Thực trạng giảm phát và bẫy thanh khoản tại Việt Nam giai đoạn 2010 2014 và dự đoán cho năm 2015:

Một phần của tài liệu GIẢM PHÁT VÀ BẨY THANH KHOẢN (Trang 43)

2010- 2014 và dự đoán cho năm 2015:

Năm 2008 – 2009, dưới tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, Việt Nam rơi vào tình trạng lạm phát cao, tăng trưởng kinh tế nóng do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng. Vì thế khi nền kinh tế thế giới hạ nhiệt thì nền kinh tế nước ta lại rơi vào tình trạng mức giá chung giảm thấp nhất từ trước đến nay và có những dấu hiệu rơi vào hiện tượng bẫy thanh khoản ở cuối năm 2012.

Năm 2011:Lạm phát cao

Năm 2011, kinh tế vĩ mô trong nước phải đương đầu với những bất ổn về lạm phát đã được khơi nguồn trước đó sau ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008-2009. Sau khủng hoảng 2008, với tỷ lệ lạm phát cao xấp xỉ 20% cùng với những chính sách kinh tế thắt chặt làm cho mức giá chung bị biến động thất thường. Chỉ số giá tiêu dùng cả nước các tháng đầu năm tăng liên tục nhưng sau đó lại có dấu hệu giảm vào các tháng cuối năm, cụ thể theo biểu đồ sau:

(Nguồn: Tổng hợp từ Tổng cục thống kê)

Vào cuối năm 2011, mức giá chung tuy có giảm nhưng chỉ số giá CPI của nước ta qua các tháng vẫn ở mức lớn hơn 0 làm cho tỷ lệ lạm phát tuy có giảm nhưng chưa xuất hiện dấu hiệu giảm phát trong giai đoạn này.

Dưới tình hình CPI tăng cao vào các tháng đầu năm, tháng 02/2011 Nghị quyết 11/NQ-CP/2011 với mục tiêu trung gian là dư nợ tín dụng tăng trưởng dưới mức 16%, hạn chế M2 dưới 20% đã được triển khai với những chính sách như sau:

Xây dựng và triển khai chiến lược cấu trúc lại hệ thống ngân hàng từng bước nhằm nâng cao tính hiệu quả, giảm mức độ rủi ro và cải thiện sức mạnh cạnh tranh của hệ thống ngân hàng. Yêu cầu các TCTD điều chỉnh kế hoạch kinh doanh phù hợp với mục tiêu tăng trưởng tín dụng, điều chỉnh cơ cấu tín dụng, tập trung vốn phát triển sản xuất kinh doanh, giảm tốc độ và tỷ trọng dư nợ cho vay lĩnh vực phi sản xuất trong tổng dư nợ xuống mức 22% đến thời điểm 30/06/2011 và 16% đến thời điểm 31/12/2011

Về lãi suất: Tăng lãi suất chiết khấu từ 7%/năm lên 12-13%/năm, lãi suất tái cấp vốn và lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng tăng từ 10- 16%/năm

Triển khai đồng bộ các giải pháp đối với thị trường mở, thị trường ngoại tệ, thị trường vàng nhằm mục tiêu giảm sự di chuyển vốn lòng vòng giữa tài sản từ đó hạn chế việc tạo áp lực lên lãi suất nội tệ, triệt tiêu các tác động của chính sách tiền tệ.

Nhờ những điều chỉnh chính sách kịp thời của Chính phủ theo hướng tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô, nền kinh tế đã có những chuyển biến theo hướng ổn định hơn

nhưng nhìn chung vẫn còn rất nhiều khó khăn. Vốn đầu tư xã hội/GDP năm 2011 đạt 33,3% thấp hơn kế hoạch đã đặt ra 40% là nguyên nhân góp phần làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế trong năm. Cùng với đó, lãi suất chưa giảm nhiều; nhu cầu ngoại tệ và sức ép tỷ giá cuối năm còn lớn; nhiều doanh nghiệp (DN) còn rất khó khăn... Hệ quả là mức tăng trưởng kinh tế của cả năm 2011 chỉ đạt 5,89%, thấp hơn so với chỉ tiêu điều hành là 6%. Năm 2011, mức tăng cung tiền M2 và tín dụng của cả năm đạt dưới mức 10% và trên 12%, thấp hơn nhiều so với mức tăng trung bình của các năm trước. Đây là mức thắt chặt thấp hơn so với mức tăng định hướng đã nêu trong Nghị quyết 11/ NQ-CP/2011 nhằm mục tiêu giảm tổng cầu. Trong khi tỷ lệ tăng trưởng đạt 5,89%, tỷ lệ lạm phát vẫn tiếp tục tăng gần 19% vào cuối năm. Đến quý 3 năm 2011, lạm phát có xu hướng giảm nhưng tính chung cả năm vẫn cao khi chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 18,13%, cao hơn mục tiêu cuối năm đề ra là 18%.

