số giá tiêu dùng có dấu hiệu giảm sút, đặc biệt là trong năm 2012 khi nền kinh tế Việt Nam xuất hiện dấu hiệu bẫy thanh khoản.
3.1.1 Thực trạng giảm phát và bẫy thanh khoản tại Việt Nam giai đoạn 1999-2002: đoạn 1999-2002:
• Diễn biến tình hình giảm phát:
Sau cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997 nền kinh tế Việt Nam trải qua một giai đoạn suy giảm tốc độ tăng trưởng đi liền với hiện tượng giảm phát trong những
năm 1999-2002. Nếu như tỷ lệ lạm phát năm 1998 còn khá cao ở mức 9% thì sang những năm tiếp theo con số này giảm dần. Năm 1999, tỷ lệ lạm phát là 0.1%, năm 2000 là -0.6%, năm 2001 là 0.8%. Đến năm 2002, nền kinh tế có dấu hiệu phục hồi, chỉ số giá chung cho 10 tháng đầu năm 2002 tăng 3.4%, mức giá chung cả năm tăng 4%.
Bảng 3.1: Tốc độ tăng trưởng CPI giai đoạn 1995-2002
Năm 199 5 199 6 199 7 199 8 199 9 200 0 200 1 2002 Chỉ tiêu lạm phát (%) 10 10 7 7.8 10 6 5 5 Thực hiện 12.7 4.5 3.6 9 0.1 -0.6 0.8 4
(Nguồn: Báo Lao động số 308/2004 ngày 3-11-2004)
Biểu đồ 3.2: Tốc độ tăng CPI từ năm 1995-2002
(Nguồn: Tổng hợp báo cáo từ Tổng Cục Thống Kê)
Nhìn vào biểu đồ ta có thể nhận thấy rõ hiện tượng giảm phát ở Việt Nam bắt đầu từ năm 1999 đến năm 2001. Diễn biến tình hình giá cả trong giai đoạn này như sau:
Năm 1999 giá cả thị trưòng có nhiều diễn biến bất thường: giá cả liên tục giảm trong 8 tháng liền, từ tháng 3 đến tháng 10. Chỉ số giá lương thực giảm 7.8% so với 12/1998, thậm chỉ giảm tới 10.5% ở thời điểm tháng 12/1999. Mức lạm phát đạt chỉ 0,1%, thấp nhất trong 5 năm trong giai đoạn 1995-1999.
Đến năm 2000, chỉ số giá vẫn liên tục giảm và tình trạng này kéo dài trong nhiều tháng ở quý 2 và 3, một số tháng CPI có nhích lên nhưng không đáng kể. So với tháng 12/1999, chỉ số giá giảm suốt từ tháng 3 cho đến tháng 12 và bình quân cả năm con số
này đã ở mức -0.6%. Trong cả năm này, giá lương thực giảm 9.5%, giá thực phẩm giảm 2.3% so với năm 1999.
Bảng 3.2: Chỉ số giá tiêu dùng của Việt Nam trong năm 1999-2000 Tốc độ tăng chỉ số giá
tiêu dùng Năm 1999 Năm 2000
Tháng 01 1.70% 0.40% Tháng 02 1.90% 1.60% Tháng 03 -0.70% -1.10% Tháng 04 -0.60% -0.70% Tháng 05 -0.40% -0.60% Tháng 06 -0.30% -0.50% Tháng 07 -0.40% -0.60% Tháng 08 -0.40% 0.10% Tháng 09 -0.60% -0.20% Tháng 10 -1.00% 0.10% Tháng 11 0.40% 0.90% Tháng 12 0.50% 0.10%
(Nguồn: Tổng hợp báo cáo từ Tổng Cục Thống Kê)
Đến năm 2001, giá cả khá ổn định. Chỉ số trượt giá tháng 12/2001 so với cùng kỳ năm 2000 là 100.8% hay tỷ lệ lạm phát của năm đó là 0.8%. Nền kinh tế đã trải qua 5 tháng chỉ số giá tăng, 3 tháng chỉ số giá đứng và 4 tháng chỉ số giá giảm và tốc độ tăng chỉ số giá ở mức âm, rơi vào tình trạng giảm phát. Tuy nhiên, biên độ dao động của chỉ số giá qua các tháng rất nhỏ, chưa đến 0.5%/tháng (trừ tháng 12/2001, mức giá chung tăng 1%). Trong năm 2001, giá hàng lương thực giảm mạnh, ở thời điểm tháng 6, 7/2001 chỉ bằng 94% so với tháng 12/2000. Với nhóm hàng thực phẩm, mặt bằng giá thị trường qua các tháng đều ở mức xấp xỉ 100% so với tháng 12/2000. Đến cuối năm 2001, nhất là từ tháng 10, chỉ số giá của tất cả các nhóm hàng đều có xu hướng gia tăng mạnh mẽ. Vào tháng 10/2001, chỉ số giá vàng tăng cao hơn tháng 10/2000 là 6%.
