Hoàn thiện và bổ sung chính sách đầu tư, phát triển kết cấu hạ tầng thương mạ

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển thị trường nội địa các sản phẩm gỗ và lâm sản Việt Nam (Trang 42 - 44)

VI. Một số giải pháp phát triển thị trường nội địa các sản phẩm gỗ và lâm sản

a. Hoàn thiện và bổ sung chính sách đầu tư, phát triển kết cấu hạ tầng thương mạ

cấu hạ tầng thương mại

Kết cấu hạ tầng thương mại nói chung, hạ tầng thương mại sản phẩm gỗ và lâm sản nói riêng còn rất thiếu và yếu. Trên thị trường, nhất là thị trường nông thôn hiện nay vẫn tồn tại phổ biến các loại hình bán lẻ truyền thống (chợ, cửa hàng tư nhân), loại hình cửa hàng tự chọn chỉ chiếm khoảng 3,0% và siêu thị mới chỉ chiếm dưới 2,0% số lượng cơ sở bán lẻ. Hơn nữa, quy mô của các cửa hàng bán lẻ phổ biến là hộ gia đình, sử dụng ít lao động và thiếu tính chuyên nghiệp. Chợ ở địa bàn nông thôn phân bố không đều, nhất là tại địa bàn miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc ít người còn rất thưa thớt. Phần lớn chợ có quy mô nhỏ, cơ sở vật chất - kỹ thuật lạc hậu, nghèo nàn, hoạt động không hiệu quả. Hơn thế nữa, ngoài một số địa phương phát triển, đã xuất hiện những khu chợ đồ gỗ thì đa phần sản phẩm gỗ và lâm sản thường được mua bán tại cơ sở, nhà sản xuất, thông qua sự quen biết hoặc truyền tai nhau. Việc sửa đổi, bổ sung chính sách khuyến khích, ưu đãi và hỗ trợ phát triển hạ tầng thương mại ở địa bàn nông thôn nói chung, hạ tầng thương mại cho sản phẩm gỗ và lâm sản nói riêng là rất cần thiết, theo đó:

- Nhà nước cần có các hướng dẫn cụ thể để các dự án đầu tư hạ tầng thương mại chủ yếu (kho, trung tâm logistic), chợ nông thôn,

trung tâm hội chợ… trong danh mục được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định tại Nghị định 118/2015/NĐ-CP ngày 12/11/2015 của Chính phủ Quy định chi tiết hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư.

- Cho các doanh nghiệp đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng thương mại ở nông thôn được hưởng các chính sách khuyến khích đầu tư như các dự án về nông nghiệp theo Nghị định 210/2010/NĐ-CP về chính sách khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.

- Áp dụng chính sách giảm thuế thu nhập cho các doanh nghiệp mở rộng cơ sở kinh doanh trực thuộc ở địa bàn nông thôn hoặc sử dụng các hợp tác xã (HTX), hộ kinh doanh (ở mức độ nhất định) trên địa bàn nông thôn làm đại lý mua hàng hóa gỗ và lâm sản, nhất là các sản phẩm gỗ và lâm sản đã qua chế biến. Mức giảm thuế nhiều hay ít tuỳ thuộc vào số cơ sở kinh doanh tăng thêm, số hợp tác xã và hộ kinh doanh tham gia vào hệ thống phân phối của doanh nghiệp với tư cách đại lý.

- Hộ kinh doanh có đăng ký kinh doanh, là đại lý mua, bán sản phẩm gỗ và lâm sản của các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, HTX, Liên hiệp HTX... được xem xét giảm thuế thu nhập cá nhân hằng năm. Mức giảm cụ thể căn cứ vào số lượng hàng nông sản được tiêu thụ và số vật tư cung ứng cho nông dân (có chứng nhận của Uỷ ban nhân dân xã).

- Nghiên cứu và ban hành mức thu thuế VAT đối với cá doanh nghiệp và sản phẩm tham gia thị trường nội địa tương ứng với mức thuế VAT áp dụng cho hàng xuất khẩu. Một nghịch lý khiến cho thị trường nội địa các sản phẩm gỗ chế biến khó có thể phát triển được mạnh mẽ là trong khi các đơn hàng trên thị trường này hầu hết lại nhỏ hơn các đơn hàng xuất khẩu; các doanh nghiệp thường phải thay đổi thiết kế, quy trình chế biến cho phù hợp,...

nên chi phí sản xuất thường cao lại còn phải chịu thuế VAT từ 5% trở lên. Ngược lại các doanh nghiệp và sản phẩm gỗ xuất khẩu mặc dù có khối lượng hàng hóa xuất khẩu lớn, dễ sản xuất hàng loạt khiến cho chi phí sản xuất thấp lại không phải chịu thuế VAT. Chính vì vậy, việc đưa ra các mức thuế VAT phù hợp giữa sản phẩm gỗ chế biến tham gia vào thị trường trong và ngoài nước sẽ có tác dụng quan trọng trong phát triển thị trường nội địa đối với nhóm sản phẩm này.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển thị trường nội địa các sản phẩm gỗ và lâm sản Việt Nam (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)