• Chính sách tiền tệ mở rộng.
Hiện tượng bẫy thanh khoản xảy ra khi nền kinh tế trì trệ, lãi suất danh nghĩa gần bằng 0 và ngân hàng trung ương không thể thúc đẩy nền kinh tế bằng các chính sách tiền tệ thông thường. Trong tình trạng này mọi người không kỳ vọng vào thu nhập từ việc đầu tư, vì vậy họ ưa giữ tiền mặt hoặc tài khoản ngắn hạn thay vì đầu tư dài hạn. Diều này làm cho suy thoái trở nên trầm trọng hơn.
Nhật Bản sau thập niên 90 đã rơi vào bẫy thanh khoản. Chính sách tiền tệ được mở rộng liên tục nhằm kéo nền kinh tế thoát khỏi sự sụp đỗ kể từ năm 1990. Lãi suất chiết khấu giữ ở mức 0.5% và lãi suất ngắn hạn cũng xấp xỉ như vậy trong những năm cuối thập kỷ này. Lúc đó chính sách tiền tệ mở rộng không còn hiệu quả nữa.
Các chương trình kích thích kinh tế trọn gói: Đây là giải pháp truyền thống mà Chính phủ Nhật thường sử dụng để khắc phục khủng hoảng chu kỳ. Đó là việc dựa vào ngân sách bổ sung hoặc các chương trình kích thích kinh tế trọn gói nhằm kích cầu trong nước thông qua việc mở rộng các công trình công cộng. Kể từ khi nền kinh tế bong bóng sụp dỗ, Cính phủ Nhật đã thực hiện rất nhiều biện pháp cả gói với tổng chi phí lên tới 107.000 tỷ Yên.
Cắt giảm thuế và xóa một phần nợ cho các công ty kinh doanh bất động sản: Đây là giải pháp quan trọng giúp các công ty đứng trước bờ vực phá sản sau suy sụp của nền kinh tế bong bóng. Ví dụ như Nội các của thủ tướng Obuchi thực hiên giảm thuế thu nhập 9.000 tỷ yên (2% GDP). Mức thuế thu nhập của cả cấp quốc gia và cấp địa phương đã giảm từ 65% xuống còn 50%. Việc giảm thuế này hy vọng thúc đẩy tiêu dùng các nhân và kích thích tinh thần làm việc chung. Việc giảm thuế xây dựng nhà ở cũng được tiến hành một cách rộng rãi. Chính phủ đã tăng ngân sách cho nghiên cứu và phát triển thêm 8.1% các thiết bị thông tin như máy tính, máy photocopy và điện thaoị sẽ được thanh lý ngay nếu chũng có giá trị dưới 1 triệu yên.
Tuy nhiên chính sách tài khóa mở rộng cũng không đem lại hiệu quả gì đáng kể. Nền kinh tế Nhật vẫn trì trệ. Chính sách tài kháo mở rộng làm chính phủ thâm hụt ngân sách nặng , từ thặng dư ngân sách 1.3% GDP vào năm 1990 đến thâm hụt gần 5% GDP vào năm 1996. Dân chúng lo ngại tương lại chính phủ sẽ tăng thuế để bù đắp sự thiếu hụt đó nên họ giữ tỷ lệ tiết kiệm cao kể cả khi thu nhập tăng.
• Cải cách nền kinh tế toàn diện.
Chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ không đem lại hiệu quả gì đáng kể. Nhận ra những yếu kém từ trong yếu kém của hệ thống kinh tế, tái chính,, chính phú Nhật bản đã ban hành một loạt chính sách cải cách. Tiêu biểu là việc BOJ không còn phụ thuộc vào chính phủ như trước đây mà chính thức hoạt động độc lập theo Luật Ngân hàng mới vào năm 1997. Ngoài ra chính phú cũng tái cơ cấu MOF và các Ngân hàng thương mại, nới
lỏng các quy chế, tạo điều kiện cho sự phát triển các thị trường vốn độc lập và kích thích sự tương tác giữa các tổ chức tài chính nhằm tăng cường tính cạnh tranh.