Thực thi các chương trình khai thác thị trường nội địa

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển thị trường nội địa các sản phẩm gỗ và lâm sản Việt Nam (Trang 45 - 49)

VI. Một số giải pháp phát triển thị trường nội địa các sản phẩm gỗ và lâm sản

c. Thực thi các chương trình khai thác thị trường nội địa

- Cần sớm ban hành, cũng như việc thực thi hệ thống luật liên quan tới bán lẻ. Bổ sung các tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện có để hướng dẫn kinh doanh bán lẻ phát triển lành mạnh và làm cơ sở để các cơ quan chức năng thực hiện việc kiểm soát thị trường.

- Có định chế tài chính, tín dụng, chính sách đầu tư, đất đai và thuế thích hợp để hỗ trợ thực hiện quy hoạch xây dựng hạ tầng thương mại.

- Chỉnh sửa, bổ sung, hoàn thiện chính sách mua sắm công theo hướng mở rộng khả năng sử dụng các sản phẩm đồ gỗ sản xuất trong nước và từ rừng trồng khai thác trong nước.

- Tổ chức tốt cuộc vận động “Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam” đi vào chiều sâu, thực chất, đến với số đông người tiêu dùng, chú trong hơn nữa đối với sản phẩm gỗ và lâm sản trong cuộc vận động này. Hiệp hội Bán lẻ và Siêu thị phải làm đầu mối vận động các đơn vị hội viên nâng cao tỷ trọng hàng Việt Nam tại

các trung tâm bán lẻ và siêu thị, kết hợp với các biện pháp quảng cáo, khuyến mại phù hợp.

6.3.3. Hỗ trợ doanh nghiệp phân phối Việt Nam nâng cao sức cạnh tranh và phát triển thị trường sức cạnh tranh và phát triển thị trường

- Tăng cường đối thoại công tư về chính sách phát triển hệ thống phân phối và các biện pháp phát triển thị trường phân phối.

- Tăng cường liên kết hợp tác giữa các nhà phân phối trong nước kể cả mua bán, sáp nhập để tạo sức mạnh tài chính đổi mới công nghệ; liên kết giữa nhà sản xuất, nhà phân phối để ổn định nguồn hàng và thị trường tiêu thụ. Khuyến khích hình thành 1.000 - 1.500 doanh nghiệp chuyên nghiệp có trình độ cao trong phân phối (bán buôn, bán lẻ) sản phẩm gỗ và lâm sản trên thị trường nội địa.

- Hoàn thiện quy chế quản lý về quảng cáo, ngăn chặn tình trạng các công ty mẹ ở nước ngoài chi trả quảng cáo cho các công ty trong nước vượt quá định mức, tạo ra sự bất bình đẳng giữa doanh nghiệp trong nước và nhà đầu tư nước ngoài, đồng thời nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm sản xuất trong nước.

6.3.4. Giải pháp về khoa học công nghệ

- Đẩy mạnh khai thác các hình thức thương mại điện tử trên thị trường nội địa. Khuyến khích và có hình thức hỗ trợ để các doanh nghiệp chế biến, kinh doanh sản phẩm gỗ và lâm sản thực hiện ngày càng chủ động và mạnh mẽ các hính thức giao dịch điện tử và phân phối sản phẩm. Xây dựng các chế độ và công cụ bảo mật hiệu quả cho các giao dịch này.

- Khẩn trương xây dựng hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật phù hợp cho từng loại sản phẩm, nhất là các hàng rào kỹ thuật

trong thương mại (TBT) để bảo hộ sản phảm trong nước, sản phẩm của các làng nghề.

- Triển khai các hoạt động thực thi các bộ luật liên quan như luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa, luật Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật… Đặc biệt, chú trọng khâu hướng dẫn thực thi các luật này đối với các doanh nghiệp chế biến, kinh doanh sản phẩm quy mô nhỏ và vừa, nhất là việc xây dựng và thực hiện các tiêu chuẩn cơ sở về sản phẩm lưu thông trên thị trường nội địa.

- Hỗ trợ và phát triển hệ thống xây dựng thương hiệu sản phẩm, chỉ dẫn địa lý hoặc tên gọi xuất xứ… Trước mắt, tập trung thực hiện đối với các sản phẩm là đặc sản hoặc mang đặc điểm riêng biệt của vùng, miền và của Việt Nam. Đồng thời, tổ chức nhiều hoạt động về thiết kế sản phẩm để ngày càng phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng hơn.

- Tăng cường kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa lưu thông trên thị trường bảo đảm sự cạnh tranh công bằng giữa các loại sản phẩm hàng hóa tuân thủ pháp luật, có chất lượng phù hợp với các loại sản phẩm làm giả, làm nhái, hàng ngoại nhập…

- Chú trọng phát triển các chương trình nghiên cứu sử dụng các vật liệu thay thế nguồn nguyên liệu gỗ đang khan hiếm như nghiên cứu sử dụng tre ép khối; các phương pháp nâng cao chất lượng của gỗ nhóm 4, 5, 6; vật liệu hỗn hợp gỗ nhựa…

- Đẩy mạnh chương trình trồng rừng gỗ lớn tạo nguồn nguyên liệu bền vững cho chế biến gỗ và lâm sản, nhất là chế biến gỗ tại các làng nghề.

6.3.5. Về đào tạo nguồn nhân lực

- Xây dựng các chương trình đào tạo và tổ chức đào tạo kỹ năng thương mại phù hợp với trình độ của các quy mô doanh nghiệp

chế biến, kinh doanh sản phẩm gỗ và lâm sản tham gia thị trường nội địa. Phấn đấu đến năm 2030 có đủ nhân lực trình độ cao tham gia vào hoạt động của 1.000 - 1500 doanh nghiệp phân phối sản phẩm chuyên nghiệp, có trình độ cao.

- Hỗ trợ Hiệp hội trong việc tổ chức đào tạo các nhà phân phối nội địa, nhất là đào tạo các nhà phân phối nhỏ lẻ.

- Triển khai mạnh mẽ việc phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật đến các doanh nghiệp, nhất là các quy định của pháp luật về sử dụng, kinh doanh gỗ hợp pháp, các quy định về chất lượng sản phẩm hàng hóa, quy định về quản lý thị trường, về lưu thông sản phẩm,.. trên thị trường nội địa.

6.3.6. Hợp tác quốc tế

- Tạo điều kiện để các doanh nghiệp phân phối sản phẩm gỗ và lâm sản trong nước trao đổi, học tập kinh nghiệm, nâng cao kỹ năng thương mại, kỹ năng phân phối sản phẩm và các kỹ năng khác trong thương mại truyền thống, cũng như thương mại điện tử. - Học tập kinh nghiệm phát triển thị trường nội địa của các nước trong khu vực như Thái Lan, Đài Loan…

- Hợp tác với các tổ chức quốc tế trong việc xây dựng và quảng bá thương hiệu, xây dựng các hàng rào kỹ thuật trong thương mại…

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển thị trường nội địa các sản phẩm gỗ và lâm sản Việt Nam (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)