Giải pháp mở rộng đầu tư:

Một phần của tài liệu GIẢM PHÁT VÀ BẨY THANH KHOẢN (Trang 58 - 68)

Cần có sự đầu tư hơn nữa về cơ sở hạ tầng, nhà ở, khuyến khích người dân thành thị chi dùng nhiều hơn cho xây dựng nhà cửa và trang trí nội thất có thể bằng

cách đổi nhà cũ thuê của Nhà nước lấy nhà mới của Công ty xây dựng nhà ở, đổi nhà lấy đất .... Nhằm vừa tăng tính hợp lý chỗ ở và làm việc, vừa tăng thu nhập xã hội: thu nhập của người bán vật liệu xây dựng, thu nhập của những người thợ xây.... từ đó dẫn đến tăng cầu tiêu dùng. Đối với nông thôn cần tăng cường đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế và xã hội như: mạng lưới điện, giao thông, bưu chính viễn thông, y tế, giáo dục .... nhằm tạo điều kiện cho lưu thông hàng hoá phát triển, nâng mức sống và thu nhập vốn thấp của người dân. Đồng thời tăng cường trang thiết bị kỹ thuật nhằm tăng năng suất lao động, tạo ra sản lượng cũng như chất lượng hàng hoá cao hơn.

Cần mở rộng đầu tư trong nước và nước ngoài để tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập, tăng sức mua bằng cách giúp đỡ doanh nghiệp có nhiều thông tin về thị trường trong và ngoài nước. Nhà nước nêu miễn giảm thuế đối với nhà đầu tư mới, thực hiện tín dụng ưu đãi, hạ lãi suất cho vay bởi vì hiện nay lãi suất vẫn chưa thực sự có lợi cho nhà đầu tư. Không phân biệt các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài vì hiện nay các nhà đầu tư trong nước cho rằng Nhà nước chỉ quan tâm ưu đãi cho các nhà đầu tư nước ngoài. Ví dụ như nâng mức chịu thuế thu nhập cho người nước ngoài mà không thực hiện đối với người Việt Nam. Trong việc thực hiện vốn đầu tư, đặc biệt là vốn ODA cần lựa chọ dự án quan trọng được tài trợ có thể trả lương sớm với sự ưu tiên cân đối vốn ứ đọng từ nguồn ngân sách Nhà nước.

KẾT LUẬN

Trên cơ sở lý thuyết của hai vấn đề trong kinh tế vĩ mô là giảm phát và bẫy thanh khoản, bài tiểu luận đã tìm hiểu những kinh nghiệm thực tế điển hình nhất của hai quốc gia lớn trên thế giới là Mỹ và Nhật đã xảy ra giảm phát và bẫy thanh khoản, từ đó có những nhận xét cho thực trạng của Việt Nam trong vài năm gần đây.

Theo nhiều nhà kinh tế, tồn tại nguy cơ giảm phát toàn cầu bởi vì giảm phát được hiểu là việc giảm liên tục nếu không khắc phục sẽ gây ra những tác hại rất lớn, cụ thể là nó làm chậm lại tốc độ tăng trưởng kinh tế.

Thực trạng cho thấy Việt Nam trong những năm trở lại đây tuy luôn duy trì chính sách tiền tệ với mục tiêu kiềm chế lạm phát nhưng nền kinh tế đôi khi vẫn xuất hiện hiện tượng giảm phát. Mặc dù giảm phát có xảy ra nhưng trên thực tế Việt Nam vẫn chưa rơi

vào tình trạng bẫy thanh khoản như các quốc gia lớn ở phương Tây. Do đó, chính sách tiền tệ nói riêng cũng như các chính sách kinh tế nói chung cần được các nhà chính sách xem xét hoạch định thận trọng chính xác nhằm mục tiêu phát triển kinh tế.

