nghiệp:
Không ngừng đổi mới công nghệ, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao năng suất lao động, tìm kiếm thị trường mới, thay đổi mẫu mã, tăng chất lượng sản phẩm, không ngừng nâng cao tính cạnh tranh của doanh nghiệp.
Có chính sách khuyến khích xuất khẩu, mở rộng thị trường đối với hàng hoá trong nước.
Đẩy mạnh cải tiến môi trường kinh doanh, đặc biệt là đơn giản hoá các thủ tục liên quan đến giải thể, phá sản doanh nghiệp để thúc đẩy sàn lọc các doanh nghiệp yếu kém và dừng hoạt động.
Hỗ trợ phát triển thị trường chứng khoán và trái phiếu giúp các doanh nghiệp có thể huy động vốn dài hạn giá rẻ hơn, tái cấu trúc cơ cấu vốn của doanh nghiệp.
Có chương trình tổng thể hoặc hỗ trợ đào tạo các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong quản trị tài chính, xây dựng chiến lược dài hạn... Giúp các doanh nghiệp trang bị tốt hơn các cú sốc bên ngoài.
Thực hiện tái cấu trúc doanh nghiệp, thoái vốn ở những lĩnh vực không cốt lõi, tập trung vào lĩnh vực cốt lõi chính. Thay vì đa dạng hoá đầu tư, tăng cường liên kết với các đối tác trong nước và nước ngoài, đa dạng hoá các nguồn vốn đầu tư. Liên tục cập nhật các ứng dụng công nghệ và sản phẩm mới của thế giới (hướng ngoại).
Một giải pháp khác được nhấn mạnh nhằm giải toả tình trạng đầu tư dư thừa công suất trong nền kinh tế là tiến hành cải cách cơ cấu cần thiết, nâng cao chất lượng sản phẩm và cải thiện danh mục hàng hoá, dịch vụ sản xuất và chuyển các năng lực sản xuất dư thừa sang các lĩnh vực mới, còn nhiều tiềm năng phát triển, hoặc tạo ra nhu cầu mới cho xã hội. Hơn nữa, về nguyên tắc thị trường, không thể thụ động tự sát về kinh tế khi nhắm mắt sản xuất ra mãi những sản phẩm không thể bán được hay bán với giá hạ liên tục để chịu thua lỗ về mình.