Xu hướng giá cả trong 10 tháng đầu năm 2002 cho thấy thị trường nước ta không còn tình trạng cung vượt cầu, giá cả liên tục giảm như giai đoạn 1999-2001. Ngay từ những tháng đầu năm, giá hàng lương thực, thực phẩm (đặc biệt là giá thực phẩm tươi
sống) tăng mạnh. Tốc độ trượt giá lương thực, thực phẩm qua 10 năm là 5.4%, riêng giá thực phẩm (nhất là thịt lợn) tăng 8.6%. Giá cả các nhóm hàng khác không phải là lương thực thực phẩm tăng không đáng kể. Diễn biến tích cực của giá lương thực thực phẩm đã kéo theo chỉ số giá tiêu dùng của 10 tháng đầu năm 2002 lên 103.4% hay tỷ lệ lạm phát là 3.4%.
• Nguyên nhân dẫn đến tình trạng giảm phát trong năm 1999-2000:
Trong tình hình thực tế ở Việt Nam trong năm 1999-2000, nước ta vẫn là một nước kém phát triển, trình độ khoa học kỹ thuật còn lạc hậu hơn so với các nước tiên tiến trên thế giới. Các ngành sản xuất trừ một số ngành như lương thực, thực phẩm...hầu như chưa đáp ứng đủ nhu cầu trong nước, cán cân thương mại thường xuyên thâm hụt do nhập siêu. Do vậy, nguyên nhân dẫn đến giảm phát của Việt Nam trong năm 1999-2000 không phải từ phía cung mà là từ phía cầu hàng hóa. Nhu cầu hàng hóa trong năm 1999-2000 giảm, hàng hóa ứ đọng không tiêu thụ được dẫn đến giảm phát do những nguyên nhân sau:
Thứ nhất, nhu cầu chi tiêu, tiêu dùng của người dân và sức mua của người dân giảm.
Giá nông sản giảm mạnh: đặc biệt là giá lương thực, cà phê, hạt tiêu, hạt điều làm giảm thu nhập của nông dân, ảnh hưởng tới chi tiêu và sức mua của người dân.
Chất lượng sản phẩm còn kém, không đủ sức cạnh tranh với hàng xuất khẩu. Hiện nay trên thị trường hàng hoá nhập khẩu của Trung Quốc có nhiều mặt hàng chất lượng khá tốt mà giá chỉ bằng một nửa giá của hàng hoá nội địa. Với chất lượng kém hoặc chưa phù hợp với thị trường của người tiêu dùng thì giá cả lại cao là nguyên nhân của sự ế đọng hàng hoá tại doanh nghiệp.
Tình trạng thất nghiệp lớn đặc biệt là ở thành thị làm giảm mức sống trung bình của người dân. Người đi làm với thu nhập đã thấp lại phải nuôi thêm một lượng người nhàn rỗi càng làm cho mức sinh hoạt xã hội giảm. Ngoài ra thất nghiệp tăng không chỉ ảnh hưởng trực tiếp làm giảm sức mua của người dân mà còn gây ra nhiều vấn đề xã hội cần giải quyết.