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Giải thích mô hình IS-LM cho “Bẫy thanh khoản”

Cùng tìm hiểu mô hình IS-LM để biết trong điều kiện nào “Bẫy thanh khoản” xảy ra & cách nhìn nhận của trường phái Keyness & trường phái tiền tệ về vấn đề này

Mô hình IS-LM được biết đến như là mô hình Hicks-Hansen, được nhà kinh tế học người Anh John Hicks (1904-1989) và nhà kinh tế học của Hoa Kỳ Alvin Hansen (1887-1975) đưa ra và phát triển. Mô hình IS-LM đã được sử dụng để kết hợp các hoạt động khác nhau của nền kinh tế, đó là sự kết hợp của thị trường tài chính (tiền tệ) với thị trường hàng hóa, dịch vụ hay sự kết hợp giữa chính sách tài khóa (ngân sách) & chính sách tiền tệ trong tiến trình tới mục tiêu chung của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định.

Mô hình IS:

Các biến số được sử dụng trong mô hình IS Y (Thu nhập) = C + I + G + NX I (Đầu tư) = I (r)

C (Tiêu dùng): = C (Y-T) G (Chi tiêu chính phủ)

NX (xuất khẩu ròng) = X (Xuất khẩu) – M (nhập khẩu)

IS (viết tắt của Investment-Đầu tư & Saving-Tiết kiệm), đường IS biểu thị tập hợp các mức lãi suất và thu nhập cân bằng thị trường hàng hóa vĩ mô, tại mức này thì I = S. Trong đó, đầu tư I là hàm số của lãi suất thực tế (r): I = I (r). Đầu tư giảm nếu lãi suất tăng

(dI/dr<0), tiết kiệm S là hàm số của thu nhập: S = Y – C. Tiết kiệm tăng khi thu nhập tăng (dS/dY>0). Thị trường hàng hóa vĩ mô ở trạng thái cân bằng, do đó: I = S

Phương trình đường IS: Y = C (Y - T) + I (r) + G

Đường IS chỉ ra mối quan hệ giữa lãi suất và thu nhập trên thị trường hàng hóa và dịch vụ. đường IS được vẽ cho một chính sách tài chính nhất định, bất kỳ sự thay đổi nào trong chính sách tài chính làm tăng nhu cầu về hàng hóa và dịch vụ thì cũng làm cho đường IS dịch chuyển về bên phải; và ngược

lại, bất kỳ sự thay đổi nào trong chính sách tài chính làm giảm nhu cầu về hàng hóa và dịch vụ cũng làm cho đường IS dịch chuyển về bên trái.

Hình bên là mô hình đường IS, với trục tung là lãi suất (r) & trục hoành là thu nhập (Y)

r↑ -- > I ↓ mà I=S => Y↓ => hàm IS có độ dốc sang phải

Đường IS có độ dốc âm bởi vì r (lãi suất), I (đầu tư) có quan hệ ngược chiều với nhau. Độ dốc của IS phụ thuộc vào độ nhạy cảm của I (đầu tư) phản ánh qua lãi suất, giá trị của số nhân chi tiêu. Nếu đầu tư nhạy cảm mạnh với lãi suất thì một sự thay đổi nhỏ của lãi suất cũng làm cho đầu tư và chi tiêu thay đổi một lượng lớn, dẫn đên thu nhập thay đổi nhiều, đường IS sẽ thoải & ngược lại. Giá trị của số nhân chi tiêu (Cm), nếu số nhân chi tiêu lớn thì thu nhập cân bằng tăng nhiều, đường IS sẽ thoải & ngược lại.

- Các trường hợp làm dịch chuyển đường IS:

Chính sách tài khóa mở rộng: G↑, T↓ đường IS dịch sang phải & ngược lại chính sách tài khóa thu hẹp G↓, T↑ đường IS dịch sang trái.

Cú sốc ngoại sinh: Cú sốc ngoại sinh của người tiêu dùng,nhà đầu tư làm đầu tư (I) & tiêu dùng (C) sẽ làm IS dịch chuyển sang phải.

- Các trường hợp đặc biệt của IS:

Nếu cho rằng đầu tư hoàn toàn không có phản ứng gì khi lãi suất thay đổi (dI/dr=0) thì khi ấy tiết kiệm S cũng không hề thay đổi, thu nhập Y cũng không thay đổi => đường IS vì thế thẳng đứng.

