Kinh nghiệm của Nhật Bản: 1 Nước Nhật trước suy thoá

Một phần của tài liệu GIẢM PHÁT VÀ BẨY THANH KHOẢN (Trang 25)

2.2.1. Nước Nhật trước suy thoái

Sau khi thế chiến thứ hai chấm dứt, Nhật Bản là nước đầu tiên trên thế giới tạo được mức tăng trưởng bền vững liên tục ( hơn 10%/năm) từ giữa thập niên 1950 cho tới đầu thập niên 1970, từ 1970 đến 1990 đạt mức trung bình trên 4% mỗi năm.

Các nhà kinh tế xem Nhật bản là một trong những nước thành công nhất trong lịch sử kinh tế. Vào đầu thập niên 1980, kinh tế Nhật Bản phát triển mạnh mẽ và các tài sản như địa ốc, chứng khoán tăng vọt. Thời kỳ bong bóng kinh tế Nhật Bản kéo dài từ 12- 1986 đến 2-1991 với những đặc điểm đồng Yen cao giá hơn Dollar Mỹ, tốc độ tăng trưởng GDP thực tế cao, tỷ lệ làm phát cao, tỷ lệ thất nghiệp thấp, tiêu dùng mạnh…

Bảng 2.2: GDP Nhật từ năm 1987-1990

Năm GDP (%)

1987 4.6

1988 4.7

1990 5.5

(Nguồn: www.wikipedia.org)

Nhật Bản là một quốc đảo, tuy nghèo về tài nguyên nhưng Nhật Bản làm giàu bằng bộ óc sáng tạo của mình, họ vừa bảo vệ thị trường nội địa vừa nhập khẩu nguyên liệu nhằm phát triển. Hàng hoá nội địa do đó mà đắt so với các nước khác. Chính sách giữ đồng Yen yếu cũng là lý do bảo đảm hàng hoá Nhật xuất khẩu rẻ trên thị trường thế giới và làm cho hàng hoá nước ngoài đắt trên thị trường nội địa. Kinh tế Nhật phát triển mạnh, dư thừa lớn trong cán cân thương mại trong khi kinh tế Mỹ và Châu Âu suy yếu. Trước tình hình đó, Nhật bị các nước phương Tây áp lực thay đổi chính sách, đòi hỏi mở rộng thị trường nội địa đối với cả hàng hoá và tư bản tài chính.Thoả thuận Plaza (Plaza Accord) năm 1985 là điểm mốc quan trọng, lúc đó một USD là 240 Yen. Nhóm G5 áp lực Nhật chấp nhận đồng thuận trên nhằm tăng giá đồng Yen và giảm giá đồng USD. Nhật chấp nhận vì không muốn các nước G5, đặc biệt là Mỹ đưa ra các biện pháp bảo vệ thị trường, ngăn chặn hàng Nhật. Năm 1995, mười năm sau Thoả thuận Plaza, đồng Yen lên giá ở đỉnh điểm là một USD bằng 80 Yen. Với giá đồng Yen cao lên, Nhật mất dần khả năng cạnh tranh nếu chỉ sản xuất ở trong nước để xuất khẩu. Hơn nữa để đối phó với dư luận chống lại hàng nhập từ Nhật, từ năm 1985, Nhật tăng tốc đầu tư trực tiếp thị trường các nước ASEAN (lúc đầu là Malaysia, rồi sau đó là Thái Lan và Indonesia) và vào thị trường Âu Mỹ.

Do kinh tế phát triển cao trong hai thập kỷ 1970-1980, giá tài sản Nhật lên như bong bóng, đặc biệt là từ năm 1985 trở đi, khi đồng Yen tăng giá, Nhật thừa tiền do việc dư thừa cán cân thương mại, đã ồ ạt mua tài sản nước ngoài, kể cả Trung tâm Rockefeller ở thành phố New York, một biểu tượng của tư bản Mỹ. Nhưng cũng từ đầu năm 1990 trở đi kinh tế Nhật gặp khó khăn khi tốc độ tăng giảm hẳn xuống, giá trị tài sản giảm và nước Nhật bị chìm trong Một thập kỹ mất mát(A Lost Decade).

Một phần của tài liệu GIẢM PHÁT VÀ BẨY THANH KHOẢN (Trang 25)