Tóm lại, năm 2011 Việt Nam vẫn chưa có vấn đề gì lo ngại về giảm phát và bẫy thanh khoản.

Năm 2012: Lạm phát được kiềm chế và xuất hiện dấu hiệu bẫy thanh khoản:

Bước sang năm 2012, kinh tế Việt Nam tiếp tục bị ảnh hưởng bởi sự bất ổn của kinh tế thế giới do ảnh hưởng cuộc khủng hoảng tài chính và nợ công ở châu Âu chưa được giải quyết. Suy thoái tại khu vực đồng Euro cùng với khủng hoảng tín dụng và tình trạng thất nghiệp gia tăng, khiến cho hoạt động sản xuất và thương mại toàn cầu bị tác động mạnh, giá cả hàng hóa diễn biến phức tạp. Những bất lợi từ sự sụt giảm của kinh tế thế giới đã ảnh hưởng xấu đến hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống dân cư trong nước. Thị trường tiêu thụ hàng hóa bị thu hẹp, hàng tồn kho ở mức cao, sức mua trong dân giảm. Tỷ lệ nợ nợ xấu ngân hàng ở mức đáng lo ngại. Nhiều doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa phải thu hẹp sản xuất, dừng hoạt động hoặc giải thể.

Trước bối cảnh đó, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 03/01/2012 với mục tiêu là: “Ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì tăng trưởng ở mức hợp lý gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế, nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh; bảo đảm phúc lợi xã hội, an sinh xã hội

và cải thiện đời sống nhân dân; giữ vững ổn định chính trị, củng cố quốc phòng, bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế”. Mục tiêu đề ra trong năm 2012 đã đi đúng hướng theo mục tiêu kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế - xã hội 2011- 2015: sẵn sàng chấp nhận hy sinh tăng trưởng “duy trì tăng trưởng ở mức hợp lý” để đổi lấy là “ổn định kinh tế vĩ mô”, từng bước đổi mới mô hình tăng trưởng, tái cơ cấu và nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế.

Ngoài ra, để ổn định kinh tế vĩ mô, tháo gỡ khó khăn cho các DN, thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 13/NQ-CP ngày 10/05/2012 về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường. Với việc ban hành, triển khai thực hiện Nghị quyết 13/NQ-CP của Chính phủ kịp thời đã giúp kiểm soát được CPI của năm 2012 tăng 6,81%, thấp hơn nhiều so với mức tăng 18,13% năm 2011 và 11,75% năm 2010.

Biểu đồ 3.4: Tốc độ tăng CPI cả nước qua các tháng năm 2012

(Nguồn: Tổng hợp từ Tổng cục Thống kê)

Xét chỉ số CPI cả nước trong năm 2012 đã giảm liên tục 2 tháng liên tiếp là tháng 6 và tháng 7. Nguyên nhân do trong thời gian qua Việt Nam đã theo đuổi mục tiêu kiềm chế lạm phát và việc tác động giảm tổng cầu là giải pháp được chọn. Việc theo đuổi chính sách thắt chặt tiền tệ sau khủng hoảng 2008-2009 để ổn định kinh tế vĩ mô trong 2 năm 2010 và 2011 đã làm cho tổng cầu giảm mạnh.

Trước mức sụt giảm của CPI, Chính phủ đề ra các biện pháp giảm lãi suất huy động và cho vay, kích thích đầu tư và tiêu dùng, đẩy mạnh luồng tiền vào nền kinh tế, như: đẩy mạnh xây dựng cơ bản, giải ngân ODA và có điều kiện làm giảm bớt sự đình trệ của thị trường bất động sản và các thị trường khác.

Ngày 13/3 năm 2012, mức điều chỉnh từ 14% về 13%/năm theo yêu cầu giảm lãi suất huy động của Thủ tướng chính phủ.

Ngày 11/4, lãi suất huy động cũng giảm thêm 1%, lãi suất đạt mức 12% một năm. Ngày 28/05/2012, NHNN vừa quyết định giảm trần lãi suất huy động và lãi suất cho vay còn 11%/năm và 14%/năm.

Ngày 11/6/2012, giảm trần lãi suất huy động VND từ mức 11%/năm xuống còn 9%/năm.

Ngày 08/06/2012, Thông tư 19/2012/TT-NHNN được ban hành, cho phép các NHTM tự quyết định lãi suất huy động kỳ hạn dài (từ 12 tháng trở lên).

Ngày 24/12/2012, NHNN đã đưa trần lãi suất huy động giảm xuống còn 8%/năm.