Nếu đầu tư I lại phản ứng mạnh vô hạn với những thay đổi của lãi suất r => lúc này đường IS sẽ nằm ngang.

Mô hình LM:

Các biến số kinh tế được sử dụng: M: cung tiền

M / P: cung tiền thực tế

L (Y, r): hàm cầu tiền phụ thuộc vào thu nhập và lãi suất

LM (viết tắt của Liquidity Preference-Ưa thích thanh khoản và Money Supply-Mức cung tiền). Thị trường tiền tệ ở trạng thái cân bằng, nghĩa là lượng cầu tiền L bằng lượng cung tiền M. Lượng cung tiền M không thay đổi vì cơ quan quản lý tiền tệ (ngân hàng trung ương hay các cơ quan tương đương) không tiến hành biện pháp gì làm ảnh hưởng tới lượng cung tiền. Lượng cầu tiền L bằng tổng của lượng cầu tiền vì mục đích giao dich và lượng cầu tiền vì mục đích đầu cơ kiếm lợi. Càng có nhiều thu nhập, cá nhân càng tiêu dùng nhiều, do đó càng cần nhiều tiền mặt để giao dịch. Lãi suất càng cao thì người ta càng giữ ít tiền mặt, và thay vào đó càng tăng mua các tài sản có lợi tức cao.

Phương trình đường LM: M / P = L (Y, r) Hình bên là đồ thị biểu diễn đường LM với trục hoành là thu nhập (Y), còn trục tung là lãi suất thực (r)

Giải thích: khi lãi suất thực tế tăng lên, cá nhân chuyển tiền mặt mà mình đang nắm

giữ thành các tài sản có thể đem lại lợi tức cao, thu nhập thực tế cũng tăng, đường LM dốc lên. Khi lãi suất quá thấp và các tài sản tài chính như trái phiếu chỉ đem lại lợi tức không đáng kể, các cá nhân sẽ ưa thích giữ tiền mặt hơn là đầu tư vào các tài sản khác – đường LM nằm ngang. Ngược lại, khi lãi suất tăng lên quá cao, việc đầu tư vào các tài sản tài chính mang lại lợi nhuận đáng kể, các cá nhân sẽ dùng tiền mua các tài sản đó thành ra số tiền còn nắm giữ vì mục đích đầu cơ bằng không, đường LM thẳng đứng Đường LM biểu thị mối quan hệ giữa lãi suất và thu nhập hình thành trên thị trường về số dư tiền tệ thực tế. Sự gia tăng của cung về số dư tiền tệ thực tế làm đường LM dịch

chuyển lên trên & ngược lại, sự giảm sút của cung ứng về số dư tiền tệ thực tế làm đường LM dịch chuyển xuống phía dưới

Kết hợp đường IS & LM:

Trạng thái cân bằng đồng thời trên cả hai thị trường hàng hóa và tiền tệ là trạng được biểu hiện sự kết hợp hai thị trường này trong cùng một mô hình. Điểm cân bằng trên cả hai thị trường này phải thỏa mãn đồng thời hai phương trình:

(IS): Y = C (Y - T) + I (r) + G (LM): M / P = L (Y, r)

Các đồ thị bên dưới biểu diễn mối quan hệ giữa đường IS & LM, với trục tung là lãi suất (r) & trục hoành là Thu nhập (Y)

Chính sách mở rộng:

↓T, ↑G, ↑C => ↑Y => ↑Md => ↑i => ↓I =>↓Y một phần

Kết quả: i↑, Y↑

Chính sách tài khóa thu hẹp:

↑T, ↓G, ↓C => ↓Y => ↓Md => ↓i=> ↑I => ↑Y một phần

Kết quả: i↓, Y↓

Chính sách tiền tệ nới lỏng:

↑i => ↑I => ↑Y => ↑Md => i tăng nhẹ Kết quả: i↓, Y↑

Chính sách tiền tệ thu hẹp:

