Phân loại cá ngựa dựa vào phương pháp hình thái

Một phần của tài liệu nghiên cứu mối quan hệ phát sinh loài của cá ngựa (hippocampus spp.) và đa dạng di truyền của cá ngựa đen (hippocampus kuda bleeker, 1852) (Trang 60 - 61)

Phương pháp hình thái được coi là phương pháp truyền thống trong việc phân

loại các loài cá ngựa (Hippocampus spp.) nói riêng cũng như các loài sinh vật nói

chung. Phân loại cá ngựa dựa trên những tiêu chí rất rõ ràng như: chiều dài toàn thân, chiều dài đầu, đuôi, số lượng đốt xương vòng, số lượng và hình dạng gai trên cơ thể,...

Tuy nhiên, những đặc điểm phân loại cá ngựa (tỷ lệ kích thước cơ thể, số lượng đốt

thân) lại có tính biến dị cao và thường chồng lấn, đan xen nhau giữa các loài (Lourie và ctv, 1999). Hơn nữa, còn thiếu các mô tả gốc cùng với sự giả trang (camouflage)

của cá ngựa, bằng cách thay đổi màu sắc hoặc cấu trúc da để thích nghi với môi trường

sống, đã gây ra nhiều khó khăn trong việc định danh các loài cá này (Knowlton, 1993; Ngô Đăng Nghĩa và Đặng Thúy Bình, 2009). Nhiều đặc điểm hình thái khó nhận biết

dẫn đến những nhầm lẫn trong nghiên cứu phân loại chúng.

Sự nhầm lẫn trong phân loại cá ngựa đã được ghi nhận trong các nghiên cứu trước đây. Trong tổng số 106 loài cá ngựa đã được định danh (McAllister, 1990), rất

nhiều loài trong số đó đã bị định danh nhầm. Một số loài đã được đặt cùng tên trong khi chúng là loài khác. Một số loài lại được đặt các tên khác nhau trong khi chúng cùng loài (McAllister, 1990; Eschmeyer, 1996). Một trường hợp tương tự trong nghiên cứu của

chúng tôi, 10 cá thể được thu ở Phú Yên có đặc điểm hình thái giống với cá ngựa gai (H. spinosissimus) (có gai ở hầu hết phần lưng và đuôi (Hình 3.1A)). Kết quả giải trình tự

52

Do đó, việc kết hợp giữa hình thái và di truyền ngày càng được ứng dụng rộng

rãi trong phân tích mối quan hệ loài, định danh và phân biệt các loài cận giống (Lourie

và ctv, 1999; Woodall và ctv, 2009; Jones và ctv, 2003).

Lourie và ctv (1999) đã nghiên cứu 7 loài cá ngựa Việt Nam dựa vào phương

pháp hình thái và di truyền, tạo cơ sở cho nghiên cứu phân loại các loài cá ngựa Việt

Nam. Tuy nhiên, hiện nay chúng tôi chỉ thu được 6 loài cá ngựa (trừ loài cá ngựa mõm ngắn H. mohikei) tại vùng biển Nam Trung Bộ. Theo ghi nhận trong vòng 10 năm trở

lại đây không có báo cáo nào cho biết có xuất hiện loài cá ngựa này (Trương Sĩ Kỳ, trao đổi riêng).

Với những dẫn liệu trên, loài cá ngựa mõm ngắn H. mohnikei này có thể có nguy cơ tuyệt chủng tại Việt Nam. Cá ngựa là loài cá quý hiếm, có giá trị kinh tế và y học, vì vậy chúng cần được ưu tiên trong các chương trình bảo tồn quốc gia. Hơn nữa

việc khai thác quá mức đã làm nguồn lợi bị suy giảm nghiêm trọng. Do đó, các hình thức nuôi trồng có quy hoạch để gìn giữ và phát triển quần đàn là rất cần thiết.

Một phần của tài liệu nghiên cứu mối quan hệ phát sinh loài của cá ngựa (hippocampus spp.) và đa dạng di truyền của cá ngựa đen (hippocampus kuda bleeker, 1852) (Trang 60 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)