Biểu đồ 3.5: Lãi suất trung bình 12 tháng năm 2012

(Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam)

Nhìn chung năm 2012, Việt Nam vẫn chưa có hiện tượng giảm phát. Tuy nhiên, với hiện tượng mức giá giảm trong năm 2012, câu hỏi đặt ra là Liệu Việt Nam đã rơi vào tình trạng bẫy thanh khoản không?

Như đã trình bày tại chương 2, đối với các nền kinh tế lớn là Mỹ, Nhật đã trải qua thời kỳ giảm phát, khi tổng cầu suy giảm và hệ thống tín dụng suy sụp do suy thoái, FED đã bơm gói kích cầu hàng ngàn tỉ USD vào hệ thống ngân hàng thương mại với mức lãi suất xấp xỉ 0% nhưng tăng trưởng tín dụng hầu như không được cải thiện. Lạm phát luôn xấp xỉ 2% mặc dù chính sách tiền tệ được thực hiện. Đây chính là dấu hiệu của hiện tượng bẫy thanh khoản.

Tại Việt Nam, năm 2012 nền kinh tế rơi vào tình trạng suy giảm sức mua của người tiêu dùng kém dẫn đến tốc độ tăng trưởng tín dụng giảm trong toàn bộ hệ thống TCTD. Mức tăng trưởng tín dụng chỉ đạt 8,91%, mức thấp nhất trong lịch sử.

Bảng 3.4: Tình hình tăng trưởng tín dụng và lạm phát tại Việt Nam giai đoạn 2006 – 2012

Năm Tăng trưởng tín dụng (mục tiêu) Tăng trưởng tín dụng (kết quả) Tỷ lệ lạm phát 2006 18-20% 25,44% 6,60% 2007 17-21% 53,89% 12,60% 2008 30.00% 25,43% 19,90% 2009 21-23% 37,53% 6,52% 2010 25,00% 31,19% 11,75% 2011 20,00% 12,00% 18,13% 2012 8-10% 9.81% 6.81%

(Nguồn: Tổng cục Thống kê)

Tín dụng năm 2012 đã tăng trưởng 8,91%. Nếu tính cả hai kênh tín dụng và đầu tư vào trái phiếu Chính phủ, lượng vốn mà hệ thống các TCTD cung ứng cho nền kinh tế đã tăng 13,91% trong cả năm, góp phần đáp ứng nhu cầu vốn sản xuất của nền kinh tế. Sau khi tăng trưởng âm trong năm tháng đầu năm 2012, tín dụng đã tăng trưởng trở lại từ tháng sáu và tiếp đà tăng trưởng trong các tháng tiếp theo.

Dưới tình hình suy giảm tín dụng, vào cuối 2011, NHNN đã bơm lượng tiền vào hệ thống. Năm 2012, NHNN đã thống nhất đưa ra thị trường 180.000 tỉ đồng để mua vào 9 tỉ USD, 60.000 tỉ đồng để phục vụ các chương trình nông nghiệp – nông thôn trong tháng 2 và khoảng 30.000 tỉ đồng để cứu các ngân hàng mất khả năng thanh khoản vào cuối năm 2011. Tuy nhiên, do còn tồn tại nhiều vướng mắc và các điều kiện giới hạn đối tượng được tiếp cận nguồn vốn nên khối lượng tiền này vẫn chỉ quanh quẩn trong hệ thống ngân hàng mà chưa được ra nền kinh tế.

Nhìn diễn biến bề ngoài thì có vẻ Việt Nam cũng rơi vào tình trạng bẫy thanh khoản như của các nước phương Tây. Tuy nhiên, tình trạng ứ đọng tín dụng của Việt Nam và các nước phương Tây khác nhau hoàn toàn. Các nước phương Tây rơi vào tình trạng bẫy thanh khoản là do tiêu dùng của khu vực tư nhân bị giảm mạnh, khiến cho năng lực sản xuất bị dư thừa. Bất chấp các gói kích cầu QE khổng lồ của chính quyền, người dân vẫn dè dặt trong việc chi tiêu. Còn tại Việt Nam chủ yếu lại nằm ở khu vực sản xuất, với đặc trưng là khu vực doanh nghiệp nhà nước và đầu tư công kém hiệu quả, không tạo ra được hàng hoá có mức giá cạnh tranh. Việc lãi suất danh nghĩa tăng cao dẫn đến lãi suất thực âm làm cho các tài sản tài chính, tài sản thực trở nên kém hấp dẫn nên các nhà đầu tư chuyển sang kênh đầu tư vàng, ngoại tệ. Chi tiêu của người dân trong thời gian vừa qua giảm chủ yếu là do lãi suất cao, khiến người dân có xu hướng gửi tiết kiệm nhiều hơn. Tuy nhiên một khi lãi suất huy động giảm thì người dân có xu hướng tiêu dùng trở lại. Đặc biệt, các NHTM Việt Nam do khó khăn trong việc đẩy mạnh cho vay vào lĩnh vực sản xuất đang tìm giải pháp ở phía người tiêu dùng, thiết kế nhiều sản phẩm cho vay ưu đãi để thu hút khách hàng.