↑i => ↓I => ↓Y => ↓Md => i giảm nhẹ Kết quả: i↑, Y↓

Tổng quát: Lĩnh vực Biện pháp Dịch chuyển IS Dịch chuyển LM Chiều hướng của Thu nhập Chiều hướng

Y của Lãi suất i

Chính sách tài khóa

Tăng thuế Trái Không Giảm Giảm

Giảm thuế Phải Không Tăng Tăng

Tăng chi tiêu Phải Không Tăng Tăng

Giảm chi

tiêu Trái Không Giảm Giảm

Chính sách tiền tệ

Tăng cung

tiền Không Xuống dưới Tăng Giảm

Giảm cung

tiền Không Lên trên Giảm Tăng

Các trường hợp đặc biệt:

Chính sách tiền tệ vô hiệu lực: đường LM ở đoạn nằm ngang gặp đường IS dốc xuống phía phải hoặc đường IS thẳng đứng, các tình huống này gọi là Bẫy thanh khoản. Lúc này chỉ có chính sách tài chính là phát huy được tác dụng, còn chính sách tiền tệ vô hiệu

lực. Chính phủ nới lỏng tài chính bao nhiêu thì thu nhập tăng lên bấy nhiêu, và thắt chặt bao nhiêu thì thu nhập giảm bấy nhiêu. Tương tự khi đường LM ở đoạn dốc lên gặp đường IS thẳng đứng

Chinh sách tài chính vô hiệu lực: đường LM ở đoạn thẳng đứng gặp đường IS dốc xuống hoặc đường IS nằm ngang, lúc này chính sách tài chính vô hiệu lực. Ngược lại, chính sách tiền tệ phát huy tác dụng tối đa; cung tiền tăng bao nhiêu thì thu nhập tăng bấy nhiêu.

Như phân tích ở trên, mỗi chính sách sẽ có tác động khác nhau lên lãi suất và thu nhập, mức độ tác động thế nào còn tùy vào quan điểm, ở đây xin đưa ra hai trường phái kinh tế phổ biến để thấy rõ hơn về Bẫy thanh khoản

Trường phái Keyness cho rằng chính sách tiền tệ có rất ít tác dụng để giúp nền kinh tế toàn dụng khi suy thoái, ngược lại với trường phái tiền tệ coi trọng chính sách tiền tệ & đề cao tác động của chính sách này, nội dung chi tiết như hình bên

Sở dĩ có sự khác nhau này là do mỗi trường phái đưa ra những nhận định tiền đề (Cầu tiền, Hành vi đầu tư) khác nhau nên có hướng nhận xét khác nhau. Về cầu tiền: Keynessian cho rằng hàm cầu tiền co dãn nhiều với lãi suất (nó gần như nằm ngang), vì vậy, sự thay đổi trong hàm cầu

tiền, làm thay đổi lãi suất rất ít; ngược lại Monetarist cho rằng cầu tiền co dãn rất ít với lãi suất và một sự biến động về cầu tiền làm lãi suất biết động mạnh. Về đầu tư: Keynessian cho rằng cầu đầu tư co

dãn rất ít với lãi suất, do vậy khi có sự thay đổi nhiều về lãi suất thì không làm đầu tư biến động nhiều; ngược lại, Monetarist cho rằng đầu tư co giãn nhiều với lãi suất, một sự biến động lãi suất sẽ gây ra biến động mạnh trong đầu tư.

Tóm lại, theo Keynessian, hiện tượng lấn át là ít xảy ra khi mở rộng chính sách ngân sách và vì thế chính sách này có thể làm tăng thu nhập & đưa sản lượng về mức tiềm năng. Nhưng theo Monetarist, hiện tượng lấn át xảy ra rất mạnh khi mở rộng chính sách ngân sách và vì thế chính sách này không thể làm tăng thu nhập và đưa về mức sản lượng tiềm năng, thay vào đó nên dùng chính sách tiền tệ.

