Phát triển các trung tâm triển lãm và giới thiệu sản phẩm

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển thị trường nội địa các sản phẩm gỗ và lâm sản Việt Nam (Trang 34 - 36)

VI. Một số giải pháp phát triển thị trường nội địa các sản phẩm gỗ và lâm sản

6.2.2. Phát triển các trung tâm triển lãm và giới thiệu sản phẩm

các Hiệp định FTA mà Việt Nam đã ký kết, tham gia.

Nội dung này hướng đến việc khắc phục khó khăn, hạn chế được đề ra ở phần trên. Đó là việc: (i) Các sản phẩm gỗ và lâm sản vẫn chỉ được sản xuất, chế biến hướng vào thị trường xuất khẩu là chủ yếu, chưa có nhiều doanh nghiệp chú ý đến thị trường nội địa nên thị trường này chưa phát triển tương xứng với tiềm năng cả về mạng lưới tiêu thụ, kênh phân phối sản phẩm... lẫn số lượng và chất lượng các thành tố tham gia vào thị trường; (ii) Hệ thống phân phối sản phẩm, các kênh phân phối sản phẩm, ... hầu hết là tự phát nên vừa nhỏ, lẻ, vừa không hiệu quả và khó kiểm soát, quản lý để hình thành một thị trường ổn định và có tính định hướng”. Đồng thời, giải pháp này cũng phần nào đáp ứng được yêu cầu của Chính phủ Việt Nam hiện nay là cải thiện, mở rộng chính sách mua sắm công đối với sản phẩm gỗ nhằm phát huy thế mạnh về chế biến gỗ rừng trồng phục vụ tiêu dùng nội địa.

6.2.2. Phát triển các trung tâm triển lãm và giới thiệu sản phẩm phẩm

Cho đến nay, nhìn chung các hội chợ, triển lãm đồ gỗ và lâm sản trên thị trường nội địa hiện nay đều mang tính tự phát, địa phương, mạnh ai nấy làm, có kinh phí thì làm, thiếu tiền thì bỏ không làm nữa, năm nay chưa làm thì sang năm tới sẽ làm... chưa có tính hệ thống và quan trọng hơn là chưa có tác dụng định hướng thị trường, chưa tạo ra thị hiếu lành mạnh cho người tiêu

dùng. Cho đến nay, cũng chỉ mới có hội chợ VIPA HOME của Hội thủ công mỹ nghệ thành phố Hồ Chí Minh (HAWA) là quan tâm đến thị trường đồ gỗ nội địa được làm thường xuyên, nhưng cũng chỉ mới thực hiện được khoảng 3 năm gần đây. Chính vì vậy, nhằm khắc phục hạn chế thứ tư và thứ năm đã được chỉ ra trong mục 5.1 và 5.2 rất cần phải phát triển các trung tâm triển lãm và giới thiệu sản phẩm gỗ và lâm sản trên phạm vi cả nước. Trước mắt, trọng tâm của vấn đề này là:

- Xây dựng đồng bộ một hệ thống để “tiến tới xây dựng đồng bộ các trung tâm triển lãm và giới thiệu sản phẩm trong cả nước và xuyên suốt thời gian trong năm nhằm quảng bá, đưa thông tin sản phẩm đến đông đảo người tiêu dùng”. Có một hệ thống triển lãm và giới thiệu sản phẩm lâm sản đồng bộ và xuyên suất thời gian trong năm là ý tưởng mới quan trọng và cần thiết để đưa thông tin sản phẩm đến người tiêu dùng, góp phần định hướng thị trường và xây dựng thị hiếu cho người tiêu dùng. Việc xây dựng một, hai, thậm chí là ba, bốn trung tâm triển lãm, giới thiệu sản phẩm có thể không có ý nghĩa gì, song xây dựng được cả một hệ thống trải dài trong không gian cả nước và kéo dài (xen kẽ nhau) trong thời gian suốt cả năm lại là một vấn đề rất có ý nghĩa đối với cả người tiêu dùng và doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ lâm sản.

- Và quan trọng hơn là: Khi đã hình thành, đi vào hoạt động ổn định các trung tâm này sẽ dần chuyển thành các chuỗi siêu thị đồ gỗ đồng bộ trên cả nước tạo ra một kênh tiêu thụ sản phẩm gỗ hiện đại, đồng bộ và hiệu quả, kết nối các doanh nghiệp trong tất cả các khâu của chuỗi giá trị đồ gỗ và lâm sản với thị trường”. Đây chính là những chuỗi cung ứng sản phẩm, kênh thị trường

hiện đại, đồng bộ khiến cho thị trường nội địa lâm sản phát triển bền vững trong tương lai.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển thị trường nội địa các sản phẩm gỗ và lâm sản Việt Nam (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)