Xây dựng thương hiệu sản phẩm, thương hiệu doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển thị trường nội địa các sản phẩm gỗ và lâm sản Việt Nam (Trang 37 - 38)

VI. Một số giải pháp phát triển thị trường nội địa các sản phẩm gỗ và lâm sản

6.2.4. Xây dựng thương hiệu sản phẩm, thương hiệu doanh nghiệp

nghiệp

Xây dựng thương hiệu cho nông sản nói chung và cho lâm sản nói riêng đang là một định hướng ưu tiên của Bộ Nông nghiệp và PTNT. Thực tế cho thấy, sản phẩm hàng hóa luôn có sức cạnh tranh cao trên thị trường khi có thương hiệu. Thương hiệu càng nổi tiếng, càng dễ tiêu thụ. Các kết quả điều tra cho thấy, lâm sản, cũng như đồ gỗ của các doanh nghiệp nội địa thời gian qua thường yếu thế, kém cạnh tranh hơn so với hàng ngoại nhập không chỉ vì chất lượng mà phần lớn là vì thương hiệu, xuất xứ sản phẩm (có đôi phần là từ mẫu mã thiết kế). Người tiêu dùng trong nước vẫn chuộng hàng ngoại với những tên tuổi nổi tiếng hơn so với hàng nội địa. Ngay cả với đồ gỗ truyền thống thì sản phẩm mang xuất xứ từ những làng nghề nổi tiếng như Đồng Kỵ, La Xuyên, … cũng có sức hút cao hơn, giá bán cao hơn và dễ tiêu thụ hơn sản phẩm cùng loại của các làng nghề khác. Do vậy xây dựng thương hiệu cho sản phẩm, cho doanh nghiệp cần là một nội dung trong phát triển thị trường đồ gỗ và lâm sản nội địa. Việc xây dựng thương hiệu cho sản phẩm gỗ và lâm sản cần hướng đến các nội dung sau:

- Nhà nước hỗ trợ các hoạt động xây dựng thương hiệu sản phẩm, xây dựng thương hiệu doanh nghiệp cho những sản phẩm chủ lực, các doanh nghiệp có thị phần lớn và quan trọng, nhất là các sản phẩm, doanh nghiệp chế biến gỗ rừng trồng trong nước trên thị trường nội địa nhằm tăng sức cạnh tranh cho các sản phẩm này, góp phần hoàn thiện hệ thống thị trường nội địa theo hướng “Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam”.

- Hoạt động xây dựng thương hiệu cần phải được coi như một hoạt động quan trọng trong phát triển thị trường nội địa gỗ và lâm sản. Hoạt động này góp phần cải thiện hoạt động mua sắm công

đối với sản phẩm gỗ và lâm sản sản xuất trong nước, sản phẩm chế biến gỗ rừng trồng,… Đồng thời, phải được coi là một biện pháp quan trọng trong quảng bá sản phẩm trên thị trường nội địa.

- Trước mắt nên chọn một số sản phẩm có ưu thế và 1 - 2 doanh nghiệp có thị phần lớn trên thị trường nội địa để tập trung nguồn lực xây dựng chỉ dẫn địa lý hoặc thương hiệu, đồng thời, rút kinh nghiệm xây dựng cho những sản phẩm và doanh nghiệp khác.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển thị trường nội địa các sản phẩm gỗ và lâm sản Việt Nam (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)