Phụ lục 2: Lãi suất âm & giải pháp Gesell

Lãi suất danh nghĩa thường dương, nhưng không phải lúc nào cũng vậy. Dựa vào sự thay thế là nắm giữ tiền mặt (và do đó thu nhập là 0%), thay vì cho vay thì những người cho vay tìm kiếm lợi nhuận sẽ không cho vay dưới 0%, vì làm như thế sẽ đảm bảo một sự thua lỗ, và một ngân hàng cung cấp một lãi suất tiền gửi âm sẽ tìm thấy ít người chấp nhận, do những người gửi tiết kiệm thay vì thế sẽ nắm giữ tiền mặt.

Tuy nhiên, trên thực tế, lãi suất ngân hàng trung ương có thể âm; vào tháng 7 năm 2009 Riksbank của Thụy Điển là ngân hàng trung ương đầu tiên sử dụng tiền lãi âm trên

dự trữ dư thừa, bằng cách giảm lãi suất tiền gửi của nó tới -0,25%, một chính sách được Phó thống đốc Lars EO Svensson ủng hộ.

Trong khủng hoảng nợ công châu Âu, các trái phiếu chính phủ của một số nước (Thụy Sĩ, Đan Mạch, Đức, Phần Lan, Hà Lan và Áo) đã được bán với lợi suất âm. Các giải thích được đề nghị bao gồm mong muốn về an toàn và bảo vệ chống lại tan vỡ khu vực đồng euro (trong trường hợp một số quốc gia khu vực đồng euro có thể tái định ngạch nợ của họ sang một đồng tiền mạnh hơn).

Thường xuyên hơn, lãi suất thực có thể âm, khi lãi suất danh nghĩa nhỏ hơn mức lạm phát. Khi điều này được thực hiện thông qua chính sách của chính phủ (ví dụ, thông qua dự trữ bắt buộc), đây được coi là áp chế tài chính, và đã được thực hiện bởi các quốc gia như Hoa Kỳ và Vương quốc Anh sau Chiến tranh thế giới II (từ năm 1945) cho đến cuối những năm 1970 hoặc đầu năm 1980 (trong khi và sau khi phát triển kinh tế sau Thế chiến II). Trong cuối những năm 1970, các Chứng khoán Kho bạc Hoa Kỳ với lãi suất thực âm bị coi là các chứng nhận tịch thu.

Lãi suất âm đã được đề xuất trong quá khứ, đặc biệt là trong những năm cuối thế kỷ 19 bởi Silvio Gesell. Một mức lãi suất âm có thể được mô tả (như bởi Gesell) như một "thuế nắm giữ tiền"; ông đề xuất nó như là thành phần Freigeld (tiền tự do) của hệ thống Freiwirtschaft (nền kinh tế tự do) của mình. Để ngăn chặn mọi người nắm giữ tiền mặt (và do đó thu nhập 0%), Gesell đề nghị phát hành tiền trong một thời gian hạn chế, sau đó nó phải được đổi lấy giấy bạc mới; các cố gắng nắm giữ tiền do đó dẫn nó đến hết hạn và trở thành vô giá trị. Theo hướng tương tự, John Maynard Keyness đã đồng tình trích dẫn ý tưởng về đánh thuế tiền bạc, (1936, Lý thuyết tổng quát về việc làm, lãi suất & tiền tệ) nhưng bác bỏ nó vì những khó khăn hành chính. Gần đây hơn, thuế tích trữ tiền đã được một nhân viên Cục Dự trữ liên bang (Marvin Goodfriend) đề xuất năm 1999, để được thực hiện thông qua các dải từ tính trên giấy bạc, khấu trừ thuế tích trữ tiền trên tiền gửi, thuế này được tính toán dựa trên việc giấy bạc này đã được nắm giữ trong bao lâu.

Người ta cũng từng đề xuất một lãi suất âm về nguyên tắc có thể được áp dụng đối với tiền giấy hiện hành thông qua quay xổ số số sêri: chẳng hạn bằng cách chọn một số

Một phần của tài liệu GIẢM PHÁT VÀ BẨY THANH KHOẢN (Trang 58 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(70 trang)
w