Sang đến năm 2011, nguồn vốn ngắn hạn tăng vọt, điều này làm cho chiến lược quản lý vốn của Công ty chuyển từ thận trọng sang chiến lược quản lý vốn cấp tiến, với chiến lược quản lý vốn cấp tiến khiến cho rủi ro thanh toán gia tăng, tuy nhiên như trình bày ở trên, khoản nợ ngắn hạn gia tăng ở đây tăng chủ yếu trong năm 2011, là do khoản ứng trước tiền theo tiến độ của người mua nhưng chưa được ghi nhận doanh thu trong năm, nên điều này có thể không đáng lo ngại, song với đặc trưng ngành bất động sản nên Công ty cần cố gắng đảm bảo nguyên tắc phù

hợp (tương thích) trong việc tạo vốn và sử dụng vốn.

2.2.4. Mối quan hệ giữa cấu trúc tài sản - nguồn vốn

2.2.4.1. Khả năng thanh toán của Công ty

Hình 2.10. Các chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán

(Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty cổ phần Vincom năm 2011-2013)

Khả năng thanh toán hiện hành

Hệ số khả năng thanh toán hiện hành là mối quan hệ giữa tài sản ngắn hạn và các khoản nợ ngắn hạn. Hệ số này cho biết cứ 1 đồng nợ ngắn hạn thì được đảm bảo bằng bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn[1,tr67]. Năm 2011 hệ số này là 0,93 lần tức là cứ một đồng nợ ngắn hạn thì có 0,93 đồng tài sản ngắn hạn đảm bảo. Năm 2012 là 1,12 lần tăng 0,19 lần so với năm 2011. Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn lớn hơn 1 chứng tỏ Công ty hoàn toàn có khả năng thanh toán các khoản nợ của mình khi đến hạn. Đặc biệt, năm 2013 mỗi đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng 1,49 đồng tài sản ngắn hạn tăng 0,37 đồng so với năm 2012.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CẤU TRÚC TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VINCOM (Trang 54 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(92 trang)
w