Thu nhập của người Việt Nam ở mức thấp so với thế giới. Trên 70% lao động ở nông thôn với mức thu nhập rất thấp khoảng 2 triệu đồng/năm “Theo kết quả điều tra của Bộ NN & PTNN”. Do giá cả thị trường lương thực, thực phẩm đang giảm liên tục nên thu nhập của bộ phận này bị ảnh hưỏng giảm đáng kể. Với mức thu nhập giảm như vậy, đặc biệt ở khu vực nông thôn chỉ đảm bảo mức sinh hoạt tối thiểu hàng ngày, không có khả năng mua sắm các loại hàng hoá khác để phục vụ cuộc sống tốt hơn. Người dân thành phố có nhu cầu và khả năng thanh toán cao hơn song do thị hiếu đối với chất lượng hàng hoá, giả cả của các loại hàng hoá nội địa thấp hơn so với hàng ngoại nhập nên giữa cung và cầu trên thị trường Việt Nam vẫn còn nhiều bế tắc. Đó là một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng giảm phát trên.
Thứ hai, sự sụt giảm trong đầu tư.
Các nhà đầu tư nước ngoài luôn e ngại trước môi trường luật pháp ở Việt Nam bởi lý do như cơ cấu đầu tư kém hiệu quả ngày càng mất an toàn (vốn đầu tư tư nhân, FDI giảm; vốn đầu tư ngân sách Nhà nước và đi vay tăng), thủ tục hành chính phiền hà, thời gian cấp phép chậm,... cộng với tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế khiến tình trạng rút lui đầu tư nước ngoài diễn ra phổ biến.
Trong khi đó đầu tư trong nước cũng liên tục giảm do tình trạng sản xuất trì trệ hàng hoá ế đọng, vấn đề trốn nợ diễn ra nhiều nơi nên một bộ phận dân cư không dám cho vay trong tư nhân, hay liên kết đầu tư, bỏ vốn ra kinh doanh và làm dịch vụ mà chọn cách gửi tiền vào ngân hàng hoặc mua trái phiếu kho bạc, công trái Nhà nước để hưởng lãi suất ổn định và không lo thua lỗ bên cạnh tình hình giảm đầu tư là việc triển khai chậm trễ các nguồn vốn đầu tư. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội được thực hiện trong năm 1999 xấp xỉ 80.000 tỷ đồng đạt 35,7% kế hoạch năm trong đó vốn ngân sách đạt 41%, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 35%.
Thứ ba, nguồn thu ngân sách nhà nước giảm và vai trò điều tiết của nhà nước còn nhiều hạn chế
Hàng hóa sản xuất ra dư thừa ứ đọng dẫn đến các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh không hiệu quả, nhu cầu tiêu dùng trong nền kinh tế giảm. Dẫn đến nguồn thu
ngân sách từ thuế giảm làm giới hạn mức chi tiêu của chính phủ, kéo tổng cầu giảm xuống.
Thứ tư, xuất khẩu ròng giảm.
Chính sách tỷ giá và quản lý xuất nhập khẩu chưa phù hợp khiến giá trị nhập khẩu nhiều hơn xuất khẩu. Tình trạng nhập siêu kéo dài làm xuất khẩu ròng âm là một trong những nguyên nhân làm giảm tổng cầu dẫn đến giảm phát. Theo số liệu thống kê từ Ngân hàng phát triển châu Á, giá trị xuất khẩu ròng của Việt Nam năm 1999 là khoảng -201 triệu USD, đến năm 2000 tiếp tục giảm mạnh 953 triệu USD xuống còn -1.154 triệu USD.
Thứ năm, ảnh huởng của suy thoái tài chính Châu Á 1997:
Hiệu ứng lan toản suy thoái và giảm phát ở các khu vực và trên thế giới sau khủng hoảng năm 1997.
