Sự kết hợp các chỉ thị phân tử có thể được sử dụng để phân tích mối quan hệ
phát sinh loài của cá ngựa (18S rDNA (tiểu phần lớn của DNA ribosome), ITS2 rDNA
(đoạn chèn giữa gen DNA ribosome), 12S, cytochrome b của DNA ti thể). Trong
nghiên cứu hiện tại, chúng tôi sử dụng 2 chỉ thị (gen 16S mtDNA và CO1 mtDNA) để
khảo sát mối quan hệ loài của cá ngựa Việt Nam.
Teske và ctv (2004) dựa vào dữ liệu trình tự gen (2317 bp) của 4 chỉ thị phân tử
(RP1, Aldolase, 16S và cytochrome b của DNA ti thể) để phân tích mối quan hệ phát
sinh của 32 loài cá ngựa thuộc giống Hippocampus. Kết quả nghiên cứu của ông chỉ ra có 4 nhánh chính (1, 2, 3 và 4) được tạo thành từ mối quan hệ phát sinh loài cá ngựa. Trong đó, nhánh 1 gồm 2 loài (Hippocampus breviceps và H. abdominalis). Nhánh 2 gồm 6 loài (H. comes, H. subelongatus, H. angustus, H. whitei, H. barbouri và H. histrix). Nhánh 3 gồm 4 loài (H. trimaculatus, H. mohnikei, H. coronatus và H. sindonis). Nhánh 4 gồm rất nhiều loài (H. spinosissimus, H. queenslandicus, H. kelloggi,
H. reidi, H. algiricus, H. ingens, H. capensis, H. fuscus, H. fisheri, H. borboniensis, H. kuda, H. guttulatus, H. hippocampus, H. erectus và H. zosterae). Sự sắp xếp các loài cá
53
ngựa trên các nhánh của cây phát sinh như trên rất phù hợp với nghiên cứu của chúng tôi
(kể cả cây phát sinh dựa trên gen 16S hay CO1). 100% các loài thuộc nhánh A (Hình 3.8) và nhánh D (Hình 3.9) trong nghiên cứu hiện tại đều thuộc nhánh 4 trong nghiên cứu của Teske và ctv (2004). Ba loài (H. spinosissimus, H. queenslandicus, H. kelloggi) luôn nằm trên cùng nhánh trong cả 2 nghiên cứu. Hai loài H. trimaculatus và H. mohnikei hay H. erectus và H. zosterae cũng luôn đi thành từng cặp.
Jones và ctv (2003) sử dụng gen cytochrome b (với 1141bp) của 22 loài cá ngựa thuộc giống Hippocampus và nhóm ngoại (gồm 2 loài Syngnathus acus và S. floridae) từ Genbank để xây dựng cây phát sinh loài. Tác giả nhận xét các loài có kích
thước nhỏ như H. zosterae, H. breviceps, H. mohnikei được xếp vào cùng nhánh với
những loài có kích thước lớn. Ví dụ, loài H. breviceps có chiều dài 6,3 cm được xếp
với loài H. abdominalis có chiều dài tới 20 cm; loài H. zosterae (2,3 cm) cùng nhánh với loài H. erectus (12 cm) hay H. mohnikei (6,5 cm) gần với loài H. trimaculatus
(11,5 cm). Kết quả này hoàn toàn phù hợp với nghiên cứu của chúng tôi khi mà các cặp loài nói trên luôn nằm trên cùng một nhánh chứng tỏ chúng có quan hệ gần gũi với
nhau. Việc sử dụng các chỉ thị phân tử khác nhau (16S mtDNA, CO1 mtDNA,
cytochrome b mtDNA hoặc Aldolase...) đều cho kết quả tương tự về sự sắp xếp như
trên (Teske và ctv, 2004, 2007; Jones và ctv, 2003). Ngoài ra, rất nhiều loài khác (như
H. reidi, H. algiricus, H. ingens, H. capensis, H. kuda,...) cũng có vị trí sắp xếp trên cây phát sinh loài giống với vị trí của các loài trong nghiên cứu của chúng tôi (Teske và ctv, 2004, 2007; Jones và ctv, 2003).
Teske và ctv (2007) nghiên cứu về mối quan hệ phát sinh loài của 13 loài cá ngựa (26 cá thể) với 5 chỉ thị phân tử (3 gen thuộc DNA ti thể là: vùng điều khiển,
16S, cytochrome b và 2 chỉ thị phân tử khác là: S7 và Aldolase). Kết quả cho thấy cây
phát sinh các loài cá ngựa phân thành 2 nhánh chính (nhánh thứ nhất gồm 9 loài: H. fisheri, H. ingens, H. reidi, H. algiricus, H. capensis, H. fuscus, H. kuda, H. spinosissimus và H. kelloggi; nhánh thứ 2 gồm 4 loài: H. hippocampus, H. erectus, H. zosterae và H. guttulatus). Trong 13 loài đó thì có tới 12 loài có sự sắp xếp trên cây phát sinh gần giống với vị trí của các loài trong nghiên cứu của chúng tôi (đặc biệt đối
54
Theo Lourie và ctv, 1999, 7 loài cá ngựa được thu tại Việt Nam (H. kuda, H. trimaculatus, H. kelloggi, H. spinosissimus, H. histrix, H. comes và H. mohnikei) được
nghiên cứu mối quan hệ phát sinh loài dựa trên gen cytochrome b cho thấy 2 loài H. kuda và H. kelloggi; H. histrix và H. comes; H. trimaculatus và H. mohnikei có mối
quan hệ gần gũi với nhau. Điều này giống với kết quả nghiên cứu của chúng tôi (Hình 3.8 và Hình 3.9).