Chính sách phát triển thị trường nội địa sản phẩm gỗ và lâm sản

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển thị trường nội địa các sản phẩm gỗ và lâm sản Việt Nam (Trang 25 - 27)

và lâm sản

Chính sách của nhà nước đã có những tác động đến thị trường nội địa các sản phẩm gỗ và lâm sản. Định hướng phát triển thị trường nội địa các sản phẩm gỗ và lâm sản cũng đã được thể hiện qua một số nội dung cơ chế ưu đãi về lưu thông, vận chuyển sản phẩm gỗ và lâm sản; về xúc tiến thương mại và phát triển thương hiệu; về thuế và phí trong sản xuất, kinh doanh lâm nghiệp; và một số hỗ trợ ưu đãi khác (đất đai, hỗ trợ đầu tư, tín dụng ...). Tuy nhiên, những chính sách liên quan đến phát triển thị trường gỗ nội địa nói chung vẫn rời rạc, thiếu đồng bộ, nhiều chính sách có sự chồng chéo, thậm chí là mâu thuẫn nhau. Bên cạnh đó, có nhiều nội dung chính sách chưa có quy định đầy đủ về cơ chế hỗ trợ, khuyến khích các đối tượng sản xuất kinh doanh khi tham gia thị trường nội địa các sản phẩm gỗ và lâm sản; thiếu cơ chế đặc thù để hỗ trợ tích tụ đất đai, vốn và tín dụng và ưu đãi đầu tư. Đặc biệt là chưa có chính sách riêng biệt, có giá trị thực thi cao để tạo ra bước đột phá phát triển ngành chế biến gỗ nói chung và thị trường nội địa các sản phẩm gỗ và lâm sản nói riêng.

Nhóm chính sách về lưu thông vận chuyển gỗ và sản phẩm gỗ đã xác định được các thủ tục và hồ sơ cần thiết trong quá trình lưu thông, lưu kho bến bãi; chỉ rõ được quy định về việc xác minh gỗ đang lưu thông là hợp pháp, quy định cụ thể thời gian xác minh và trả kết quả. Chính sách đã tạo hành lang pháp lý cho việc quản lý lâm sản trên thị trường. Tuy nhiên, các chính sách chưa có sự thống nhất cao trong nội dung quy định, còn sự chồng chéo nhau, khó khăn cho việc thực thi chính sách. Ngoài ra,

chính sách chưa có hướng dẫn cụ thể việc đổi mới trong quản lý lưu thông lâm sản.

Trong phát triển thị trường lâm sản gỗ rừng trồng, thiếu chính sách hỗ trợ phát triển thương hiệu, chương trình xúc tiến thương mại cho các mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ, đặc biệt thiếu hoạt động nghiên cứu phân tích và dự báo thị trường nội địa và quốc tế của các sản phẩm gỗ rừng trồng.

Nhóm chính sách về thuế, phí trong sản xuất, kinh doanh gỗ và sản phẩm gỗ đã được ban hành, triển khai và đạt được nhiều thành quả trong việc khuyến khích phát triển lâm nghiệp. Tuy nhiên, các quy định về thuế suất, nhập khẩu lâm sản đã thay đổi liên tục và có sự chồng chéo nhau làm cho các doanh nghiệp và cơ quan thừa hành gặp nhiều khó khăn trong thực hiện, bị động trong kế hoạch sản xuất kinh doanh.

Một số chính sách hỗ trợ khác như chính sách đất đai trong trồng rừng nguyên liệu, chính sách thuế và phí sử dụng đất trồng rừng, chính sách đầu tư, tín dụng đã được quy định trong các luật và một số văn bản. Những chính sách này đã góp phần thúc đẩy các chủ rừng trồng rừng nói chung và trồng rừng sản xuất nguyên liệu nói riêng. Tuy nhiên, các chính sách này thường ưu tiên đối với các chủ đầu tư doanh nghiệp và công ty lâm nghiệp có nguồn gốc nhà nước và các hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số mà chưa có những hỗ trợ thực sự đầy đủ cho các đối tượng trồng rừng sản xuất khác.

Với những khoảng trống chính sách nêu trên, đặt ra yêu cầu cấp thiết và căn cứ khoa học rõ ràng để xây dựng và ban hành một văn bản chính sách đặc thù để hỗ trợ phát triển thị trường nội địa các sản phẩm gỗ và lâm sản, nhằm thúc đẩy thực hiện nhiệm vụ tái cơ cấu ngành lâm nghiệp trong bối cảnh hội nhập kinh tế

quốc tế hiện nay.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển thị trường nội địa các sản phẩm gỗ và lâm sản Việt Nam (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)