Nguồn đầu vào tại các hộ điều tra

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các hình thức liên kết trong chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện Văn Giang, Hưng Yên (Trang 47 - 53)

III. Một số chỉ tiêu phân tích

Đầu vào cho chăn

4.2.4 Nguồn đầu vào tại các hộ điều tra

Giống và chất lượng giống là yếu tố đặc biệt quan trọng chăn ni lợn, nó quyết định lớn đến hiệu quả chăn nuôi lợn. Đối với các hộ chăn nuôi lợn nái bán lợn giống, lợn nái bán lợn thịt và ni hỗn hợp thì nguồn giống là do tự túc, chỉ khi nào muốn tăng năng suất nhiều thì có thể mua thêm giống mới bên ngồi. Ngược lại, đối với hộ chăn ni thuần t lợn thịt thì nguồn giống lại hồn tồn từ bên ngồi. Tồn bộ chăn ni thuần t lợn thịt theo dạng hợp đồng chính thống có nguồn giống từ chủ hợp đồng. Các hộ chăn nuôi theo hợp đồng phi chính thống và chăn ni tự do thường mua con giống tại các cơ sở giống, những hộ bán lợn giống hoặc thương lái. Khi mua con giống thì vấn đề chất lượng luôn luôn được quan tâm hàng đầu và vì thế đa số các hộ ni thuần t lợn thịt mua con giống tại các cơ sở giống. Các con giống từ các cơ sở giống này có nguồn gốc từ các viện nghiên cứu, các trường đại học nên chất lượng luôn tốt và đảm bảo. Tuy nhiên, nguồn mua lợn giống này thường không ổn định do việc thay đổi quy mơ chăn ni và giá của con giống có sự biến động, đặc biệt khi chất lượng con giống không đáp ứng được nhu cầu của người chăn nuôi.

Bảng 4.5 Tỷ lệ hộ chăn nuôi mua lợn giống từ các nguồn cung cấp thường xuyên theo dạng hợp đồng và phương thức chăn nuôi

ĐVT: %

Phương thức chăn ni Hợp đồng chính

thống

Hợp đồng phi chính thống

Chăn ni độc lập

Ni thuần túy lợn thịt 100 50,0 27,2

Nuôi hỗn hợp 0 64,3 53,3

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra

Bảng 4.5 ta thấy, các hộ chăn ni hợp đồng phi chính thống có tỷ lệ mua nguồn giống từ nguồn cung cấp thường xuyên cao hơn so với hộ chăn nuôi độc lập.

4.2.4.2 Nguồn thức ăn

Thức ăn là yếu tố quyết định đến khối lượng và chất lượng trong chăn nuôi. Hiện nay, chăn nuôi lợn ở huyện Văn Giang nói chung và chăn ni lợn cả nước nói chung hầu hết sử dụng cám cơng nghiệp, chỉ một số hộ chăn nuôi tận dụng từ 1 – 2 con là sử dụng các sản phẩm thức ăn thừa của người và các loại cám ngô, cám gạo. Tuy nhiên, tùy theo phương thức và hình thức chăn ni mà các loại cám cơng nghiệp cũng có sự khác nhau.

Phần đơng hộ chăn ni theo hình thức hợp đồng phi chính thống sử dụng cám đậm đặc cho chăn nuôi, đặc biệt trong chăn ni hợp đồng chính thống thì loại cám này được sử dụng 100% (Bảng 4.6). Đây là loại cám công nghiệp cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho lợn, giúp lợn tăng trọng nhanh. Cám viên cũng là loại cám được sử dụng tương đối nhiều trong các hộ chăn nuôi, đặc biệt là các hộ chăn nuôi độc lập.

Bảng 4.6 Sử dụng cám công nghiệp cho chăn nuôi lợn tại các hộ điều tra

ĐVT: %

chính thống chính thống lập

SL % SL % SL %

Nuôi lợn nái bán lợn con 6 4

a. Cám đậm đặc 3 50,0 2 50,0 b. Cám hỗn hợp 1 16,7 1 25,0 c. Cám viên 2 33,3 1 25,0 Nuôi lợn nái bán lợn thịt 5 4 a. Cám đậm đặc 3 60,0 1 25,0 b. Cám hỗn hợp 1 20,0 1 25,0 c. Cám viên 1 20,0 2 50,0

Nuôi thuần tuý lợn thịt 6 100 4 22

a. Cám đậm đặc 6 100 2 50,0 8 36,4 b. Cám hỗn hợp 0 0 1 25,0 5 22,7 c. Cám viên 0 0 1 25,0 9 40,9 Nuôi hỗn hợp 14 15 a. Cám đậm đặc 8 57,1 8 53,3 b. Cám hỗn hợp 2 14,3 3 20,0 c. Cám viên 4 28,6 4 26,7

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều cơng ty thức ăn chăn ni, mỗi cơng ty lại có rất nhiều đại lý phân phối để cung cấp sản phẩm đến người chăn ni. Do có nhiều cơng ty tham gia vào cung cấp thức ăn chăn nuôi nên người chăn ni có rất nhiều lựa chọn và họ thường chọn sản phẩm thức ăn nào vừa đáp ứng được nhu cầu chăn ni và vừa có giá thành hợp lý nhất. Vì thế, khi giá thức ăn có sự biến động thì người chăn ni có thể mua thức ăn ở đại lý cửa hàng nào có giá thành thấp nhất nên việc mua cám thường xuyên tại một địa điểm là không nhiều.