Ảnh hưởng của sự phá giá tiền tệ ở nhiều nước lân cận trong khi nước ta trong giai đoạn này duy trì ổn định tỉ giá làm cho nhiều mặt hàng trong nước đắt hơn hàng ngoại, chúng ta lâm vào thế cạnh tranh không thuận lợi so với bên ngoài.
• Tác động của tình trạng giảm phát đến nền kinh tế Việt Nam: Tác động đến sản lượng và hiệu quả đầu tư
Mức giá chung giảm phản ánh sức mua kém của xã hội. Điều này ảnh hưởng lớn đến sản xuất và tốc độ tăng trưởng kinh tế. Hàng hóa ế thừa, không tiêu thụ được, các doanh nghiệp sản xuất làm ăn thua lỗ do không bán được hàng. Tốc độ tăng trưởng trung bình của giai đoạn 1999-2001 thấp hơn so với các giai đoạn trước khoảng 2%.
Bảng 3.3: Tốc độ tăng trưởng GDP qua các giai đoạn 1989-2001
Giai đoạn 1989-1991 1991-1998 1998-1999 1999-2001
Tốc độ tăng trưởng GDP (%) 6.1 7.7 7.5 5.4
(Nguồn: Báo “Thanh niên Việt Nam” số 28 (349) ngày 7/4/2005)
Bên cạnh đó, hiệu quả sử dụng vốn giảm và tỷ lệ thất nghiệp gia tăng biểu hiện qua hệ số ICOR tăng nhanh: năm 1995 là 1,44 thì đến năm 2000 lên tới 3,48 và đến năm
2001 là 3,82. Điều này cũng có nghĩa là để tăng được một đồng GDP phải bỏ ra nhiều vốn đầu tư hơn.
Tác động đến việc làm:
Xét về tỷ lệ thất nghiệp năm 1999, tại Hà Nội, số người thất nghiệp so với tổng dân số trong độ tuổi lao động là 10.3%, ở thành phố Hồ Chí Minh là 7.04%.
Nếu xét trên toàn quốc, số người trong độ tuổi lao động thất nghiệp là 1.45 triệu người. Điều này một phần là do sự gia nhập lực lượng lao động của số người đến tuổi lao động mỗi năm tăng lên, một phần xuất phát từ tình trạng các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, kém hiệu quả không kích thích sản xuất.
Tác động đến thị trường ngoại hối:
Sự tăng giảm thất thường của tỷ lệ lạm phát trong những năm qua thể hiện sự thiếu ổn định của giá trị đồng tiền và do đó người ta không tin tưởng vào giá trị đồng nội tệ, dẫn đến hiện tượng đô-la hoá. Mức độ đô la hoá ở nước ta giai đoạn này là trên 30%, tỷ lệ tiết kiệm ngoại tệ lên đến 40% tổng tiền gửi tại các ngân hàng, ngoài ra còn một lượng USD khó xác định được trong dân chúng và các tổ chức được dùng làm phương tiện cất trữ. Hiện tượng này làm giảm tác dụng của các chính sách lãi suất, chính sách điều hành tỷ giá hối đoái.
• Biện pháp chống giảm phát của chính phủ trong giai đoạn 1999-2002:
Chương trình giải quyết việc làm được đẩy mạnh: Năm 1999, Chính phủ đã tăng thêm 50 tỷ đồng vốn đầu tư phát triển để giải quyết công ăn việc làm cho người lao động. Đến năm 2000 đã thu hút và tạo việc làm cho khoảng 1,3 triệu người.
Tăng lương tối thiểu cho cán bộ công nhân viên chức thông qua các nghị định: Nghị định 06/CP ngày 21/1/1997, Nghị định 175/1999/NĐ-CP ngày 15/12/1999, 77/2000/NĐ-CP ngày 15/12/2000 nâng mức lương cơ bản lên 210.000 đồng/ tháng.