Như vậy, Việt Nam trong giai đoạn vừa qua không có định hướng tăng cung tiền để tăng GDP và việc làm mà mục tiêu chính là để đảm bảo thanh khoản cho các NHTM. Do đó, yếu tố dính bẫy thanh khoản không xảy ra.

Với những đặc điểm trên, các biểu hiện của nền kinh tế Việt Nam rõ ràng không rơi vào tình trạng bẫy thanh khoản.

Năm 2013: Tốc độ tăng trưởng CPI có dấu hiệu chậm lại:

Năm 2013, Nghị quyết số 31/2012/QH13 về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2013, với mục tiêu tổng quát là: “Tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô; lạm phát thấp hơn, tăng trưởng cao hơn năm 2012 được đẩy mạnh thực hiện ba chiến lược gắn với tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng. Bảo đảm an sinh xã hội và phúc lợi xã hội. Nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế. Tăng cường quốc phòng, an ninh và bảo đảm ổn định chính trị - xã hội. Tạo nền tảng phát triển vững chắc hơn cho những năm tiếp theo”. Ngoài ra, ngày 07/01/2013, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 02/NQ-CP về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu. Các giải pháp khuyến khích về thuế áp dụng cho DN vừa và nhỏ.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, GDP cả nước năm 2013 ước tính tăng 5,42% so với năm 2012, trong đó quý I tăng 4,76%; quý II tăng 5,00%; quý III tăng 5,54%; quý IV tăng 6,04%. Mức tăng trưởng năm nay tuy thấp hơn mục tiêu tăng 5,5% đề ra nhưng cao hơn mức tăng 5,25% của năm 2012 và có tín hiệu phục hồi. Tuy nhiên, trong năm 2013 lạm phát chỉ ở mức 6,03%, vào cuối quý 1 tốc độ tăng chỉ số giá CPI có lúc âm, tăng trưởng chậm.

Biểu đồ 3.6: Tốc độ tăng CPI cả nước qua các tháng năm 2013

Trong bối cảnh kinh tế thế giới bất ổn, sản xuất trong nước gặp nhiều khó khăn, việc tăng trưởng GDP như trên với mức lạm phát thấp chứng tỏ kết quả việc thực hiện chính sách phù hợp với mục tiêu Chính phủ đề ra là kiềm chế lạm phát và giữ ổn định tăng trưởng kinh tế.

Mức giá chung giảm sâu vào năm 2012 và chỉ tăng nhẹ vào năm 2013 làm giảm sức ép lên mức sống thực tế của người tiêu dùng cũng như góp phần vào việc ổn định tỷ giá, củng cố lòng tin đối với đồng tiền quốc gia. Ngoài ra, lạm phát thấp đã góp phần giảm lãi suất huy động, tạo điều kiện giảm lãi suất cho vay kích thích tăng trưởng tín dụng. Một tác động tích cực là hiệu quả đầu tư, năng suất lao động năm 2013 có dấu hiệu được cải thiện một bước so với năm trước.

Bên cạnh những mặt tích cực đó thì tình hình lạm phát năm 2013 với một số tháng tốc độ tăng CPI âm cũng có những hạn chế đáng lưu ý, cụ thể CPI từ tháng 3 đến tháng 7 chỉ tăng 0,09%, là mức thấp hiếm thấy trong nhiều năm qua, vừa tác động đến sản xuất, vừa theo hướng kiềm chế lạm phát, chứ chưa thật sự đúng với mục tiêu đề ra là kiểm soát lạm phát. Hai tháng sau đó CPI tăng cao, chủ yếu do giá một số loại hàng hoá, dịch vụ được điều chỉnh làm tăng chi phí đẩy và giảm tổng cầu đối với hầu hết các loại hàng hoá, dịch vụ khác.

Như vậy, thành công của việc kiềm chế lạm phát chưa thật vững chắc, vì vẫn có thể tăng cao trở lại vào năm sau, nhất là những tháng đầu năm. Do đó, cần thực hiện lộ trình giá thị trường đối với một số loại hàng hoá, dịch vụ, tạo cơ chế cho cạnh tranh, tăng

Một phần của tài liệu GIẢM PHÁT VÀ BẨY THANH KHOẢN (Trang 43)