Giải pháp phòng ngừa giảm phát và bẫy thanh khoản tại Việt Nam: 1 Giải pháp điều hành chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ:

Một phần của tài liệu GIẢM PHÁT VÀ BẨY THANH KHOẢN (Trang 56)

3.2.1 Giải pháp điều hành chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ:

Chính sách tài khóa:

Để làm tăng thu nhập xã hội nhằm gia tăng tổng cầu, Nhà nước cần tăng chi tiêu ngân sách để kích thích tăng trưởng kinh tế. Đồng thời phải nâng cao hiệu quả sự chi tiêu của Chính phủ, chú trọng các công trình trọng điểm, công trình có tính chiến lược quốc gia. Thực hiện tiết kiệm thông qua việc kiên quyết cắt giảm các khoản chi phí mang tính bao cấp cho viên chức Nhà nước, cho doanh nghiệp Nhà nước. Hạn chế thất thoát trong đầu tư xây dựng cơ bản do tham nhũng, móc ngoặc, mua bán công trình, do yếu kém trong quản lý. Cần quản lý chặt chẽ việc sử dụng tài sản công sao cho an toàn, có hiệu quả. Kiểm soát và cắt giảm các khoản chi tiêu hành chính công vụ. Hỗ trợ vốn lưu động cho các doanh nghiệp nhằm hạ giá thành sản phẩm, thực hiện hỗ trợ giá cho hàng hoá nông sản.

Đối với thuế khoá và các khoản phí: Cần giảm thuế thu nhập và các khoản thu khác nhằm tăng thu nhập được quyền sử dụng của các tầng lớp dân cư. Hiện nay mức thu nhập chịu thuế tại Việt Nam là chưa hợp lý. Mức thu nhập bắt đầu chịu thuế là 2 triệu đồng trên tháng đối với nông thôn là quá cao trong khi ở thành thị lại là thấp. Do đó cần thay đổi cách tính thuế thu nhập theo hướng khuyến khích tiêu dùng tức là dựa trên mức thu nhập ròng sau khi trừ đi các khoản đã tiêu dùng. Điều đó sẽ khuyến khích tiêu dùng vì người nào tiêu dùng ít số thu nhập ròng sau khi trừ đi các khoản đã tiêu dùng sẽ cao và họ sẽ phải nộp thuế thu nhập nhiều hơn. Ngoài ra cần giảm các khoản thuế gián thu nhằm giảm giá bán thừa với sức mua quá thấp.

Chính sách tiền tệ:

Chính phủ nên dùng chính sách tiền tệ mở rộng để giảm lãi suất nhằm khuyến khích đầu tư và tiêu dùng, chấp nhận lạm phát trong khả năng kiểm soát.

NHTW nên cân nhắc, có thể tạm thời phải lùi tiếp thời hạn hiệu lực của Thông tư 02/2013/TT-NHNN, ngày 21/01/2013 quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, thêm 6 tới 12 tháng nữa để các tổ chức tín dụng có thêm thời gian củng cố, chấn chỉnh, khắc phục khó khăn hiện tại. Bởi trong bối cảnh kinh tế – tài chính hiện tại, việc sớm thực thi Thông tư 02 đồng thời với việc xử lý triệt để hiện tượng sở hữu chéo, đầu tư chéo, hệ thống tổ chức tín dụng chắc chắn sẽ bị rơi vào tình trạng sụt giảm vốn chủ sở hữu, kéo theo thu hẹp quy mô tài sản và làm xấu đi các tỷ lệ an toàn, lành mạnh tài chính. Nhiều tổ chức tín dụng, kể cả ngân hàng thương mại nhà nước có thể phải đối mặt với nguy cơ cụt vốn tự có, đổ vỡ, phá sản.

Mặt khác, các giải pháp dài hạn luôn cần được chú trọng như tái cơ cấu hệ thống ngân hàng theo hướng tăng tỉ trọng vốn tự có, giảm đòn bẫy tài chính; đồng thời thực hiện chính sách vốn dự phòng đối chu kỳ (anti-cylical capital buffers), nghĩa là các ngân hàng sẽ duy trì tỷ lệ an toàn vốn cao hơn so với quy định (8%) trong giai đoạn kinh tế hưng thịnh và có thể giảm mức tỷ lệ an toàn vốn trong giai đoạn kinh tế suy thoái.

Ngoài ra, cần có sự phối hợp nhịp nhành giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ nhằm đạt được hiệu quả cao nhất khi thực thi đồng thời hai chính sách. Theo đó, Bộ tài chính và Ngân hàng nhà nước nên xây dựng các phương án phối hợp cụ thể, bám sát các diễn biến khác nhau của tình hình vĩ mô. Đặc biệt, hai bên cần thường xuyên trao đổi trước thời điểm mỗi ngành bắt đầu triển khai các chính sách mới có khả năng tác động qua lại lẫn nhau. Việc phối hợp chặt chẽ như vậy mới tạo thuận lợi cho tính toán tổng thể, kỹ lưỡng các giải pháp triển khai, sao cho khi thực hiện chính sách tiền tệ phải đảm bảo giảm thiểu tác động tiêu cực lên chính sách tài khóa và ngược lại.

Một phần của tài liệu GIẢM PHÁT VÀ BẨY THANH KHOẢN (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(70 trang)
w