Đánh giá chung về thị trường nội địa các sản phẩm gỗ và lâm sản

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển thị trường nội địa các sản phẩm gỗ và lâm sản Việt Nam (Trang 29 - 31)

và lâm sản

5.1. Một số tồn tại, hạn chế

- Các sản phẩm gỗ và lâm sản vẫn chỉ được sản xuất, chế biến hướng vào thị trường xuất khẩu là chủ yếu, chưa có nhiều doanh nghiệp chú ý đến thị trường nội địa nên thị trường này chưa phát triển tương xứng với tiềm năng cả về chuỗi cung ứng, mạng lưới tiêu thụ, kênh phân phối sản phẩm... lẫn số lượng và chất lượng các thành tố tham gia vào thị trường.

- Hệ thống phân phối sản phẩm, các kênh phân phối sản phẩm... hầu hết là tự phát nên vừa nhỏ, lẻ, vừa không hiệu quả và khó kiểm soát, quản lý để hình thành một thị trường ổn định và có tính định hướng.

- Có quá nhiều doanh nghiệp, cơ sở tham gia vào thị trường, nhưng số lượng doanh nghiệp cơ sở chuyên nghiệp và có quy mô lớn lại không nhiều. Thị trường mang nặng về tự sản, tự tiêu, nhất là đối với các loại lâm sản ngoài gỗ. Tính chuyên nghiệp của các doanh nghiệp tham gia vào thị trường không cao.

- Thông tin về thị trường nội địa các sản phẩm gỗ và lâm sản vừa thiếu, vừa yếu, nhất là các thông tin về sản phẩm, thị hiếu của người tiêu dùng và các thông tin dự báo thị trường khiến cho năng lực của doanh nghiệp sản xuất, chế biến khó thỏa mãn nhu cầu thị trường. Cơ cấu và thiết kế sản phẩm chưa thật sự hợp lý và linh hoạt theo biến đổi của thị hiếu người tiêu dùng.

- Các kênh và hình thức tiêu thụ sản phẩm vẫn chủ yếu là truyền thống. Thiếu vắng các kênh, hình thức tiêu thụ sản phẩm hiện đại, phù hợp với nhu cầu tiêu dùng của xã hội.

- Các phân khúc thị trường chưa được hình thành một cách rõ ràng và ổn định.

- Thị hiếu của thị trường chưa rõ ràng, chưa được định hướng. Người tiêu dùng vẫn sử dụng sản phẩm theo tâm lý đám đông.

- Chuỗi cung ứng sản phẩm chưa phát triển. Hệ thống bán lẻ quá manh mún và thiếu cả cơ sở hạ tầng cũng như công nghệ thương mại.

- Hệ thống xúc tiến thương mại ở mọi cấp độ đều vừa thiếu vừa yếu, lại vừa không được chú ý đầu tư, cải thiện.

- Thiếu các cơ chế chính sách chung, cũng như đặc thù, nhất là các chính sách phát triển rừng trồng gỗ lớn để phát triển thị trường nội địa tương xứng tiềm năng của ngành.

5.2. Một số nguyên nhân chủ yếu

- Các doanh nghiệp sản xuất, chế biến có quy mô nhỏ, thiếu vốn và hoạt động tự phát nên chưa có chiến lược phát triển, nhất là chiến lược phát triển thị trường nội địa.

- Thị trường nội địa vừa có khối lượng sản phẩm theo mỗi đơn hàng nhỏ, lại vừa không được ưu đãi về thuế, cũng như các chính sách hỗ trợ khác (xúc tiến thương mại, đầu tư cơ sở hạ tầng...) so với xuất khẩu.

- Việc nghiên cứu, thiết kế mẫu mã sản phẩm đồ gỗ chưa đủ năng lực thiết kế sản phẩm phù hợp với thị hiếu thị trường hiện tại và định hướng phát triển thị trường trong tương lai.

- Số lượng các doanh nghiệp chuyên về phân phối tiêu thụ sản phẩm gỗ và lâm sản trên thị trường chưa nhiều và hầu hết lại có quy mô nhỏ, nguồn lực, nhất là nguồn nhân lực trong quản trị doanh nghiệp và phát triển thị trường còn hạn chế nên tính chuyên nghiệp chưa cao.

- Chưa có các nghiên cứu cơ bản và thường xuyên về thị trường nội địa các sản phẩm gỗ và lâm sản.

- Chưa hình thành được các trung tâm thông tin thị trường nhằm kết nối doanh nghiệp sản xuất, chế biến với doanh nghiệp phân phối sản phẩn và người tiêu dùng.

- Các doanh nghiệp chế biến, kinh doanh sản phẩm gỗ và lâm sản, cũng như các cơ quan có trách nhiệm của nhà nước chưa hoặch định được các chiến lược trung, dài hạn trong việc phát triển thị trường nội địa cả về điều kiện xúc tiến thương mại, xây dựng cơ sở hạ tầng lẫn đào tạo, chuyển giao công nghệ thương

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển thị trường nội địa các sản phẩm gỗ và lâm sản Việt Nam (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)