Bảng 4.7 Số lượng và tỷ lệ hộ chăn nuôi mua cám công nghiệp từ các nguồn cung cấp thường xuyên theo dạng hợp đồng và phương thức chăn nuôi

Phương thức chăn nuôi

Hợp đồng chính thống Hợp đồng phi chính thống Chăn ni độc lập SL % SL % SL %

Nuôi lợn nái bán lợn con 6 4 a. Đại lý cám cấp 1 3 50,0 1 25,0 b. Cửa hàng bán lẻ 2 33,3 1 25,0 Nuôi lợn nái bán lợn thịt 5 4 a. Đại lý cám cấp 1 3 60,0 2 50,0 b. Cửa hàng bán lẻ 1 20,0 1 25,0

Nuôi thuần tuý lợn thịt 6 4 22

a. Đại lý cám cấp 1 0 0 2 50,0 12 54,5

b. Cửa hàng bán lẻ 0 0 0 0 5 22,7

c. Từ công ty gia công 6 100 0 0 0 0

Nuôi hỗn hợp 14 15

a. Đại lý cám cấp 1 9 64,3 7 46,7

b. Cửa hàng bán lẻ 2 14,3 3 20,0

Tổng số 6 100 22 75,9 32 71,1

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra

Các hộ chăn ni hợp đồng chính thống lấy cám cơng nghiệp từ chủ hợp đồng là công ty cám. Các hộ chăn ni hợp đồng phi chính thống chủ yếu lấy cám lâu dài từ các đại lý cám mà họ liên kết theo hình thức hợp đồng phi chính thống. Tuy nhiên, khi giá thức ăn có sự biến động nếu giá cám của các đại lý hoặc cửa hàng này cao hơn những nơi khác thì các hộ chăn ni sẽ tự phá bỏ hợp đồng và mua cám tại các cửa hàng khác có giá thấp hơn. Đối với hộ chăn ni độc lập cũng có một số hộ lấy cám thường xuyên từ các đại lý cám cấp 1 hoặc cửa hàng bán lẻ cám.

4.2.4.3 Nguồn thuốc thú y

Khi lợn bị bệnh, hầu hết người chăn nuôi tự mua thuốc về chữa, chỉ khi bệnh hiếm gặp hay khó chữa thì mới mời nhân viên thú y. Chính vì thế, người chăn nuôi thường mua thuốc thú y ở những cửa hàng bán thuốc thú y quen thuộc

để được tư vấn cụ thể hơn. Đặc biệt, tồn bộ các hộ chăn ni theo hợp đồng chính thống mua thuốc thú y từ nhà cung cấp thường xun đó là cơng ty thuê gia cơng, các cơng ty này có thể tự sản xuất hoặc mua thuốc thú y từ các nguồn khác.

Bảng 4.8 cho thấy số hộ ni lợn thịt thuần túy có tỷ lệ mua thuốc thú y từ nguồn cung cấp thường xuyên là cao nhất (84,6%). Điều này được giải thích là do việc ni thuần túy lợn thịt có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn do con giống có thể chưa được tiêm phịng đầy đủ trước khi mua về. Hộ ni hỗn hợp (72,4%) và hộ nuôi lợn nái bán lợn con (60%) cũng là những hộ có tỷ lệ mua thuốc thú y từ nguồn cung cấp thường xuyên tương đối cao. Lý do là lợn nái và lợn con cần tiêm phòng nhiều hơn so với lợn thịt, vì thế mà người chăn ni theo hai phương thức này thường mua ở nguồn cung cấp thường xuyên chiếm tỷ lệ cao hơn.

Bảng 4.8 Số lượng và tỷ lệ hộ chăn nuôi mua thuốc thú y từ các nguồn cung cấp thường xuyên theo dạng hợp đồng và phương thức chăn nuôi

Phương thức chăn nuôi

Hợp đồng phi chính thống (n=29) Chăn ni độc lập (n=45) Tổng hai nhóm (n=74) SL % SL % SL %

Ni lợn nái bán lợn con 4 66,7 2 50,0 6 60,0 Nuôi lợn nái bán lợn thịt 3 60,0 2 50,0 5 55,6 Nuôi thuần túy lợn thịt 3 75,0 19 86,4 22 84,6

Nuôi hỗn hợp 10 71,0 11 73,3 21 72,4

Tổng cộng 20 69,0 34 75,6 54 73,0

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các hình thức liên kết trong chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện Văn Giang, Hưng Yên (Trang 47 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w