Chủ trương kê khai nhà cửa, đất đai theo quyết định số 188/1999/QĐ-Ttg ngày 17/9/2009 của Chính phủ cũng có tác dụng tới kích cầu bởi sẽ tạo điều kiện cho người dân mua sắm nhiều hơn và tạo điều kiện thuận lợi cho người dân có những giấy tờ hợp
pháp về chủ quyền về nhà đất để họ có thể vay tiền ở các tổ chức tín dụng để sản xuất kinh doanh và mua sắm.
Tăng cường các chương trình đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng ở nông thôn.
Mở rộng dịch vụ du lịch trong cả nước và nước ngoài, chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch
Chính sách tiền tệ được áp dụng rõ nét trong giai đoạn này thông qua việc cắt giảm lãi suất cơ bản. Trong năm 2001, lãi suất cơ bản được cắt giảm 4 lần từ 0.75%/ tháng vào ngày 1/3/2001 xuống còn 0.72%/tháng vào 1/4/2001, 0.65%/ tháng vào 1/6/2001 và 0.6%/tháng vào 1/10/2001. Thống đốc NHNN đã ra quyết định 546/2002/NĐ-NHNN về việc thực hiện lãi suất thỏa thuận trong hoạt động tín dụng thương mại bằng đồng Việt Nam của TCTD đối với khách hàng. Lãi suất cho vay và lãi suất tiền gửi của hệ thống ngân hàng đã giảm xuống mức bình quân là 0.6% đến 0.7%/tháng. Ngày 18/11/2002, NHNN đã ban hành quyết định số 1277/2002/QĐ-NHNN về việc giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc xuống còn 5% tổng số dư tiền gửi bằng ngoại tệ của các TCTD. Việc giảm dự trữ bắt buộc có tác dụng giúp các TCTD có thêm vốn để cho khách hàng vay, thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng, khắc phục giảm phát. Cùng với việc ngân hàng hạ lãi suất cho vay, thì một loạt các tỉnh và thành phố dành một phần vốn ngân sách của mình hỗ trợ vay vốn ngân hàng cho một số dự án, một số doanh nghiệp, một số chương trình kinh tế trọng điểm của địa phương...
Môi trường đầu tư đã được cải thiện rất nhiều nhờ những chính sách khuyến khích đầu tư của nhà nước. Chính phủ đã ban hành luật sửa đổi Luật khuyến khích đầu tư trong nước có hiệu lực từ 1/1/1999 và nghị định 51/1999/NĐ-CP để kích thích đầu tư làm tăng tổng cầu. Ngày 26/3/1999 quyết định 53/1999/QĐ-TTg về việc áp dụng một giá thống nhất cho đầu tư trực tiếp nước ngoài và đầu tư trong nước được ban hành.Đây là điểm khuyến khích việc đầu tư nước ngoài vào trong nước. Do đó, lượng vốn FDI vào Việt Nam sau sự sụt giảm năm 1999 đã tăng trở lại.
Tập trung huy động và giải ngân vốn, đảm bảo các mức đầu tư đề ra. Trong 3 năm (1998-2000), nhà nước chú trọng đầu tư đúng mức cho khu vực doanh nghiệp trong đó
bổ sung vốn lưu động trên 2000 tỷ đồng cho các doanh nghiệp nhà nước làm ăn có hiệu quả, góp phần tháo gỡ khó khăn về vốn cho doanh nghiệp.
• Đánh giá những giải pháp nhằm kiểm soát giảm phát ở Việt Nam trong giai đoạn 1999-2002:
Trong giai đoạn 1999-2001 Việt Nam rơi vào tình trạng giảm phát, giá cả liên tục giảm. Do vậy, chúng ta đã thực hiện các chính sách nhằm kích cầu và tăng mức cung ứng hàng hóa và dịch vụ trên thị trưòng . Và kết quả đạt được sau khi đã thực hiện các biện pháp trên là: đã chặn được giảm sút về tăng trưởng kinh tế; mức tổng cầu đã tăng lên